15 từ mùa 2013 đến nay, chỉ có ba ngoại binh được phép thi đấu trong một trận. Đề xuất của các đội bóng hiện tại, nếu được chấp thuận, sẽ đánh dấu sự thay đổi đáng kể nhất kể từ hơn một thập niên qua. Điểm đáng lưu ý là hai trong số bảy đội đề xuất là Nam Định và Công an Hà Nội cũng chính là hai đại diện của bóng đá Việt Nam sẽ tham dự AFC Champions League Two và cúp các CLB Đông Nam Á trong mùa giải tới. Theo quy định đặc biệt từ AFC, hai đội này được quyền đăng ký tối đa bảy ngoại binh cho giải quốc tế. Tuy nhiên, khi trở lại thi đấu V-League, họ vẫn bị giới hạn sử dụng ba ngoại binh trên sân và điều này khiến cho việc chuẩn bị nhân sự trở nên thiếu nhất quán và gây khó khăn trong quản lý lực lượng. Đây cũng là một phần lý do khiến họ mong muốn luật chơi được điều chỉnh để đồng bộ với định hướng thi đấu quốc tế. Trong khi V-League chuẩn bị thay đổi, giải hạng Nhất quốc gia cũng không chịu đứng yên. Sau 10 năm không sử dụng cầu thủ ngoại, mùa giải 2025-2026 sẽ chứng kiến sự trở lại của các ngoại binh tại giải đấu này. Mỗi đội bóng hạng Nhất sẽ được đăng ký một cầu thủ nước ngoài và có thể sử dụng họ khi thi đấu tại Cúp Quốc gia, kể cả trong những trận gặp các đội V-League. Đây là một động thái mang tính thí điểm nhưng cũng cho thấy tư duy mới mẻ trong việc nâng cấp mặt bằng chuyên môn ở các hạng đấu thấp hơn.• thethao@phapluattp.vn Thể thao - Thứ Sáu 11-7-2025 GIA HUY - NHƯ QUỲNH Hiện có 7 CLB đang chơi ở V-League gồm Nam Định, Công an Hà Nội, Hà Nội FC, Viettel, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Đà Nẵng chính thức gửi kiến nghị cho Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và LĐBĐ Việt Nam (VFF) cho phép sử dụng đồng thời bốn ngoại binh trên sân, thay vì chỉ ba người như quy định hiện hành. Cân nhắc sự hợp lý và hiệu quả Nếu chủ trương mới của các CLB được các nhà làm bóng đá Việt Nam thông qua thì đây là lần đầu tiên sau hơn một thập niên, V-League có sự trở lại của bốn ngoại binh thi đấu cùng lúc. Theo lý giải từ các đội bóng, chi phí để nuôi một ngoại binh trong một mùa giải tại Việt Nam là rất lớn nhưng hiệu quả sử dụng lại chưa tương xứng. Việc mỗi CLB chỉ được đưa ba ngoại binh ra sân và giữ một người ngồi dự bị đồng nghĩa với sự lãng phí cả về tài chính lẫn chất lượng nhân sự. Trong bối cảnh các đội bóng ngày càng đầu tư mạnh tay cho việc chiêu mộ ngoại binh chất lượng cao, giới chủ CLB muốn tận dụng tối đa tiềm năng chuyên môn mà họ đã bỏ công sức và tiền bạc để có được. Không chỉ là câu chuyện về chi phí hay con người, các đội bóng còn nhìn nhận đề xuất này như một bước đi nhằm nâng cao mặt bằng chuyên môn cho cả giải đấu. Khi số lượng cầu thủ ngoại tăng lên trên sân, trình độ thi đấu được cải thiện, sự cạnh tranh giữa các vị trí trở nên khốc liệt hơn. Đây cũng là cách để V-League rút ngắn khoảng cách với các giải đấu hàng đầu trong khu vực như Thai-League hay K-League. Tuy nhiên, việc mở rộng số lượng ngoại binh không phải là điều đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh bóng đá Việt Nam vẫn đang ưu tiên phát triển nội lực và tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ thi đấu. Phía VPF vẫn đang tiến hành tổng hợp ý kiến từ các đội bóng còn lại, dự kiến sẽ trình lên VFF để có quyết định cuối cùng. Kết luận về việc có cho phép sử dụng bốn ngoại binh cùng lúc hay không sẽ được các nhà làm bóng đá Việt Nam công bố trước lễ bốc thăm xếp lịch thi đấu Nhiều CLB muốn có các ngoại binh chất lượng để xoay vòng cho nhiều giải đấu. Ảnh: ANH PHƯƠNG V-League 2025-2026, dự kiến diễn ra vào ngày 14-7. Bước đột phá của bóng đá Việt Nam Lịch sử của V-League từng chứng kiến không ít lần thay đổi liên quan đến số lượng cầu thủ ngoại. Từ mùa giải 2000-2001, khi bóng đá Việt Nam lần đầu tiên cho phép sử dụng ngoại binh, mỗi đội có thể đăng ký đến năm cầu thủ nước ngoài. Con số này tăng lên bảy ở mùa 2001-2002, trước khi giảm xuống bốn vào năm 2003. