153-2025

7 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Năm 10-7-2025 phapluat@phapluattp.vn TRẦN VŨ Mới đây, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Sang, Viện trưởng VKSND khu vực 5 Cà Mau, cho biết vụ án hiệu trưởng tham ô 10,7 triệu đồng đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau điều tra lại. “Đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được kết luận điều tra lại từ công an” - ông Sang nói. Lãnh án từ việc trổ tài thợ hàn Trước đó, ngày 6-5, TAND tỉnh Cà Mau mở phiên tòa phúc thẩm tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ ông Trần Văn Tâm (hiệu trưởng Trường THCS Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển cũ) bị cáo buộc tham ô 10,7 triệu đồng. Theo hồ sơ vụ án, trong năm học 2022-2023, Trường THCS Tam Giang Tây có nhu cầu mua sắm, sửa chữa một số trang thiết bị để phục vụ công tác dạy và học. Thiết bị cần mua là kệ đựng hồ sơ, kệ để tivi. Ông Tâm khi này là hiệu trưởng của trường cũng là người có tay nghề hàn nên thay vì mua, ông đã nhận việc tự tay chế tác kệ đựng hồ sơ, kệ để tivi... Cụ thể, cuối năm 2022, đầu năm 2023, ông Tâm đã tự tay làm ra một kệ đựng hồ sơ, hai kệ để tivi và bốn bộ bàn ghế học sinh. Tất cả sản phẩm này sau khi hoàn thành đều được nhà trường đưa vào sử dụng, phục vụ trực tiếp cho hoạt động chung. Vấn đề nảy sinh khi đến khâu thanh quyết toán. Vì các sản phẩm do chính hiệu trưởng làm ra, không có hợp đồng mua bán, không có hóa đơn đầu vào nên không thể làm thủ tục chi trả theo quy định của Nhà nước. Để hợp thức hóa chi phí cho công sức và vật tư mình đã bỏ ra, ông Tâm liên hệ với các doanh nghiệp bên ngoài để mua hóa đơn, ghi khống nội dung mua bán. Cụ thể, ông Tâm đã lấy hóa đơn từ doanh nghiệp HK với giá trị 11 triệu đồng, từ doanh nghiệp MĐ 3,45 triệu đồng và từ doanh nghiệp MD 3,45 triệu đồng. Tổng số tiền trên các hóa đơn này được dùng để thanh toán cho các sản phẩm do ông Tâm làm cho nhà trường. Cấp sơ thẩm xác định số tiền thực tế ông Tâm chi trả cho việc mua vật tư và công sức lao động thấp hơn nhiều so với số tiền ghi trên hóa đơn mà ông đã được thanh toán. Phần chênh lệch được cho là tiền ông Tâm chiếm đoạt, bị tính toán là 10.708.000 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 17-2, TAND huyện Ngọc Hiển đã tuyên phạt bị cáo Trần Văn Tâm 7 năm Hủy án vụ hiệu trưởng bị cáo buộc tham ô 10,7 triệu đồng Ngôi trường nơi ông Tâm làm hiệu trưởng. Ảnh: CTV tù về tội tham ô tài sản. Đồng thời, cấm đảm nhiệm chức vụ trong hai năm sau khi mãn hạn tù và buộc tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền 10.708.000 đồng. Sau khi tuyên án sơ thẩm, ông Tâm làm đơn kháng cáo. Hủy án vì bỏ qua việc định giá tài sản HĐXX cấp phúc thẩm nhận định quá trình điều tra và xét xử ở cấp sơ thẩm có những thiếu sót nghiêm trọng, vi phạm thủ tục tố tụng; không xem xét một cách thấu đáo bản chất của vụ việc. Bị cáo Tâm thừa nhận việc sử dụng hóa đơn khống là sai quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo khẳng định mình không có ý định tham ô. Bị cáo là giáo viên, có tay nghề hàn nên đã tận dụng vật liệu vụn, bỏ công sức ra làm để kiếm được chút tiền công. Các sản phẩm như kệ đựng hồ sơ, bàn ghế, bảng thông báo là có thật, hiện hữu và đang được sử dụng tại trường. Lời khai này cũng phù hợp với các chứng cứ khác có trong hồ sơ. HĐXX phúc thẩm cho rằng: “Để giải quyết vụ án một cách toàn diện, khách quan và đúng pháp luật, cần phải làm rõ giá trị thực tế của các sản phẩm mà bị cáo Tâm đã tạo ra. Các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã bỏ qua việc định giá tài sản này. Đây là một thiếu sót mấu chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định bản chất hành vi và mức độ thiệt hại (nếu có)”. HĐXX lập luận rằng dù ông Tâm có sai phạm về thủ tục tài chính khi mua hóa đơn nhưng không thể phủ nhận giá trị sức lao động và giá trị của các sản phẩm mà ông đã làm ra. Những sản phẩm này đã nhập vào tài sản của nhà trường và được sử dụng. Do đó, muốn xác định số tiền ông Tâm chiếm đoạt (nếu có), bắt buộc phải lấy tổng số tiền đã được thanh toán trừ đi giá trị thực tế của các sản phẩm đã được tạo ra. Phần chênh lệch còn lại (nếu có) mới có thể được xem là tài sản bị chiếm đoạt. Từ những nhận định trên, cấp phúc thẩm đã quyết định hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm số 05/2025/ HS-ST ngày 17-2-2025 của TAND huyện Ngọc Hiển để tiến hành điều tra lại theo đúng quy định.