153-2025

10 kinhtedothi@phapluattp.vn Kinh tế - Thứ Năm 10-7-2025 Hôm nay, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Tọa đàm “Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp (DN)”. Sự kiện quy tụ đông đảo đại diện cơ quan quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các DN để cùng mổ xẻ các lỗ hổng chính sách, tìm kiếm những giải pháp thực tiễn nhằm chặn đứng vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang bào mòn sức khỏe người tiêu dùng (NTD) và sự sống còn của DN chân chính. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng từ lâu đã là một vấn nạn nhức nhối, không chỉ bào mòn nền kinh tế, triệt tiêu động lực sáng tạo của DN chân chính mà còn là mối nguy trực tiếp đến sức khỏe, an toàn và niềm tin của hàng chục triệu NTD. Giờ đây, cuộc chiến ấy đang bước vào một giai đoạn cam go hơn bao giờ hết, khi “mặt trận” chính đã dịch chuyển lên không gian mạng với những thủ đoạn biến hóa khôn lường. Báo Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Tri Thắng (ảnh), Phó Chủ tịch Quỹ chống hàng giả Việt Nam, về chủ đề trên. Thách thức lớn nhất hiện nay: Không gian mạng . Phóng viên: Thưa ông, có thể thấy Chính phủ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt về chống hàng giả, hàng nhái trong thời gian qua. Vậy trên thực tế, cuộc chiến chống hàng giả đã ghi nhận những chuyển biến cụ thể nào? + Ông Nguyễn Tri Thắng: Đúng là khi có sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc đồng bộ, chúng ta đã thấy những hiệu ứng rất tích cực. Chuyển biến rõ nhất là ở cường độ và hiệu quả thực thi. Hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả với quy mô hàng trăm tỉ đồng đã bị triệt phá, từ những mặt hàng tiêu dùng thông thường như mỹ phẩm, thời trang đến các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn như dược phẩm, phụ tùng ô tô, thiết bị điện tử. Sự chuyển biến thứ hai và cũng là một bước tiến mang tính nền tảng là cuộc cách mạng trong quản lý dữ liệu. Gần 80% biên bản xử lý vi phạm của lực lượng quản lý thị trường (QLTT) hiện đã được số hóa. Trước đây, việc tra cứu lịch sử vi phạm của một DN là công việc tốn nhiều thời gian, phụ thuộc vào hồ sơ giấy tờ lưu trữ tại các địa phương. Giờ đây, với vài cú nhấp chuột, một thanh tra viên có thể truy cập vào một hồ sơ điện tử hợp nhất, liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu của hải quan và thuế. Điều này giúp việc nhận diện các đối tượng có rủi ro cao trở nên nhanh chóng và chính xác, bịt kín nhiều kẽ hở trong quản lý thủ công trước đây. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay không nằm ở thị trường truyền thống, mà tập trung vào không gian mạng, đặc biệt là các nền tảng xuyên biên giới. Đây là “mặt trận” cam go bởi tính ẩn danh cao, tốc độ lan truyền nhanh và tính chất phức tạp của dòng tiền cũng như luồng hàng hóa xuyên quốc gia, vượt ngoài khả năng kiểm soát đơn lẻ của một cơ quan chức năng. Chỉ trong vài giờ, một shop lậu có thể mở gian hàng ảo trên nhiều nền tảng. Dùng quảng cáo vi mô (micro-targeting) để tiếp cận khách hàng; vận chuyển qua kênh chuyển phát nhỏ lẻ, giá trị dưới ngưỡng kiểm tra hải quan. Việc định danh, truy vết và xử phạt cá nhân hoặc tổ chức ở ngoài lãnh thổ luôn đòi hỏi hợp tác quốc tế sâu rộng, điều mà chúng ta vẫn đang xây dựng. . Ông vừa nhắc đến những thách thức trên không gian mạng. Vậy phải chăng chính những kẽ hở trong cơ chế quản lý hiện hành, cụ thể là việc tự công bố sản phẩm và một hệ thống hậu kiểm còn yếu, đang là khó khăn, tạo ra một “vùng xám” pháp lý cho hàng giả ngang nhiên tồn tại? + Đúng vậy. Hệ thống quản trị rủi ro hiện dựa chủ yếu trên việc tự công bố rồi “hậu kiểm thông minh”. Nhưng thực tế, năng lực hậu kiểm của chúng ta, từ ngân sách, nhân lực đến trang thiết bị thử nghiệm chưa bao giờ tương xứng với tốc độ phát triển của thị trường. Khi năng lực hậu kiểm không theo kịp, vòng đời của một sản phẩm giả có thể kéo dài hàng tháng trời, đủ để nó len lỏi vào mọi ngóc ngách thị trường trước khi bị phát hiện. Có ba kẽ hở lớn. Một ở khâu đăng ký tiêu chuẩn chất lượng, một là DN chỉ cần điền thông tin, tự khai sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn X, Y, Z, sau đó quét thành file PDF và nộp lên hệ thống. Gần như không có khâu xác thực độc