153-2025

3 Thời sự - Thứ Năm 10-7-2025 thoisu@phapluattp.vn DƯƠNG KHANG Ba thập niên sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Nam (VN) và Mỹ đã từng bước tạo ra nhiều nền tảng vững chắc về lòng tin lẫn hợp tác, thúc đẩy các mục tiêu phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả, hướng tới tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới. Từ niềm tin chiến lược đến trụ cột kinh tế song phương Theo TS Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak - Singapore (ISEAS), một trong những yếu tố then chốt cho sự phát triển này là “sự hình thành và củng cố niềm tin chiến lược giữa hai nước”, đặc biệt từ năm 2013 khi hai bên thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, đạt đỉnh cao mới vào năm 2023 với đối tác chiến lược toàn diện. Niềm tin ấy, theo TS Giang, không đơn thuần là thiện chí chính trị mà còn dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và nhận thức sâu sắc về các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh khu vực và đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo TS Giang, VN và Mỹ có khả năng bổ trợ cho nhau trên nhiều phương diện. “VN là điểm đến đầu tư tiềm năng với lực lượng lao động trẻ và vị trí địa chiến lược thuận lợi, trong khi Mỹ là quốc gia có nền tảng khoa học công nghệ hàng đầu thế giới. Chính sự bổ trợ này giúp tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ kinh tế song phương” - TS Giang nhận định. Cũng nhìn lại quá trình này, GS David Dapice, chuyên gia kinh tế cao cấp thuộc ĐH Tufts (Mỹ), cho rằng động lực ban đầu đến từ các bước đi ngoại giao chủ động của VN, đặc biệt làm việc với các thượng nghị sĩ Mỹ để tái thiết lập quan hệ. Sau khi quan hệ thương mại được bình thường hóa, VN nhanh chóng gia nhập các nhóm thương mại quốc tế, đến năm 2007 chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). “Tất cả điều đó sẽ không thể có nếu không có nỗ lực ngoại giao từ phía VN, không chỉ với Mỹ, dù Mỹ rất quan trọng, mà còn với nhiều nước khác. Chiến lược “ngoại giao cây tre” hiện nay của VN - cố gắng giữ quan hệ tốt với tất cả các bên - tôi cho là rất đúng đắn” - ông Dapice nhận định với báo Pháp Luật TP.HCM. Hệ thống pháp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương Những cơ hội mở ra trong kỷ nguyên mới cho quan hệ Việt - Mỹ cao mới mại xuất khẩu. GS Dapice nhận định rằng “cách đối xử với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở VN là một yếu tố quan trọng”, nhìn chung hệ thống hiện nay đang “có tính cạnh tranh ở khía cạnh này”. Hợp tác trong lĩnh vực mới Trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện, VN và Mỹ đã cam kết đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, chuyển đổi số, AI và bán dẫn. TS Giang đánh giá đây là “bước đi chiến lược của cả hai bên”. Theo ông, Mỹ tìm cách củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu an toàn và đa dạng, còn VN có cơ hội “nâng cấp nền kinh tế, vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị”. VN hiện sở hữu nhiều lợi thế để thúc đẩy hợp tác kinh tế - đầu tư, như nguồn nhân lực trẻ, nền tảng STEM (khoa học công nghệ, kỹ thuật và toán học) ngày càng được cải thiện, cùng tiềm năng trong một số lĩnh vực công nghiệp quan trọng… TS Giang cũng lưu ý rằng việc duy trì quan hệ hợp tác bền vững đòi hỏi cả hai phía phải có những cơ chế phối hợp linh hoạt, ổn định và mang tầm nhìn dài hạn, nhất là trong bối cảnh môi trường quốc tế luôn tiềm ẩn thay đổi. GS Dapice thì đưa ra góc nhìn cụ thể hơn về từng lĩnh vực hợp tác. Trong lĩnh vực công nghệ cao, ông cho rằng VN nên lựa chọn các khâu phù hợp trong chu trình sản xuất như thiết kế chip, kiểm thử và lắp ráp công nghệ cao. Ông Dapice đề xuất cần có “các đạo luật hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm và thu hút chuyên gia Việt kiều hồi hương” để thúc đẩy ngành công nghệ cao. Song song đó, “doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hưởng lợi nếu có thể tiếp cận tốt hơn với thông tin và nguồn vốn để nâng cấp sản phẩm”. Trong lĩnh vực năng lượng xanh, Mỹ có thể hỗ trợ VN ở các mảng như “hiệu suất năng lượng, quản lý lưới điện hiện đại và sử dụng pin lưu trữ để ổn định hệ thống”. Mặc dù điện giá rẻ không phải yếu tố quyết định nhưng cung cấp điện ổn định và chất lượng cao sẽ thu hút FDI lớn. Nhìn về dài hạn, TS Giang cho rằng để quan hệ kinh tế Việt - Mỹ tiến xa hơn, “cả hai nước cần chuyển từ lượng sang chất”. “Trong giai đoạn tới, VN cần tập trung nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp, đặc