154-2025

12 PGS-TS LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM: Bỏ qua vai trò của hội đồng trường sẽ triệt tiêu năng lực tự chủ nội bộ Hội đồng trường là cơ quan quyết định các chủ trương, chính sách trong hoạt động của nhà trường. Nếu bỏ qua vai trò quản trị quan trọng này có lẽ sẽ triệt tiêu năng lực tự chủ nội bộ, đồng thời đi ngược với xu hướng phát triển hệ thống ĐH tiên tiến trên thế giới mà Việt Nam đang hướng tới. Việc duy trì hội đồng trường tại mỗi trường thành viên giúp các trường chủ động, linh hoạt, nhanh chóng trong việc đưa ra các quyết định, chiến lược quan trọng, mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào hội đồng ĐH Quốc gia. Đồng thời, cũng không đặt trách nhiệm, áp lực lớn lên các thành viên của hội đồng ĐH Quốc gia khi đưa ra quyết định cho các trường thành viên, mà mỗi trường có đặc thù riêng. Theo quy định hiện nay, hội đồng trường ngoài sự tham gia của các thành phần cốt cán như bí thư, hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn thì còn có đại diện giảng viên, sinh viên và đặc biệt là cựu sinh viên, doanh nghiệp. Việc giữ nguyên mô hình hội đồng trường đảm bảo được ý kiến, tiếng nói của đa dạng các thành phần, phản ánh được những vấn đề thực tiễn trong quá trình tổ chức và hoạt động, tăng cường tính gắn kết và quản trị. Nếu chúng ta chưa có sự tổng kết đánh giá nào về vận hành của mô hình này mà đã thay đổi sẽ dẫn đến những bất ổn khi triển khai vào thực tế. PGS-TS ĐINH ĐỨC ANH VŨ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM: Nên tập trung phân định rõ mối quan hệ, vai trò và trách nhiệm Hội đồng trường của từng trường thành viên nên được thiết kế sao cho gắn liền với đặc điểm và định hướng chiến lược riêng của từng trường, từ đó có thể hỗ trợ tốt hơn trong công tác quản trị và vận hành. Hội đồng của ĐH Quốc gia hoạt động ở tầm vĩ mô, khó có thể bao quát hết tất cả đặc thù chuyên biệt của từng trường thành viên. Hơn nữa, cơ chế hoạt động của hội đồng ĐH Quốc gia cũng theo kỳ họp định kỳ và có giới hạn nhất định nên không thể giải quyết được hết các yêu cầu chiến lược riêng biệt của từng trường. “Thay vì đặt câu hỏi rằng “nên giữ hay bỏ hội đồng trường” đối với các trường ĐH thành viên trong ĐH Quốc gia hay các ĐH vùng thì ban soạn thảo Luật Giáo dục ĐH nên tập trung theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm và mối quan hệ giữa hội đồng ĐH quốc gia và hội đồng trường của từng trường thành viên. Đời sống xã hội - Thứ Sáu 11-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn NGUYỄN QUYÊN Chiều 10-7, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Tọa đàm “Góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học (ĐH): Giữ hay bỏ hội đồng trường hai cấp?”. Cách gọi mô hình hội đồng trường “hai cấp” chưa chính xác Phát biểu tại tọa đàm, PGSTS Đoàn Thị Phương Diệp (ảnh nhỏ), Trưởng phòng Thanh tra pháp chế Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ thiết chế hội đồng trường đã được xác lập rõ ràng từ Luật Giáo dục ĐH ban hành năm 2012 và sửa đổi, bổ sung vào năm 2018. Nghị định 186/2013/NĐCP (đang được sửa đổi) quy định ĐH Quốc gia là cơ sở giáo dục công lập tổ hợp nhiều trường ĐH, học viện, viện nghiên cứu… và được tổ chức theo mô hình hai cấp. Cụ thể, ở cấp ĐH Quốc gia có hội đồng ĐH, ở cấp các trường thành viên có hội đồng trường. “Tuy nhiên, tôi cho rằng khái niệm “hai cấp” chỉ đúng về mặt hành chính. Về