154-2025

SỐ 154 (7427) - Thứ Sáu 11-7-2025 Chủ tịch nước: Mỗi người hãy coi học tập là quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn GÓP Ý SỬA ĐỔI LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: LÝ DO CẦN GIỮ HỘI ĐỒNG TRƯỜNG ở các trường đại học thành viên Quang cảnh buổi Tọa đàm “Góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học: Giữ hay bỏ hội đồng trường 2 cấp?” do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức vào chiều 10-7. Ảnh: NGUYỆT NHI Sửa Luật Đất đai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách! TP.HCM bàn phương án giải bài toán đường trùng tên Nhộn nhịp mở đường bay, tour mới trong mùa du lịch Băn khoăn với cáo buộc hiệu trưởng ở Cà Mau tham ô 10,7 triệu đồng Chống hàng giả: Xây lá chắn pháp lý và hành động đồng bộ trong so nay trang 12+13 trang 8 trang 2+3 trang 6 trang 11 trang 9 trang 4

2 Thời sự - Thứ Sáu 11-7-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Ngày 10-7, báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức Tọa đàm “Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp”. Dịp này, các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia và doanh nghiệp (DN) đã chỉ ra những thực trạng và đề xuất nhiều giải pháp để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả. Hành trình gian truân gõ cửa công lý và nỗi oan đứng mũi chịu sào “Con đường xây dựng thương hiệu chúng tôi đã đi suốt 50 năm qua. Thay vì họ phải đấu tranh sinh tử trên con đường khởi nghiệp thì lại muốn nhảy chân sáo trên con đường hoa hồng sẵn có của chúng tôi, giành thành quả lao động, công sức, trí tuệ của chúng tôi một cách đơn giản”. Đây là tâm sự đầy chua xót của luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm, đại diện pháp lý Công ty CP Nhựa Bình Minh, khi chia sẻ về hành trình DN này chống lại các đơn vị làm nhái thương hiệu. Ông Tú cho biết đội ngũ pháp lý và DN đã trải qua một quá trình vô cùng gian truân. Khi phát hiện một đơn vị đăng ký nhãn hiệu và sản xuất hàng hóa giống sản phẩm của Nhựa Bình Minh đến gần 100%, họ đã thử đặt câu hỏi cho AI (trí tuệ nhân tạo). “AI trả lời rất nhanh và có cơ sở pháp lý rõ ràng về sự tương tự. Tuy nhiên, hai năm qua chúng tôi gõ cửa từ cơ quan Trung ương đến cơ quan tài phán địa phương nhưng vẫn không ra được đáp án cuối cùng cho một câu hỏi đơn giản: Thế nào là tương tự gây nhầm lẫn?” - ông Tú bày tỏ. Nỗi lo của luật sư Tú không phải không có cơ sở, bởi nếu giải quyết một đối tượng mất vài năm thì khi có đối tượng nhái nhãn hiệu mới xuất hiện, DN lại phải tiếp tục cuộc chiến pháp lý tốn kém và mệt mỏi. Theo ông Tú, việc này không chỉ làm Nhựa Bình Minh mất thị phần, sụt giảm doanh thu mà còn tác động tiêu cực tới chất lượng, còn DN sở hữu thương hiệu chịu trách nhiệm phân phối. Ông Phúc trăn trở để xây dựng được “lâu đài” thương hiệu, DN phải đổ vào đó nguồn lực khổng lồ nhưng cuối cùng họ lại rơi vào thế bị động, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhà sản xuất. “Chúng tôi nỗ lực chọn nhà sản xuất uy tín, có đầy đủ giấy tờ nhưng không thể nắm hết 100% các khâu từ nguyên liệu đến công thức. Việc thương nhân đưa sản phẩm ra thị trường phải chịu trách nhiệm luôn về chất lượng là không khách quan vì chúng tôi không trực tiếp sản xuất” - ông Phúc khẳng định. DN tự xây thành trì bảo vệ người tiêu dùng Trước thực trạng trên, nhiều DN chân chính đã không ngồi yên chờ đợi. Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Thành Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho rằng muốn chống hàng giả, trước hết DN phải tự bảo vệ chính mình. Tinh thần chủ động này được thể hiện rõ nét qua cách làm của Hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng Long Châu. Ông Trần Xuân Nam, Giám đốc trung tâm kinh doanh thời cảnh báo khách hàng trên các kênh truyền thông chính thức của công ty. Ở góc độ nhà bán lẻ, ông Dương Minh Quang, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, chia sẻ đơn vị luôn xác định mình là người “chốt cửa” cuối cùng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Saigon Co.op không chỉ xét duyệt hồ sơ pháp lý mà còn trực tiếp đến nhà máy sản xuất để kiểm tra quy trình, vùng nguyên liệu, đảm bảo thực tế và hồ sơ là một. “Chúng tôi còn cùng nhà cung ứng tổ chức các lớp học, phổ biến pháp luật liên quan nhằm nâng cao nhận thức của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng, để hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải là hàng hóa an toàn nhất” - ông Quang