154-2025

11 Kinh tế - Thứ Sáu 11-7-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Nhiều chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Chính phủ vừa ban hành Nghị định 199/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định 26/2023 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Theo đó, Nghị định 199 sửa đổi điều kiện về sản lượng tối thiểu để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo chương trình ưu đãi thuế. Quy định này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, đặc biệt là các dòng xe thân thiện với môi trường. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu có sản xuất, lắp ráp thêm ô tô chạy điện, ô tô sử dụng pin nhiên liệu, ô tô hybrid, ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, ô tô sử dụng khí thiên nhiên thì được cộng số lượng ô tô chạy điện, ô tô sử dụng pin nhiên liệu, ô tô hybrid, ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, ô tô sử dụng khí thiên nhiên vào sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu của từng nhóm xe, mẫu xe trong kỳ xét ưu đãi. Ngoài ra, doanh nghiệp nắm giữ trên 35% vốn điều lệ của các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô đã được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là doanh nghiệp sở hữu) thì các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô được cộng gộp sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp của các công ty đó để tính sản lượng tối thiểu khi xét điều kiện hưởng ưu đãi của chương trình ưu đãi thuế. Cơ quan hải quan nơi công ty sản xuất, lắp ráp ô tô đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế thực hiện hoàn thuế tương ứng với sản lượng ô tô do công ty đó sản xuất, lắp ráp đã xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi. Trường hợp doanh nghiệp sở hữu, công ty sản xuất, lắp ráp ô tô kê khai không đúng thực tế thì bị truy thu thuế và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế… Nghị định có hiệu lực từ ngày 8-7-2025. MINH TRÚC Chênh lệch giá vàng thế giới - trong nước ở ngưỡng cao Cập nhật vào đầu giờ sáng 10-7, trên thị trường New York, giá vàng thế giới tăng. Giá vàng thế giới giao ngay tăng 0,3% lên 3.310,26 USD/ounce. Giá vàng thế giới giao hợp đồng tương lai tăng 0,1% lên 3.321 USD/ounce. Theo phân tích của các chuyên gia, giá vàng thế giới chịu ảnh hưởng bởi diễn biến liên quan đến đàm phán thuế quan giữa Mỹ và các nước đối tác. Trong khi đó, đồng USD duy trì ở ngưỡng cao nhất trong hai tuần, chính vì vậy vàng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác. Biên bản cuộc họp bàn chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17 và 18-6 cho thấy chỉ có một vài quan chức thuộc Fed ủng hộ việc hạ lãi suất ngay từ tháng này. Trong khi đó, phần lớn các nhà hoạch định chính sách thể hiện nỗi lo về áp lực lạm phát trong thời gian tới. Trong cuộc họp của Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC) vào tháng trước, các quan chức Mỹ đã thống nhất giữ lãi suất cơ bản đồng USD ở ngưỡng 4,25% đến 4,5%. Giá vàng thế giới thường tăng mạnh trong bối cảnh bất ổn kinh tế, tuy nhiên giá vàng thế giới lại đương đầu với nhiều áp lực khi mà lãi suất cơ bản đồng USD ở ngưỡng cao bởi bản thân vàng là tài sản không mang lại lợi suất. Cập nhật vào đầu giờ sáng 10-7 tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 118,60-120,60 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tính theo mức giá đóng cửa gần nhất của giá vàng thế giới, quy đổi ra giá vàng trong nước theo tỉ giá bán USD của Ngân hàng Vietcombank tương đương 106,07 triệu đồng/lượng… NGỌC DIỆP MINH TRÚC Ngày 10-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá ba năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW và một năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024. Chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách pháp luật liên quan đến đất đai có tác động lớn, sau ba năm thực hiện Nghị quyết 18 và một năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, chính sách pháp luật về đất đai được triển khai đồng bộ, thu được kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, chính sách pháp luật về đất đai vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương hai cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Thủ tướng chỉ rõ chính sách thu hồi đất vẫn phân biệt giữa dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công và dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư tư. Thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất còn kéo dài. Một số chính sách đổi mới về tài chính đất đai theo tinh thần Nghị quyết 18 chưa được thể chế hóa đầy đủ; chưa quy định rõ vai trò của Nhà nước trong việc quyết định và kiểm soát giá đất; tình trạng lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, thổi giá, thao túng giá làm nhiễu loạn thị trường vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi… Về nguyên nhân của hạn chế, Thủ tướng cho rằng nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò của Nhà nước chưa đầy đủ, còn thiếu thống nhất. Các quy định pháp luật liên quan đến đất đai còn thiếu đồng bộ, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung; việc đầu tư, nghiên cứu quy hoạch, phân bổ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc có lúc, có nơi chưa được quan tâm thỏa đáng… Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đảng ủy Chính phủ chủ trì đánh giá ba năm thực hiện Nghị quyết 18, một năm thực hiện Luật Đất đai năm 2024, trên cơ sở đó đề xuất điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết 18 làm cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2024. Thủ tướng khẳng định đây là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách, đòi hỏi phải thực Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ một số hạn chế, bất cập của chính sách pháp luật về đất đai. Ảnh: VGP Sửa Luật Đất đai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách! Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá chính sách pháp luật về đất đai vẫn còn một số hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương hai cấp... hiện trong thời gian ngắn nhưng phải đảm bảo yêu cầu để tháo gỡ các vướng mắc và có cơ chế để phát huy nguồn lực từ đất đai, sớm trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến. Thủ tướng Chính phủ đề nghị các đại biểu thảo luận, thống nhất, hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị để trình Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18. Trong đó có đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp làm cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu thẳng thắn đánh giá tình hình, kết quả triển khai Nghị quyết 18 và Luật Đất đai năm 2024. Đặc biệt phản ánh khách quan những vấn đề phát sinh từ thực tiễn cuộc sống. Nhất là các vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư; điều chỉnh, bổ sung giải pháp về xác định giá đất; các vấn đề về đất đai có yếu tố nước ngoài…• Nghị quyết 18-NQ/TW về“Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”được Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành ngày 16-6-2022. Trên cơ sở thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW, Luật Đất đai năm 2024 (Luật số 31/2024/QH15) được Quốc hội khóa XV ban hành ngày 18-1-2024, thay thế cho Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2024. Nghị định 199 sửa đổi điều kiện về sản lượng tối thiểu để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: MINH TRÚC

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==