• Tòa phúc thẩm lập luận rằng dù ông Tâm có sai phạm về thủ tục tài chính khi mua hóa đơn nhưng không thể phủ nhận giá trị sức lao động và giá trị của các sản phẩm mà ông đã làm ra. Liên quan đến vụ đánh bạc triệu đô ở King Club (tầng 1 khách sạn Pullman), VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 141 bị can, trong đó có 5 người bị truy tố tội tổ chức đánh bạc, 136 người bị truy tố tội đánh bạc. Trong danh sách 136 bị can đánh bạc, có 20 người đánh bạc với tổng số tiền từ 1 triệu USD trở lên. Người đánh bạc nhiều nhất là bị can Bùi Văn Huynh (lao động tự do) đánh bạc 34 lần bằng hình thức chơi baccarat với tổng số tiền hơn 16 triệu USD. Lần chơi nhiều nhất hơn 1,7 triệu USD, lần chơi ít nhất 11.800 USD, thua hơn 936.000 USD. Theo cáo trạng, Công ty Việt Hải Đăng có chức năng kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, trong đó có King Club (tầng 1 khách sạn Pullman, Hà Nội). Năm 2019, Công ty Việt Hải Đăng ký hợp đồng quản lý vận hành King Club với Công ty TNHH HS Development Việt Nam do Kim In Sung làm giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Quá trình vận hành King Club, Kim In Sung đã thuê thêm 3 người Hàn Quốc làm quản lý và sau đó cùng 2 bị can người Việt Nam đồng ý cho người Việt Nam vào King Club chơi. Tổng số tiền cộng dồn mà các bị can trong vụ án sử dụng đánh bạc là hơn 106 triệu USD (tương đương hơn 2.576 tỉ đồng). Người cầm đầu Kim In Sung thu lợi bất chính hơn 9,2 triệu USD (tương đương hơn 222 tỉ đồng) từ số tiền các bị can đánh bạc. Trong số các bị can ở tội đánh bạc, có nhiều người từng là cán bộ tại các cơ quan nhà nước. Tại phòng Khoa giáo văn xã Văn phòng UBND tỉnh Phú Thọ, 2 bị can bị truy tố là Nguyễn Tiến Dũng (cựu trưởng phòng) và Nguyễn Xuân Huệ (cựu phó phòng). Bị can Dũng mở thẻ dưới tên nước ngoài là Mr Rocky. Trong vòng bốn tháng, Mr Rocky đánh bạc 87 lần với tổng số tiền 237.900 USD và đã thua hơn 2.200 USD. Bị can Huệ mở thẻ với tên Mr Joy, đánh bạc 61 lần với tổng số tiền 447.000 USD và đã thua 116.674 USD (2,8 tỉ đồng). Bị can Tạ Quốc Thịnh (cựu hiệu phó Trường ĐH Hùng Vương, Phú Thọ) mở thẻ tại King Club từ tháng 6-2020 với tên Mr John, sau đó đánh bạc 53 lần với tổng số tiền gần 137.600 USD. Người này đã thua 46.000 USD (khoảng 1,1 tỉ đồng). Bị can Đỗ Anh Tuấn (cựu chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Sở NN&PTNT Phú Thọ) mở thẻ từ tháng 4-2020, lấy tên là Mr Johnny. Ông Tuấn đánh bạc 84 lần trong bốn tháng. Cựu chi cục trưởng thường chơi slot, roulette, baccarat với tổng số tiền 877.000 USD. Ông Tuấn thua 183.047 USD (khoảng 4,4 tỉ đồng). Cựu công chức Bảo tàng tỉnh Phú Thọ Tô Thị Thu Hương mở thẻ với tên Mrs Rachel từ tháng 6-2020. Hương đánh bạc 69 lần bằng hình thức chơi roulette, baccarat với tổng số tiền gần 945.000 USD. Hương chơi lần nhiều nhất 60.000 USD, lần ít nhất 470 USD và tổng cộng đã thua 135.895 USD (khoảng 3,2 tỉ đồng). Bị can Đỗ Quang Hưng (cựu phó phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT tỉnh Phú Thọ) đánh bạc 16 lần với tổng số tiền 76.800 USD. Trong đó, lần nhiều nhất chơi hơn 14.900 USD, lần ít nhất chơi 370 USD và đã thua hơn 13.100 USD. Bị can Đoàn Quang Hiếu có nghề nghiệp viên chức, mở thẻ đánh bạc với tên Mr Ronaldo. Bị can đánh bạc 59 lần với tổng số tiền hơn 320.000 USD, lần chơi nhiều nhất hơn 32.000 USD. Ông Hiếu thắng 30.697 USD (tương đương hơn 739 triệu đồng). Ngoài ra, vụ án này còn có nhiều bị can là doanh nhân, luật sư, kỹ sư, ca sĩ, phó hiệu trưởng, bác sĩ, hướng dẫn viên du lịch… bị cáo buộc tham gia đánh bạc. Các bị can Lê Văn Thành, Phí Đức Giang, Nguyễn Thị Nguyên, Vũ Thanh Tùng hiện bỏ trốn. Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định truy nã. BÙI TRANG Cựu hiệu phó trường ĐH “nướng” hơn 137.000 USD vào sòng bạc ở Pullman HĐXX cho rằng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm bỏ qua việc định giá tài sản là một thiếu sót nghiêm trọng nên quyết định hủy án để điều tra lại.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==