chia sẻ. Cần một cú hích tổng lực từ chính sách đến người tiêu dùng Dù DN đã nỗ lực và chủ động nhưng cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái không thể thành công nếu không có sự vào cuộc đồng bộ từ cơ quan quản lý và cộng đồng. Ông Nguyễn Viết Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, chỉ ra một vướng mắc pháp lý cốt lõi: Luật pháp hiện hành chưa có định nghĩa rõ ràng thế nào là “hàng nhái”; còn với hàng giả thì chỉ được xác định khi có kết luận giám Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, phát biểu khai mạc Tọa đàm “Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho DN”. Ảnh: THUẬN VĂN tâm lý DN. “DN vừa phải lo sản xuất hàng hóa tốt, vừa phải đấu tranh giữ gìn thương hiệu, bảo vệ thị phần của mình” - ông nhấn mạnh. Gốc rễ của vấn đề nằm ở khoảng trống của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam khi vận hành theo nguyên tắc “nộp đơn trước được quyền trước” (fi rst-to-fi le) và bị những DN làm nhái sản phẩm lợi dụng. “Nguyên tắc này tỏ ra bất cập khi một thương hiệu đã được sử dụng ổn định, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi nhưng lại chậm chân trong việc đăng ký. Việc chỉ dựa vào thời điểm nộp đơn mà bỏ qua yếu tố sử dụng thực tế đang vô tình gây bất lợi cho DN thay vì bảo vệ sự sáng tạo” - ông Tú phân tích. Ông so sánh với hệ thống pháp luật của Mỹ, nơi nguyên tắc “sử dụng trước có quyền trước” (fi rst-to-use) giúp chống lại tình trạng “chiếm chỗ” hợp pháp một cách phi đạo đức. Song song với cuộc chiến pháp lý là những đòn tấn công bằng truyền thông bẩn. Nhiều DN trở thành nạn nhân của các chiến dịch tung tin giả, tạo tài khoản mạng xã hội giả mạo, đăng clip cắt ghép sai sự thật gây hậu quả vô cùng nặng nề. Đơn cử như một thương hiệu thực phẩm chức năng đã sụt giảm đến 40% doanh thu chỉ trong hai tuần vì một thông tin thất thiệt trên TikTok. Chung một nỗi niềm, ông Võ Quang Phúc, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển thương mại Mekong Việt Nam, chỉ ra thêm một “nỗi oan” khác của DN thương mại. Ông cho rằng cần phân định lại trách nhiệm trong luật: Nhà sản xuất phải lo trực tuyến của hệ thống, cho biết đơn vị đang thực hiện cơ chế kiểm tra kép: Vừa kiểm tra hồ sơ pháp lý theo quy định, vừa kiểm định thực tế chất lượng sản phẩm tại cả đầu vào và điểm bán. Để làm được điều này, Long Châu đã ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), để kiểm nghiệm định kỳ hoặc đột xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng. Đặc biệt, từ tháng 4-2025, Long Châu đã triển khai chiến dịch “Xuất xứ minh bạch, vì một Việt Nam khỏe mạnh”. “Chúng tôi không chỉ minh bạch thông tin trên hóa đơn mà còn để người dân tra cứu thông tin sản phẩm và các giấy tờ liên quan ngay tại nhà thuốc, trên website và ứng dụng. Người dùng có thể dễ dàng theo dõi nơi sản xuất, số đăng ký thuốc, giấy công bố sản phẩm... một cách công khai” - ông Nam khẳng định. Tại các cửa hàng Long Châu, đội ngũ dược sĩ luôn sẵn sàng tư vấn, đồng thời có máy tính để khách hàng tự tra cứu khi có nhu cầu. Khi đối mặt với thông tin sai lệch, Long Châu cũng chủ động phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, đồng Chặng đường chống hàng giả còn dài và cần sự cộng hưởng mạnh mẽ từ ba phía: Hành lang pháp lý hoàn thiện từ Nhà nước, sự chủ động từ DN và thái độ tẩy chay quyết liệt của người tiêu dùng. Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn, chia sẻ: Qua 30 năm kiên trì chống chọi với vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, ông nhận ra vấn đề này chỉ mới xử lý phần ngọn chứ chưa đánh vào phần gốc. Theo ông, các vấn đề về hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đã được quy định trong luật song vẫn thiếu bốn yếu tố quan trọng. Thứ nhất là cần quản lý tiền khai, khởi nghiệp. Một DN trước khi kinh doanh lĩnh vực gì sẽ làm hồ sơ khởi nghiệp, vậy khi khởi nghiệp lĩnh vực gì cần có mã định danh. Thứ hai là tâm lý DN. Thông thường, DN thấy vấn nạn hàng gian, hàng giả tràn lan lại đổ cho cơ quan QLTT và cảnh sát kinh tế. Tuy nhiên, nếu muốn xử lý được hàng gian, hàng giả cần sự đồng lòng từ cơ quan Trung ương đến địa phương, người dân và DN. Thứ ba là vấn đề về pháp chế, cần tuyên truyền cho công ty khởi nghiệp nắm rõ về luật pháp, phân biệt được hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng thế nào tới cộng đồng. Thứ tư là cần đưa ra quy định xử lý mạnh hành vi làm hàng gian, hàng giả. Những tài liệu về khái niệm và mức xử lý về hàng gian, hàng giả cần đưa vào các trường học. Các sinh viên khi ra trường phải tiếp nhận được các thông tin này trước khi khởi nghiệp. 4 yếu tố quan trọng để ngăn chặn hàng nhái, hàng giả thoisu@phapluattp.vn Chống hàng giả: Xây lá chắn Mất thị phần, giảm doanh thu, bị tấn công bởi thông tin giả..., doanh nghiệp chân chính đang phải gồng mình chống chọi với vấn nạn hàng giả ngày càng tinh vi. Đội QLTT số 1 phối hợp ngành chức năng tiến hành kiểm tra. Ảnh: Chi cục QLTT tỉnh An Giang