biệt về công nghệ, quản trị, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế. Cả hai bên cần một tư duy hợp tác mới - coi nhau như đối tác cùng phát triển dài hạn thay vì đơn thuần là bạn hàng thương mại” - TS Giang nhận định. Trong khi đó, GS Dapice cho rằng suốt ba thập niên qua, kinh tế là chất keo bền vững trong quan hệ Việt - Mỹ. Trong kỷ nguyên mới, trụ cột này đang mở rộng theo chiều sâu với những lĩnh vực hợp tác giàu tiềm năng và chiến lược. Nhưng để vượt lên “bậc thang giá trị”, cả hai quốc gia đều cần sự chuyển mình thực chất, không chỉ về năng lực nội tại mà còn ở tư duy hợp tác. Niềm tin chiến lược và sự bổ trợ lẫn nhau, nếu được duy trì và mở rộng sẽ tiếp tục là nền tảng cho một chương mới trong quan hệ kinh tế Việt - Mỹ: Bền vững, cùng có lợi và thích ứng với một thế giới đang biến động.• Tiềm năng lớn về chuyển đổi số, công nghệ cao Tại một cuộc tọa đàm với các lãnh đạo doanh nghiệp do Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN tổ chức vào tháng 9-2024, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tiềm năng lớn của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ, nêu bật các lĩnh vực hợp tác trọng tâm như chuyển đổi số, công nghệ cao và phát triển năng lượng bền vững. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính phủ VN coi chuyển đổi số và phát triển công nghệ là động lực chủ đạo cho giai đoạn phát triển tiếp theo. VN không muốn rơi vào bẫy thu nhập trung bình, mà đặt mục tiêu vươn lên bằng một nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Họ đã nói Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội, Việt Nam mở lối Ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại VN, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, nhận định mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa khu vực tư nhân Mỹ và Chính phủ VN là một dấu hiệu tích cực. “Sự quan tâm mạnh mẽ của doanh nghiệp Mỹ với VN thể hiện rõ trong phái đoàn kinh doanh thường niên năm 2024 do chúng tôi tổ chức với 64 công ty và 125 đại biểu tham gia, con số kỷ lục” - ông Ted Osius cho biết. Đặc biệt, phái đoàn đã có các cuộc gặp với Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành chủ chốt. Thông điệp của lãnh đạo VN rất rõ ràng và nhất quán: VN sẵn sàng hợp tác sâu hơn với doanh nghiệp Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các rào cản trong chính sách và môi trường đầu tư. Vào tháng 6-2024, hai nước cũng đã tổ chức đối thoại kinh tế cấp cao đầu tiên trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện, thảo luận về các định hướng hợp tác mới trong lĩnh vực kinh tế và chính sách công. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa VN và Mỹ đã tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư, đồng thời làm sâu sắc thêm sự phối hợp trong các lĩnh vực như phát triển bán dẫn, kinh tế số, không gian mạng, năng lượng và khoáng sản thiết yếu. Quyết tâm, niềm tin và thiện chí Có nhiều yếu tố quan trọng góp phần tạo nên mối quan hệ VN và Mỹ ở tầm chiến lược toàn diện như hiện nay. Trước hết là quyết tâm chính trị từ cả hai phía. May mắn thay trong những năm qua, hai nước đều có những chính trị gia thực sự quan tâm và thúc đẩy tiến trình hòa giải. Về phía Mỹ có thể kể đến các thượng nghị sĩ John Kerry, John McCain, Patrick Leahy, những người đóng vai trò quan trọng trong việc hàn gắn quan hệ giữa hai dân tộc. Ở phía VN cũng có những nhà lãnh đạo thể hiện quyết tâm tương tự. Yếu tố thứ hai là niềm tin chính trị, sự tin tưởng lẫn nhau rằng hai quốc gia có thể vượt qua quá khứ, trở thành những đối tác tin cậy và bạn bè tốt. Những hiểu lầm trong quá khứ về vai trò, vị trí hay chính sách của nhau đã dần được hóa giải nhờ sự tin tưởng và đối thoại chân thành. Bên cạnh đó, thiện chí từ cả hai phía cũng đóng vai trò thiết yếu. Thiện chí này đã giúp thúc đẩy mối quan hệ song phương phát triển, không chỉ vì lợi ích của riêng hai nước, mà còn đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới. TS NGUYỄN THÀNH TRUNG Trong kỷ nguyên mới của Việt Nam, mối quan hệ Việt - Mỹ đứng trước nhiều cơ hội để phát huy nhiều tiềm năng hợp tác quan trọng, có giá trị cao. Suốt ba thập niên qua, kinh tế là chất keo bền vững trong quan hệ Việt - Mỹ. Trong kỷ nguyên mới, trụ cột này đang mở rộng theo chiều sâu với những lĩnh vực hợp tác giàu tiềm năng và chiến lược. Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN năm 2023. Ảnh: VGP

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==