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, số lượng ngoại binh ổn định ở mức năm người cho mỗi CLB. Sau đó, theo xu hướng siết chặt và định hướng nội địa hóa, Nếu chủ trương mới của các CLB được các nhà làm bóng đá Việt Nam thông qua thì đây là lần đầu tiên sau hơn một thập niên, V-League có sự trở lại của bốn ngoại binh thi đấu cùng lúc. Tưng bừng cuộc chơi mới Mùa giải 2025-2026 đang được kỳ vọng là một mùa giải mang nhiều dấu ấn. Trận tranh Siêu cúp Quốc gia giữa Nam Định và Công an Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 9-8, mở màn cho mùa bóng mới. Giải V-League khởi tranh từ ngày 15-8 đến 18-6 năm sau, trong khi giải hạng Nhất bắt đầu muộn hơn, từ ngày 19-9 và kết thúc vào ngày 17-6-2026. Cúp Quốc gia cũng sẽ khởi tranh từ ngày 13-9 và kéo dài đến ngày 25-6-2026. Với hàng loạt thay đổi về luật lệ, nhân sự và chiến lược quản lý, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn chuyển mình đáng chú ý. Việc mở cửa cho các ngoại binh vừa mang lại lợi ích cho từng CLB, đồng thời có thể giúp toàn bộ hệ sinh thái bóng đá trong nước trở nên chuyên nghiệp, cạnh tranh và hội nhập hơn. Nhưng để điều đó trở thành hiện thực, cần có sự tính toán kỹ lưỡng và tầm nhìn dài hạn từ những người cầm cân nảy mực của nền bóng đá nước nhà. Trong một động thái mang tính chiến lược và mang lại hy vọng mới cho tương lai bóng đá nữ quốc gia, LĐBĐ Malaysia (FAM) đang lên kế hoạch đưa các cầu thủ sinh ra ở nước ngoài vào các đội tuyển. Chính sách nhập tịch cầu thủ nữ của bóng đá Malaysia được xem là bước tiếp theo sau khi đội tuyển nam gặt hái thành công từ việc tận dụng nguồn lực kiều bào. Theo Chủ tịch Ủy ban Bóng đá nữ Malaysia - bà Datuk Suraya Yaacob cho biết việc sửa đổi Đạo luật Hiến pháp (sửa đổi) năm 2024 đã tạo điều kiện để nhiều cầu thủ trẻ sinh ra ở nước ngoài nhưng có mẹ là người Malaysia được tự động công nhận quốc tịch. Sự thay đổi này mang tính bước ngoặt, đặc biệt với bóng đá nữ quốc gia, vốn luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lực lượng chất lượng cao. “Chúng tôi rất biết ơn Chính phủ vì đã tạo ra một bước tiến lớn giúp mở rộng nguồn tài năng bóng đá Malaysia. Chúng tôi hiện có ba cầu thủ đang thi đấu ở nước ngoài sẵn sàng gia nhập đội U-20 quốc gia” - bà Suraya chia sẻ. Đội tuyển U-20 nữ Malaysia sẽ tham dự vòng loại Cúp bóng đá U-20 châu Á 2026, diễn ra từ ngày 6 đến 10-8 tại Kuala Lumpur. Theo xác nhận từ FAM, ba cầu thủ đang thi đấu tại nước ngoài sẽ được triệu tập để kiểm tra phong độ và khả năng thích nghi trước khi được điền tên vào danh sách chính thức. Các cầu thủ này đến từ những nền bóng đá phát triển như Mỹ, Úc và Anh, nơi mà môi trường huấn luyện và trình độ chuyên môn được đánh giá cao hơn rất nhiều so với khu vực Đông Nam Á. Nếu những gương mặt này vượt qua vòng đánh giá, họ chính là những nhân tố mới có thể mang đến sức bật đáng kể cho bóng đá Malaysia trong tương lai gần. NGỌC ANH Bóng đá Việt Nam thay đổi lớn về luật chơi Chuẩn bị bước vào mùa giải mới 2025-2026, bóng đá Việt Nam sẽ nâng số lượng cầu thủ ngoại để giúp các CLB chơi tốt hơn ở đấu trường quốc nội, tại Đông Nam Á và châu Á. Bóng đá Malaysia tăng cường nhập tịch cầu thủ nữ Bóng đá Malaysia đang có nguồn nữ cầu thủ ở nước ngoài để nhập tịch. Ảnh: CCT Tổng Biên tập: MAI NGỌC PHƯỚC Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN ĐỨC HIỂN, NGUYỄN THÁI BÌNH, ĐINH ĐỨC THỌ Tổng Thư ký Tòa soạn: LÊ MINH CƯỜNG Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, phường Tân Sơn Nhất, TP.HCM ĐT Tổng đài: (028) 39910101 - 39914701 Tiếp bạn đọc: (028) 39919613 Quảng cáo: (028) 39914669 - 39919614 Fax: Văn phòng: 39914661 - Tòa soạn: 39914663 Email: baophapluat@phapluattp.vn Phòng phát hành: (028) 38112421 Email: phathanh@phapluattp.vn Hotline: 0908.799.679 - 0937.510.759 Phát hành qua mạng lưới Bưu điện Việt Nam. Mã B131 Hotline: 1800.585855 Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tầng 8, tòa nhà Á Châu, 24 Linh Lang, phường Ngọc Hà, Hà Nội ĐT: (024) 37623009 - Fax: (024) 37623010 - Email: vanphonghn@phapluattp.vn Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 06 Trần Phú, phường Hải Châu, TP Đà Nẵng ĐT: (0236) 3751378 - Email: vanphongdn@phapluattp.vn Văn phòng đại diện tại Khánh Hòa: 46D Lê Đại Hành, phường Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ĐT: 0905290149 - Email: vanphongkh@phapluattp.vn Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: Lầu 3, số 115 Trần Văn Hoài, phường Ninh Kiều, TP Cần Thơ Email: vanphongct@phapluattp.vn Giấy phép hoạt động báo chí số 636/GP-BTTTT ngày 28-12-2020 của Bộ TTTT. Chế bản, in tại Xí nghiệp In Nguyễn Minh Hoàng
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==