3 Thời sự - Thứ Sáu 11-7-2025 thoisu@phapluattp.vn pháp lý và hành động đồng bộ Luật sư TRƯƠNG ANH TÚ, Chủ tịch TAT Law Firm, đại diện pháp lý Công ty CP Nhựa Bình Minh: Bảo vệ thương hiệu thật trước nguy cơ bị chiếm đoạt Cuộc chiến chống hàng giả đã bước sang giai đoạn mới với một phiên bản nâng cấp nguy hiểm hơn: Giả mạo quyền sở hữu trí tuệ. Thủ đoạn điển hình là một tổ chức cố tình đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự thương hiệu đã có uy tín. Sau khi được cấp văn bằng, họ quay ngược lại khởi kiện chính DN thật vì “xâm phạm” quyền sở hữu trí tuệ mà họ nắm giữ trên giấy tờ. Do đó, cần xây dựng nhóm giải pháp trọng điểm. Trước hết, luật pháp cần được sửa đổi theo hướng ghi nhận quyền ưu tiên dựa trên việc sử dụng thực tế, công khai của nhãn hiệu. Tiếp theo là tăng cường giám sát động cơ đăng ký của các chủ thể “ăn theo” thương hiệu lớn nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ không trung thực. Luật sư PHẠM CÔNG HÙNG, nguyên thẩm phán TAND Tối cao: Cần chế tài riêng cho hàng nhái Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể cho hàng nhái nên có một “vùng xám” pháp lý tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt cho sức khỏe người tiêu dùng. Pháp luật hình sự đã có chế tài nghiêm khắc để xử lý hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm… nhưng “hàng nhái” lại là câu chuyện khác. Thực tế, đây là sản phẩm làm giống hoặc tương tự hàng chính hãng, không có nhãn hiệu hoặc dùng nhãn hiệu trái phép, đặc biệt thường có chất lượng thấp hơn hẳn. Việc các cơ quan chức năng đang vận dụng quy định về hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì tại Nghị định 98 và Điều 192 BLHS để xử lý chỉ là giải pháp tình thế, chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề. Do đó, các nhà làm luật cần sớm nghiên cứu, xây dựng cơ chế và chế tài xử lý riêng, phù hợp cho hành vi làm hàng nhái. Điều này giúp phân định rõ giữa hàng giả - loại hoàn toàn không có giá trị sử dụng hoặc gây nguy hại và hàng nhái - loại có chất lượng thấp hơn nhưng vẫn có thể có công dụng nhất định. Một đề xuất mang tính xây dựng là cần có hướng dẫn để những người từng sản xuất hàng nhái có cơ hội đăng ký chất lượng sản phẩm do mình làm ra theo đúng quy định. Hoàn thiện khung pháp lý cho hàng nhái là yêu cầu cấp thiết để thị trường minh bạch hơn và quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. BS CKII ĐỖ THỊ NGỌC DIỆP, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM: Thực phẩm giả và gánh nặng bệnh tật khó lường Một ma trận thực phẩm giả, nhái đang âm thầm góp phần tạo ra gánh nặng bệnh tật khủng khiếp trong bối cảnh các bệnh không lây nhiễm gia tăng. Các bệnh này hiện chiếm tới 74% tổng gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân của 80% số ca tử vong. Một trong những nguyên nhân gốc rễ chính là vấn nạn thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Giấc mơ về sức khỏe có thể trở thành ác mộng khi người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trở thành mục tiêu của các hành vi gian lận thực phẩm tinh vi. Khi vào cơ thể, thực phẩm, thuốc giả có thể gây ngộ độc cấp tính, mạn tính hoặc âm thầm tích lũy độc tố gây bệnh lý ác tính, suy giảm chức năng các cơ quan nội tạng. Đơn cử như vụ bê bối sữa chứa melamine từng gây ra cái chết cho trẻ em là một minh chứng không thể quên về sự tàn nhẫn của hành vi này. Hậu quả không chỉ dừng lại ở sức khỏe mà còn gây thiệt hại về kinh tế, làm tổn hại uy tín DN chân chính và xói mòn niềm tin của người tiêu dùng. Để giải quyết, cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp: Hoàn thiện pháp luật, ứng dụng công nghệ, tăng cường quản lý, kiểm soát rủi ro và đẩy mạnh kiểm tra. Cùng với đó, việc thông tin, giáo dục để nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp nền tảng, giúp người dân trở thành người tiêu dùng thông thái.