lập, bắt buộc tại thời điểm đăng ký. Việc tra cứu chéo, xác minh tính xác thực của các tài liệu này là cực kỳ khó khăn và tốn thời gian. Hai là kẽ hở tinh vi hơn là câu chuyện về mã số, mã vạch. Nhiều đối tượng thành lập một công ty hợp pháp ở nước ngoài, đăng ký mua một khối lượng mã GS1 quốc tế, sau đó nhập hàng hóa kém chất lượng sản xuất ở một nơi khác về Việt Nam và ngang nhiên “mượn” mã vạch “xịn” GS1 chính hãng dán lên sản phẩm. Khi NTD quét mã, thông tin hiện ra vẫn là một công ty có thật nhưng sản phẩm bên trong thì hoàn toàn khác. Ba là kẽ hở hậu kiểm, con số đáng báo động nhất chính là tần suất kiểm nghiệm thực tế chỉ đạt dưới 3% tổng số sản phẩm lưu hành trên thị trường. Điều này có nghĩa là cứ 100 sản phẩm bày bán trên kệ, có đến 97 sản phẩm có thể chưa bao giờ được đưa đi kiểm nghiệm chất lượng chính thức sau khi ra thị trường. Đó là một trò chơi may rủi mà phần thắng có khi lại nghiêng về phía những đối tượng gian lận. Do đó, tăng cường tiền kiểm có chọn lọc kết hợp truy xuất điện tử đầu cuối là hai đòn bẩy trọng yếu cần thiết. Lời giải từ bốn trụ cột công nghệ . Hàng giả trên không gian mạng rõ ràng là một bài toán phức tạp. Một số ý kiến cho rằng cái gốc của vấn đề là do chúng ta thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý các nền tảng xuyên biên giới. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? + Việc thiếu chế tài mạnh chỉ là một nửa của vấn đề. Thách thức cốt lõi còn nằm ở khả năng thực thi, ngay cả khi chúng ta có một khung pháp lý hoàn hảo trong tay. Chúng ta đối mặt với ba thách thức chính. Thứ nhất, vấn đề định danh pháp nhân. Các nền tảng lớn thường xây dựng một cơ cấu pháp lý rất tinh vi. Pháp nhân mà họ đăng ký tại Việt Nam phần lớn chỉ đóng vai trò là “đơn vị tiếp thị” hoặc “đại diện đối tác”, không chịu trách nhiệm trực tiếp về hàng hóa được giao dịch trên nền tảng. Thứ hai, chứng cứ số cực kỳ dễ bay hơi. Một nội dung vi phạm có thể bị xóa đi trong vài giờ, trong khi thủ tục pháp lý để yêu cầu lưu trữ và cung cấp bằng chứng có thể kéo dài hàng tuần. Thứ ba, bài toán xử lý dòng tiền. Các đối tượng ngày càng tinh vi, họ thanh toán qua các ví điện tử quốc tế, các tài khoản ngân hàng offshore (đặt tại các “thiên đường thuế”) hoặc thậm chí Trước ma trận hàng giả ngày càng tinh vi trên không gian mạng, cuộc chiến bảo vệ người tiêu dùng và các thương hiệu chân chính đòi hỏi những giải pháp toàn diện, đột phá. Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) kiểm tra các cơ sở kinh doanh bên trong khu chợ Saigon Square. Ảnh: HỒNG THẮM Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phát hiện kho hàng nhập lậu, vận hành qua phần mềm nước ngoài, ngày 8-7. Ảnh: DMS Trong bối cảnh hàng giả ngày càng tinh vi, DN không thể chỉ dừng lại ở phản ứng thụ động. Thay vào đó, cần chủ động xây dựng hàng rào pháp lý và kỹ thuật để bảo vệ thương hiệu và NTD. Về kỹ thuật, DN phải đầu tư vào các giải pháp chống giả đa lớp, không thể sao chép, như tôi đã đề cập: Tem QR Code động, công nghệ blockchain để ghi lại toàn bộ nhật ký sản phẩm hoặc tem chip để NTD dễ dàng xác minh. Đồng thời, phát triển ứng dụng truy xuất nguồn gốc giúp khách hàng kiểm tra thông tin sản phẩm chỉ bằng điện thoại thông minh. Một giải pháp đặc biệt hiệu quả mà nhiều DN còn bỏ ngỏ là thiết lập cơ chế thưởng, khuyến khích NTD tố giác hàng giả: Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để biến NTD thành đối tác phòng ngừa rủi ro... Sau tất cả giải pháp về công nghệ, về phối hợp liên ngành, về vai trò của DN, yếu tố mang tính quyết định, có tính nền tảng và lâu dài nhất chính là nâng cao niềm tin thể chế. Đây là gốc rễ của mọi giải pháp, là thứ không máy móc hay công nghệ nào thay thế được. Khi các yếu tố này được bảo đảm một cách nhất quán và đồng bộ, chúng ta sẽ thiết lập được một môi trường kinh doanh thực sự lành mạnh. Luật sư NGUYỄN TRI THẮNG, Phó Chủ tịch Quỹ chống hàng giả Việt Nam THU HÀ - QUANG HUY Hàng rào pháp lý: Bảo vệ thương hiệu, người tiêu dùng Dẹp hàng giả phải cần công nghệ, Tiêu điểm Để dẹp nạn hàng giả cần sự kết hợp giữa công nghệ, củng cố niềm tin thể chế và cơ chế phối hợp liên ngành như một kiềng ba chân vững chắc để làm trong sạch môi trường kinh doanh.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==