13 PGS-TS NGUYỄN LƯU THÙY NGÂN, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM: Cơ chế tự chủ và hội đồng trường giúp giảm tình trạng “chảy máu chất xám” Lợi ích rõ nét nhất của việc chuyển sang cơ chế tự chủ và có sự hiện diện của hội đồng trường là đã giúp giảm tình trạng “chảy máu chất xám”, giữ chân được các nhà khoa học giỏi, từ đó tạo điều kiện cho nhà trường phát triển nhanh, bền vững. Việc duy trì hội đồng trường với sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt là từ doanh nghiệp và các lĩnh vực liên quan sẽ giúp các hiệu trưởng có thêm góc nhìn đa chiều, từ đó đưa ra những quyết sách toàn diện và thực tiễn hơn. PGS-TS ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật - ĐH Huế: Hội đồng trường là thiết chế không thể thiếu Hội đồng trường ở các trường ĐH thành viên là một thiết chế không thể thiếu. Thực tiễn năm năm qua cho thấy hội đồng trường của các trường ĐH thành viên đã phát huy hiệu quả, giúp nhiều trường khẳng định thương hiệu và đạt tự chủ tài chính nhóm 1, nhóm 2. Việc không tổ chức hội đồng trường sẽ tạo ra nguy cơ làm mờ ranh giới giữa điều phối chiến lược của ĐH Quốc gia/vùng và điều hành tác nghiệp của trường thành viên. Điều này có thể khiến các ĐH lớn “dấn sâu vào các công việc vốn rất đa dạng và đặc thù” của các trường thành viên, làm mất đi vai trò chiến lược của mình. PGS-TS TRẦN VĂN ĐẠT, Chủ tịch hội đồng Trường ĐH An Giang, ĐH Quốc gia TP.HCM: Làm rõ vai trò quyền hạn của hội đồng trường Trong dự thảo luật sửa đổi, cần làm rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và cách thức vận hành của hội đồng trường, nhằm phát huy thực chất vai trò quản trị của cơ quan này, đảm bảo công tác quản trị ĐH theo mô hình hiện đại. Tôi cho rằng việc giữ lại hội đồng trường là cách duy nhất để đảm bảo các trường ĐH có một cấu trúc minh bạch, phân quyền hợp lý, từ đó thúc đẩy tiến trình tự chủ thực chất. Nếu bỏ hội đồng trường, tôi không rõ khối lượng công việc sẽ được chuyển về đâu và liệu hội đồng ĐH có đủ khả năng đảm nhận tất cả nhiệm vụ vốn dĩ nên được thực hiện ở cấp trường hay không? ĐỨC MINH Sáng 10-7, tại phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện tháng 4, 5 và 6-2025. Tổ chức phiên giải trình về thuốc giả và thực phẩm giả trong tháng 8 Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga cho biết thời gian qua, cử tri và nhân dân phản ánh về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng. Do vậy, ủy ban kiến nghị UBTVQH đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, có biện pháp quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Cùng với đó, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, buôn bán hàng giả. “Cần làm rõ trách nhiệm của bộ, ngành, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc hậu kiểm chất lượng sản phẩm đã đăng ký” - bà Lê Thị Nga nói. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội (VH&XH) Nguyễn Đắc Vinh cho biết thường trực ủy ban đã thảo luận với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thống nhất kế hoạch tháng 8 sẽ tổ chức phiên giải trình liên quan đến hai nhóm chính là thuốc giả và thực phẩm giả. Trong tháng 7, đầu tháng 8, ủy ban này sẽ nhận báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các ủy ban của QH sẽ khảo sát thực tế. Dư luận phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT một số môn “rất khó” Ông Nguyễn Đắc Vinh sau đó tiếp tục nêu ý kiến về kỳ thi vào THPT và thi tốt nghiệp THPT. Ông khẳng định đây là hai vấn đề rất lớn. Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH cho rằng với kỳ thi vào THPT, sẽ phải bàn, thảo luận rất kỹ việc phân luồng học sinh, tổ chức cấp THPT thế nào. Khi sửa đổi Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ GD&ĐT cần đề xuất hướng phát triển THPT nghề. Theo ông Vinh, nếu xử lý được chính sách này, áp lực thi vào THPT sẽ giảm đi. Về thi tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay dư luận phản ánh nhiều về đề thi một số môn học có độ khó rất cao so với năm trước. Tuy nhiên, ông cho rằng đây là năm đầu tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, có nhiều bộ sách giáo khoa song song. Vì vậy, đề thi có hướng thực tiễn hơn và có phần ngoài chương trình nhiều. “Sự thích nghi của học sinh với cách thi, phương pháp thi mới là một vấn đề có tính chuyên môn cao, ủy ban đã đề nghị Bộ GD&ĐT báo cáo” - ông Vinh nói và khẳng định ủy ban sẽ tham vấn các chuyên gia, sau đó báo cáo cụ thể. Chủ nhiệm Ủy ban VH&XH nêu quan điểm chung là đề thi cần theo hướng phân loại cao và hướng vào chất lượng. Điều này để tránh không phân loại được học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ở bậc ĐH. “Chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT nghiên cứu kỹ để báo cáo UBTVQH” - ông Vinh một lần nữa khẳng định.• Đời sống xã hội - Thứ Sáu 11-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Ở đâu có tự chủ ĐH thì ở đó cần có hội đồng trường Luật Giáo dục ĐH năm 2018 là một bước ngoặt quan trọng đối với hội đồng trường, tạo ra sự thay đổi về bản chất hoạt động, đặc biệt là thúc đẩy tự chủ ĐH, trong đó phát huy vai trò của hội đồng trường để hội đồng này có thực quyền. Theo tôi, nếu bỏ hội đồng trường ở các trường thành viên, chỉ còn các trường chuyên ngành nhỏ lẻ sẽ không phát huy được thế mạnh và đi ngược lại với tinh thần tự chủ ĐH. Nếu dự thảo luật muốn quay lại thời kỳ trước năm 2003, giảm vai trò hội đồng trường, tôi nghĩ nên bỏ hẳn thiết chế hội đồng trường thay vì giữ một thiết chế không có quyền hạn và vai trò rõ ràng trong dự thảo luật. Tôi cho rằng ở đâu có tự chủ ĐH thì ở đó cần có hội đồng trường. Một trường ĐH không có hội đồng trường thì không thể xem là có quyền tự chủ một cách đúng nguyên tắc. Trường ĐH nào đủ năng lực để lớn mạnh thì phải được trao quyền tự chủ. TS NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT ở các trường Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh nêu quan điểm chung là đề thi cần theo hướng phân loại cao và hướng vào chất lượng. Ảnh: PHẠM THẮNG Sẽ báo cáo về kỳ thi tốt nghiệp THPT với Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dư luận phản ánh đề thi tốt nghiệp THPT một số môn “rất khó”, chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho biết sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT nghiên cứu kỹ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. đã đề xuất loại bỏ hội đồng trường” - GS-TS Lê Minh Phương nhận xét. Từ thực tế trên, GS-TS Lê Minh Phương đề xuất Bộ GD&ĐT phối hợp với các viện nghiên cứu chính sách giáo dục tiến hành tổng kết năm năm thực hiện tự chủ theo luật năm 2018; tổ chức khảo sát đa đối tượng; công bố báo cáo khoa học đánh giá hiệu quả vận hành hội đồng trường; chỉ nên sửa luật sau khi có dữ liệu, phân tích, phản biện khoa học. Tương tự, PGS-TS Lê Vũ Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng cho rằng cần tiếp tục duy trì hội đồng trường trong các trường thành viên của ĐH quốc gia và ĐH vùng. Bởi lẽ, từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước đều khẳng định: “Phát triển GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” vì vậy, việc sửa đổi các đạo luật phải hết sức thận trọng, tuân theo quy trình cụ thể. Theo PGS-TS Lê Vũ Nam, nếu loại bỏ hội đồng trường trong các trường thành viên của ĐH Quốc gia, ĐH vùng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa các trường này so với các trường ngoài ĐH Quốc gia, ĐH vùng trong việc tiếp cận mô hình quản trị tiên tiến và hiện đại, tác động không nhỏ đến vai trò dẫn dắt, nòng cốt của ĐH Quốc gia trong hệ giống giáo dục ĐH của Việt Nam. Ngoài ra, PGS-TS Lê Vũ Nam nêu cần bổ sung ba ý vào dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục ĐH. Thứ nhất, cần xác định rõ và luật hóa vai trò của Đảng ủy, hội đồng trường và ban giám hiệu vì vấn đề này khi thực hiện ở giai đoạn đầu của Luật Giáo dục ĐH (sửa đổi) năm 2018 có lúng túng, dù sau đó có được xử lý nhưng về mặt luật vẫn chưa được luật hóa. Thứ hai, để hội đồng trường hoạt động hiệu quả hơn và chủ động hơn, cần bổ sung thêm chức năng thực hiện cơ chế chất vấn của hội đồng trường đối với ban giám hiệu, yêu cầu giải trình, yêu cầu chất vấn chứ không phải chờ ban giám hiệu trình cái gì thì thông qua cái đó. Thứ ba, cần quy định nguồn kinh phí hoạt động của hội đồng trường lấy từ cơ sở đào tạo để đảm bảo sự rõ ràng vì hội đồng trường đang thực hiện vai trò quản trị, giám sát của đơn vị.•
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==