• Ông NGUYỄN THÀNH NAM, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Ngăn chặn hàng giả bán online: Cần chế tài mạnh và quy trách nhiệm nền tảng Trước tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên không gian mạng, cần có chế tài đủ sức răn đe và quy định trách nhiệm rõ ràng cho các nền tảng xuyên biên giới. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2025, lực lượng QLTT đã xử lý gần 10.000 vụ vi phạm, với tổng số tiền xử lý lên đến 266 tỉ đồng; trong đó chuyển 76 vụ có dấu hiệu hình sự cho cơ quan điều tra. Nhiều vụ việc lớn tại Đà Nẵng, TP.HCM và Hà Nội đã bị triệt phá, thu giữ hàng ngàn sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hóa nhập lậu. Rào cản lớn nhất hiện nay là chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe so với lợi nhuận khổng lồ từ kinh doanh hàng giả. Pháp luật chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ, khiến việc xác minh đối tượng sử dụng tài khoản ảo rất phức tạp. Trách nhiệm của các nền tảng trung gian như mạng xã hội vẫn còn là khoảng trống pháp lý lớn. Bên cạnh đó, quy trình giám định kéo dài, tốn kém và nguồn lực của lực lượng chức năng còn mỏng cũng là những thách thức không nhỏ. Từ thực tiễn này, Bộ Công Thương đã kiến nghị cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng tăng nặng mức xử phạt. Đặc biệt, phải quy định trách nhiệm pháp lý cụ thể cho các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội trong việc kiểm soát, xử lý nội dung vi phạm. Đề xuất xây dựng cơ chế “giám định nhanh” và tăng cường hợp tác quốc tế với các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, TikTok để xử lý triệt để. Ông NGUYỄN NGUYÊN PHƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM: “Tick xanh trách nhiệm” xây dựng thương hiệu sạch Những hành vi lách luật trong sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi và đặc biệt bùng nổ hơn trên nền tảng trực tuyến ẩn danh. Trước bối cảnh đó, một giải pháp bền vững được đưa ra là chương trình “Tick xanh trách nhiệm” nhằm khuyến khích DN tự nguyện cam kết chất lượng sản phẩm. Thay vì lập “danh sách đen” các đơn vị yếu kém, chương trình này chủ động nâng uy tín cho những DN chân chính thông qua một chứng nhận chất lượng tin cậy. Điểm cốt lõi của chương trình là chế tài nghiêm khắc, chỉ cần một sản phẩm vi phạm, toàn bộ hàng hóa của DN sẽ bị hệ thống siêu thị tham gia chương trình từ chối phân phối. Dù quy định khắt khe khiến nhiều DN còn e dè, đây được xem là hướng đi dài hạn. Việc đưa DN vào khuôn khổ chuẩn mực sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm một cách bền vững, làm lành mạnh hóa thị trường từ gốc. Ý kiến định của cơ quan chức năng. “Hệ quả là người tiêu dùng thấy sản phẩm bị xâm phạm hình ảnh nhưng không thể nói đó là hàng giả vì thiếu cơ sở. Tâm lý e ngại thủ tục tố cáo phức tạp cũng khiến nhiều người chùn bước” - ông Hồng phân tích. Từ đó, hội đã đặt hàng các nhà làm luật sớm làm rõ các khái niệm này, đồng thời xác định rõ cơ quan có thẩm quyền kết luận để người dân có căn cứ báo cáo. Về phía cơ quan quản lý, TS Nguyễn Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM và ông Lê Ngọc Danh, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM, khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm nghiệm thuốc và thực phẩm chức năng. Cả hai đều nhìn nhận rất cần sự chung tay của người tiêu dùng bởi thói quen không xem xét kỹ bao bì, xuất xứ vẫn còn phổ biến. Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, chia sẻ một thực tế đáng buồn là người tiêu dùng khi mua phải hàng kém chất lượng thường chỉ bỏ đi chứ không báo cho cơ quan chức năng. Ông kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ từ ba phía: Nhà nước ban hành chính sách, DN bảo vệ sản phẩm của mình và người dùng tích cực phản ánh. “Chúng tôi đã công khai số điện thoại đường dây nóng của chi cục và các đội QLTT. Chúng tôi khuyến khích người dân mang trực tiếp sản phẩm nghi là hàng giả đến để chúng tôi có cơ sở xác minh và xử lý” - ông Huy thông tin. Lắng nghe các ý kiến, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, nhìn nhận đây là vấn đề nóng và cam kết sẽ chuyển tải đầy đủ các tâm tư, kiến nghị tại tọa đàm đến nghị trường Quốc hội. Bà Hạnh nhấn mạnh chặng đường chống hàng giả còn dài và cần sự cộng hưởng mạnh mẽ từ ba phía: Hành lang pháp lý hoàn thiện từ Nhà nước, sự chủ động từ DN và thái độ tẩy chay quyết liệt của người tiêu dùng. Đại diện cho đơn vị tổ chức tọa đàm, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân và DN, góp phần vào việc hoàn thiện chính sách để cuộc chiến chống hàng gian, hàng giả đạt hiệu quả cao hơn.• Người dân tìm hiểu thông tin về sản phẩm vi phạm tại phòng trưng bày của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước. Ảnh: AH