bản chất, mối quan hệ giữa đồng trường. Trong khi đó, hội đồng ĐH chủ yếu tập trung ở tầm chiến lược cấp hệ thống, không trực tiếp giám sát hay quản trị từng trường thành viên. Hội đồng cấu trúc tiến bộ, cần được phát huy thay vì xóa bỏ. “Luật năm 2018 đã xác định rõ hội đồng trường là tổ chức quản trị cao nhất tại mỗi trường ĐH. Thiết chế này không gây tốn kém, vì không hoạt động thường trực. Tuy nhiên, nó tạo ra một “lực đối trọng” cần thiết để giám sát hiệu quả ban giám hiệu, đảm bảo sự minh bạch và nâng cao chất lượng quản trị” - PGS-TS Phương Diệp chia sẻ. Cần đánh giá tổng thể hoạt động của hội đồng trường Đồng quan điểm, GS-TS Lê Minh Phương, Chủ tịch hội đồng Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, nêu ý kiến: Thực hiện Luật Giáo dục ĐH sửa đổi năm 2018, giai đoạn 2020-2024 là giai đoạn đầu tiên mà các trường ĐH công lập (trong đó có trường thành viên ĐH quốc gia) thành lập hội đồng trường và thực hiện tự chủ toàn diện. “Tuy nhiên, chúng ta chưa có báo cáo tổng kết đánh giá năm năm thực hiện tự chủ ĐH từ cấp bộ hoặc Chính phủ; chưa khảo sát rộng rãi và minh bạch với các trường thành viên, giảng viên, sinh viên; chưa công bố học thuật hoặc nghiên cứu độc lập từ các viện nghiên cứu chính sách hoặc tổ chức chuyên môn... mà dự thảo luật năm 2025 Các đại biểu trao đổi bên lề buổi tọa đàm. Ảnh: NGUYỆT NHI hội đồng ĐH và hội đồng trường không phải là quan hệ cấp trên - cấp dưới theo logic quản lý nhà nước. Đây là điểm quan trọng cần làm rõ để tránh hiểu nhầm rằng hội đồng ĐH có thể thay thế vai trò của hội đồng trường” - PGS-TS Phương Diệp nói. Theo PGS-TS Phương Diệp, hội đồng trường là cơ quan quản trị cao nhất tại mỗi trường thành viên, có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, tổ chức bộ máy, quy chế tài chính, tuyển sinh, mở ngành, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế… Hội đồng trường cũng giám sát hoạt động của ban giám hiệu và các quyết định quản lý lớn. Tất cả vấn đề lớn liên quan đến thu nhập của một trường, các hoạt động vận hành, chi tiêu tài chính cho trường ĐH đều được quyết định bởi hội trường đi vào thực tế tất cả công việc liên quan đến sự vận hành của trường ĐH, còn hội đồng ĐH quan tâm đến quyết định chiến lược, phát triển của ĐH. “Nếu Điều 13 dự thảo Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) được thông qua và bỏ hội đồng trường thì việc “đẩy” toàn bộ chức năng đó lên hội đồng ĐH là bất khả thi - vừa trái thực tiễn vừa không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành” - PGS-TS Phương Diệp nói. Luật Giáo dục ĐH của Việt Nam hiện hành là sự kết hợp hài hòa giữa hai mô hình vừa có yếu tố quản trị, vừa có vai trò giám sát - phản biện - kết nối cộng đồng. Đây là một Nếu Điều 13 dự thảo Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) được thông qua và bỏ hội đồng trường thì việc “đẩy” toàn bộ chức năng đó lên hội đồng ĐH là bất khả thi - vừa trái thực tiễn vừa không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Ý kiến GÓP Ý SỬA ĐỔI LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: Lý do cần giữ hội đồng trường đại học thành viên Nhiều ý kiến từ giới chuyên gia và lãnh đạo các trường đại học cho rằng việc duy trì hội đồng trường ở cấp trường thành viên là thiết yếu để bảo đảm tính linh hoạt, khả năng tự chủ chiến lược và phù hợp với thực tiễn quản trị đại học.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==