4 Thời sự - Thứ Sáu 11-7-2025 thoisu@phapluattp.vn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hiệp thương cử nhân sự cấp cao Sáng 10-7, Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 4, khóa X đã hiệp thương, cử ra các vị tham gia vào Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch và cử thêm sáu phó chủ tịch. Các nhân sự được cử, hiệp thương đều được hội nghị biểu quyết đồng ý 100%. Sáu phó chủ tịch được hiệp thương gồm: Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang; bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Như vậy, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hiện có tám phó chủ tịch. Chủ tịch là Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Văn Chiến. CHÂN LUẬN • Cháu bé 2 tuổi bị đá trên đồi rơi trúng, tử vong. Ngày 10-7, Công an tỉnh Đắk Lắk đang điều tra, làm rõ nguyên nhân bé gái HHB (hai tuổi) bị đá trên đồi rơi xuống, đè tử vong vào chiều 9-7, tại khu vực đồi Đắk Tuôr, xã Cư Pui. TIẾN THOẠI • Khởi tố 4 người trộm cắp tôm hùm. VKSND khu vực 12 tỉnh Đắk Lắk vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Lê Minh Hưng (21 tuổi) và ba người khác về hành vi trộm cắp tôm hùm của ông ĐB (xã Hòa Xuân). TIẾN THOẠI • 1 phụ nữ bán hàng online 834 tỉ nhưng trốn thuế. Ngày 10-7, Công an TP Hà Nội tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Thu Hường (38 tuổi, trú phường Láng) về hành vi trốn thuế. Bà Hường bán hàng online, doanh thu 834 tỉ đồng nhưng không kê khai, nộp thuế. PHI HÙNG Sáng 10-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu cán bộ Hội Khuyến học tiêu biểu toàn quốc. Chủ tịch nước biểu dương những người làm công tác khuyến học đã âm thầm đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”. Dẫn lại lời Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Chủ tịch nước nhấn mạnh vai trò then chốt của học tập trong phát triển quốc gia. Ông đề nghị mỗi cá nhân, không kể tuổi tác, không kể địa vị xã hội, hãy luôn coi học tập là quyền lợi, là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch nước khẳng định việc xây dựng Việt Nam thành quốc gia học tập, trong đó mỗi người dân đều có cơ hội được học tập và được khuyến khích học tập suốt đời không chỉ là mục tiêu nhân văn, mà còn là yêu cầu quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển nhân tài và củng cố nội lực dân tộc. Đây là một thách thức lớn nhưng cũng là sứ mệnh cao cả mà đội ngũ những người làm công tác khuyến học - khuyến tài đang đảm đương trên tuyến đầu. Chủ tịch nước tin tưởng với tâm huyết và bản lĩnh, lãnh đạo các cấp Hội Khuyến học cả nước sẽ tiếp tục giữ vững ngọn lửa tri thức trong cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội học tập năng động và giàu khát vọng, làm nền tảng cho một Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng. (Theo baochinhphu.vn) Ngày 10-7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác sáu tháng đầu năm 2025 ngành nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp. Tại điểm cầu TP.HCM, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP Nguyễn Thanh Nghị và Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Thị Mỹ Hằng chủ trì hội nghị. Báo cáo tại đây, bà Hằng cho hay đến nay từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, việc sắp xếp, tổ chức bộ máy ngành nội chính TP.HCM được thực hiện cơ bản ổn định. Nêu thực tế trong quá trình sáp nhập tỉnh, bà Hằng nói nhiều công trình, trụ sở tại các địa phương đang dôi dư, phải có phương án sắp xếp tài sản công hợp lý. Vì vậy, TP.HCM đang tập trung đề xuất phương án sắp xếp lại, nghiên cứu chuyển đổi công năng các trụ sở này nhằm phát huy hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí. Cùng với đó, ngành nội chính TP sẽ giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu sử dụng, tránh sai phạm và thất thoát tài sản công. THANH TUYỀN Chính phủ vừa ban hành Nghị định 200/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 23-8-2025. Cụ thể, về chức năng, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã do chủ tịch UBND cấp xã thành lập, có chức năng tham mưu cho chủ tịch UBND tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý. Về cơ cấu tổ chức, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã có trưởng ban là chủ tịch UBND cấp xã. Phó trưởng ban gồm một phó chủ tịch UBND cấp xã là phó trưởng ban thường trực, ba phó trưởng ban là chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, trưởng công an cấp xã và trưởng phòng Kinh tế hoặc Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai. NGUYỄN THẢO Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu cán bộ Hội Khuyến học tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: VGP Chuẩn bị chu đáo lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 Ngày 10-7, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước (giai đoạn 2023-2025) do Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, dẫn đầu đã làm việc với TP Hà Nội và các bộ, ban ngành liên quan. Tại buổi làm việc, các đại biểu đã rà soát toàn bộ tiến độ triển khai tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 – 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh từ nay đến lễ kỷ niệm chỉ còn hơn một tháng, các cơ quan, đơn vị cần rà soát kỹ từng khâu, đặc biệt là nội dung, kịch bản diễu binh, diễu hành. Ngôn ngữ sử dụng trong các bản thuyết minh cần mang tính chính luận, trang trọng và chuẩn xác. Lễ kỷ niệm không chỉ là ngày hội của Hà Nội mà là ngày hội của 54 dân tộc anh em, là hình ảnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, các chương trình văn hóa nghệ thuật cần được đầu tư công phu, phản ánh chiều sâu bản sắc văn hóa thủ đô và đất nước. Ông đề nghị các đơn vị rà soát, kiểm tra thực địa, bảo đảm cho sự kiện được tổ chức thành công tốt đẹp, qua đó khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tạo xung lực mới cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới. TRỌNG PHÚ Trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM khảo sát hoạt động chính quyền 2 cấp tại phường Đông Hưng Thuận Ngày 10-7, ông Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM, dẫn đầu đoàn công tác đến khảo sát tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã tại phường Đông Hưng Thuận (quận 12 cũ). Tại Trung tâm phục vụ hành chính công phường Đông Hưng Thuận, Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM, đã dành thời gian trực tiếp trao đổi với người dân đến nộp hồ sơ, tìm hiểu trải nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Ông cũng lắng nghe ý kiến phản hồi về thái độ phục vụ, thời gian xử lý cũng như mức độ thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ công tại địa phương. Trao đổi với lãnh đạo phường Đông Hưng Thuận, ông Nguyễn Văn Lợi đánh giá cao nỗ lực của phường trong giai đoạn đầu triển khai mô hình mới, đặc biệt là sự chủ động trong giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Ông đề nghị lãnh đạo trung tâm cần tiếp tục tập trung kiện toàn đội ngũ, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị và nâng cấp cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc tốt cho cán bộ và phục vụ người dân một cách hiệu quả, thân thiện hơn. BẢO PHƯƠNG Giá xăng tăng vượt 20.000 đồng/lít Chiều 10-7, liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định. Kỳ này, giá xăng tăng nhẹ. Cụ thể, xăng E5 tăng 214 đồng/lít so với kỳ trước, đẩy giá mới lên 19.659 đồng/lít. Xăng A95 tăng 184 đồng/lít so với kỳ trước, đẩy giá mới lên 20.090 đồng/lít. Các mặt hàng dầu tăng mạnh hơn. Dầu diesel tăng 429 đồng/lít so với kỳ trước; dầu hỏa tăng 239 đồng/ lít; riêng dầu mazut giảm 244 đồng/kg so với kỳ trước. Sau điều chỉnh, giá mới các mặt hàng lần lượt là 18.837 đồng/lít; 18.371 đồng/lít; 15.563 đồng/kg. “Các doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá theo đúng quy định tại các nghị định và thông tư hiện hành về quản lý kinh doanh xăng dầu và sử dụng Quỹ bình ổn. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về bảo đảm nguồn cung xăng dầu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu phát hiện” - Bộ Công Thương nêu rõ. AN HIỀN ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Chủ tịch nước: Mỗi người hãy coi học tập là quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ TP.HCM: Sớm chuyển đổi công năng trụ sở dôi dư để chống lãng phí Chủ tịch UBND cấp xã là trưởng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã Tin vắ n

5 Thời sự - Thứ Sáu 11-7-2025 thoisu@phapluattp.vn DƯƠNG KHANG 30 năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam (VN) và Mỹ đã vượt qua những thử thách, rào cản lớn để trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Trong hành trình ấy, ngoại giao nhân dân - với sức mạnh của sự thấu cảm, chia sẻ và kết nối từ trái tim - đã chứng minh vai trò đặc biệt trong việc kiến tạo lòng tin và thúc đẩy hòa giải. Nền móng cho hòa giải và lòng tin . Phóng viên: Theo chuyên gia, đâu là những dấu mốc hoặc yếu tố nổi bật thể hiện sức mạnh đặc biệt của giao lưu nhân dân trong việc thúc đẩy hòa giải và xây dựng lòng tin giữa VN và Mỹ? + Bà Piper Campbell, GS tại ĐH American (Mỹ): Thượng nghị sĩ John McCain đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nền tảng cho quá trình khôi phục quan hệ chính thức. Lịch sử của ông mang lại cho ông một uy tín đặc biệt. Việc ông McCain và Thượng nghị sĩ John Kerry cùng hợp tác trong nỗ lực lưỡng đảng cũng có ý nghĩa lớn. Tôi từng nghe các quan chức Mỹ và VN nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc Chính phủ VN cho phép các nhóm đàm phán ban đầu tiếp cận một số địa điểm quan trọng, góp phần làm sáng tỏ những nghi vấn về các địa điểm bí mật giam giữ tù binh, giúp dẹp bỏ những nghi ngờ còn tồn tại. + TS Trần Nguyên Khang, giảng viên tại khoa Quan hệ quốc tế, ĐH KHXH&NV TP.HCM: Ngoại giao nhân dân đã tiên phong trong tiến trình hàn gắn và bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, khi các kênh chính thức còn bị ràng buộc vì di sản chiến tranh. Nổi bật là phong trào phản chiến của trí thức, tôn giáo Mỹ những năm 1960-1970, các chuyến thăm VN của các cựu binh Mỹ như John Kerry, John McCain từ đầu những năm 1990, cùng các nỗ lực vận động của họ tại Quốc hội Mỹ từ cuối thập niên 1980, đã góp phần quan trọng mở đường bình thường hóa quan hệ. Bên cạnh đó là hoạt động của các tổ chức nhân đạo, Hội Chữ thập đỏ, các chương trình hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, tháo gỡ bom mìn, đặc biệt là thiết lập Chương trình Fulbright - những “cầu nối tri thức” đầu tiên. Những nhân tố này giúp xóa bỏ định kiến, xây dựng lòng tin chính trị - xã hội, tạo động lực cho ngoại giao chính thức. . Các nhóm như trí thức, sinh viên, doanh nhân và cộng đồng người Việt tại Mỹ đã góp phần thúc đẩy sự thấu hiểu lẫn nhau. Chuyên gia đánh giá thế nào về tiềm năng của họ trong giai đoạn mới? + Bà Piper Campbell: Khu vực DMV (thủ đô Washington, D.C., bang Maryland và bang Virginia), nơi tôi đang sinh sống, có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt rất sôi động. Giống như nhiều người Mỹ trẻ tuổi, lần đầu tiên tôi biết đến VN là qua món “phở”, sự hiểu biết của tôi dần sâu sắc hơn khi có cơ hội tìm hiểu thêm về ẩm thực, văn hóa và âm nhạc VN. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài là những đại sứ tuyệt vời, đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa hai xã hội. Tôi cũng có cảm nhận rằng với nhiều cựu binh Mỹ, những trải nghiệm tại VN đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của họ sau này. Một số người trong số đó đã tích cực tham gia vào quá trình thúc đẩy hòa giải và cảm thấy đây là một hành trình có ý nghĩa sâu sắc. + TS Trần Nguyên Khang: Trong di sản hòa giải giữa hai đất nước Việt Nam và Mỹ những thập niên trước, trí thức, sinh viên, doanh nhân và cộng đồng người Mỹ gốc Việt là những trụ cột quan trọng. Sinh viên và trí thức - thế hệ “không ký ức chiến tranh” - mang lại góc nhìn cởi mở, sáng tạo, đóng vai trò chủ chốt trong hợp tác giáo dục, khoa học, đổi mới. Doanh nhân góp phần xây dựng niềm tin kinh tế, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt, với thế mạnh văn hóa - ngôn ngữ, là cầu nối tâm lý, tham gia nhiều sáng kiến xã hội, môi trường, quảng bá hình ảnh VN tích cực hơn tại Mỹ. Cầu nối thế hệ . Làm thế nào để giới trẻ Việt - Mỹ có thể trở thành “cầu nối liên thế hệ”, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trong 30 năm tới? + Bà Piper Campbell: Tôi rất vui khi thấy ngày càng nhiều sinh viên VN du học tại Mỹ. Hiện nay, VN đứng thứ tư trên toàn cầu về số lượng sinh viên theo học tại các trường đại học ở Mỹ. Sinh viên Mỹ cũng ngày càng quan tâm đến các chương trình du học, tôi mong có thêm nhiều Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E.Knapper (bìa phải) cùng lãnh đạo TP Đà Nẵng tham quan các gian hàng tại chương trình Giao lưu hữu nghị Việt-Mỹ 2025. Ảnh: BÁO NHÂN DÂN 30 năm Việt - Mỹ: Ngoại giao nhân dân trong kỷ nguyên mới Nhân dân hai nước tiếp tục vun đắp mối quan hệ Việt - Mỹ thông qua giao lưu, hợp tác, góp phần củng cố nền tảng bền vững cho quan hệ song phương. thỏa thuận trao đổi hai chiều giữa các trường đại học của hai nước. + TS Trần Nguyên Khang: Thế hệ trẻ đóng vai trò chiến lược, định hình hình ảnh quan hệ Việt - Mỹ trong vòng 30-50 năm tới. Họ quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững, công bằng, môi trường, đổi mới. Vì vậy, cần xây dựng mạng lưới lãnh đạo trẻ song phương, tạo sân chơi giao lưu kỹ năng, khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học, tăng cường học bổng, trao đổi, khuyến khích họ tham gia hoạch định chính sách ngoại giao nhân dân qua diễn đàn, tổ chức nghiên cứu, mô phỏng quốc tế. . Trong bối cảnh hai nước đã nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện, giao lưu nhân dân cần chuyển mình như thế nào để tương xứng với tầm vóc mới của quan hệ song phương? + TS Trần Nguyên Khang: Khi hai nước đã nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, giao lưu nhân dân cũng cần chuyển mình từ “hòa giải” sang “đồng kiến tạo tương lai”. Cần tập trung vào hợp tác giáo dục - công nghệ, đặc biệt trong đổi mới sáng tạo, AI, khởi nghiệp; thúc đẩy hợp tác cộng đồng về môi trường, biến đổi khí hậu; xây dựng các mạng lưới chuyên gia, doanh nhân song phương; đẩy mạnh các chương trình song bằng, thực tập xuyên biên giới. Điều quan trọng là hoạch định chiến lược dài hạn, định chế hóa các kênh giao lưu nhân dân trong cấu trúc quan hệ song phương. . Đâu là bài học mà các quốc gia khác có thể rút ra từ mô hình “giao lưu nhân dân và hòa giải dân tộc” giữa VN và Mỹ? + Bà Piper Campbell: Mối quan hệ giữa VN và Mỹ trong ba thập niên qua là điều thật sự đáng ghi nhận, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh chiến tranh từng diễn ra giữa hai nước. Thế giới ngày nay rất cần những ví dụ như quan hệ Việt - Mỹ để khẳng định rằng: Hòa giải thực sự là điều có thể đạt được, hận thù không phải là con đường duy nhất. Các chương trình trao đổi sinh viên có sức lan tỏa vượt xa phạm vi của từng cá nhân tham gia. “Mạng lưới con người chiến lược” này không chỉ giúp hai bên hiểu nhau, mà còn hướng tới việc cùng nhau kiến tạo ước mơ, chia sẻ tương lai - và đó chính là những mối liên kết bền chặt nhất giữa VN và Mỹ. + TS Trần Nguyên Khang: Với tư cách là một học giả Fulbright từng nghiên cứu về quyền lực mềm qua ngoại giao bảo tàng và ngoại giao nhân dân tại Mỹ, tôi cảm nhận sâu sắc sức mạnh đặc biệt của giao lưu nhân dân trong kiến tạo hòa giải và lòng tin. Làm việc tại các viện nghiên cứu, bảo tàng, gặp gỡ đồng nghiệp Mỹ, tôi nhận ra rằng những câu chuyện lịch sử khi được kể lại bằng tinh thần nhân văn sẽ giúp chúng ta nhìn nhau như những con người, với ký ức, ước mơ và trách nhiệm chung. Ngoại giao nhân dân không áp đặt, không khoe khoang, mà lan tỏa bằng đồng cảm và tin cậy. • Thế giới ngày nay rất cần những ví dụ như quan hệ Việt - Mỹ để khẳng định rằng: Hòa giải thực sự là điều có thể đạt được, hận thù không phải là con đường duy nhất. Cuối tháng 6 vừa qua, chương trình Giao lưu hữu nghị Việt - Mỹ đã diễn ra tại Đà Nẵng. Tham dự chương trình có Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị VN Phan Anh Sơn, Đại sứ Mỹ tại VN Marc E. Knapper, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, cùng gần 3.000 người dân và khách quốc tế. Phát biểu khai mạc, ông Sơn nhấn mạnh hai nước đã cùng nhau vượt qua quá khứ, phát huy điểm tương đồng và hướng tới tương lai. Ông Sơn tin tưởng rằng giao lưu nhân dân sẽ tiếp tục là cầu nối vững chắc trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Đại sứ Knapper đánh giá cao ý nghĩa chương trình và cho rằng đây là minh chứng sống động cho vai trò nền tảng của giao lưu nhân dân trong quan hệ Việt - Mỹ. Minh chứng sống động cho giao lưu nhân dân “Mô hình “giao lưu nhân dân - hòa giải quốc gia” là một trong những di sản mềm đáng tự hào nhất của quan hệ Việt - Mỹ, đồng thời là bài học quý cho các quốc gia khác: Giao lưu nhân dân có thể hạ nhiệt căng thẳng, tạo nhận thức chung, mở ra không gian đối thoại, miễn là có thời gian, kiên nhẫn và đầu tư xã hội”-TSTrần Nguyên Khang. Tiêu điểm

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Sáu 11-7-2025 vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Người phạm tội có thể chiếm đoạt tài sản bằng các hình thức chiếm đoạt khác nhau. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại về tài sản, mức độ thiệt hại được xác định bằng trị giá tài sản chiếm đoạt được. Tội này có cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm có ý nghĩa định tội. Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. Tuy khoản 1 Điều 353 BLHS không nêu cụ thể dấu hiệu động cơ phạm tội nhưng về bản chất động cơ của người phạm tội tham ô tài sản là động cơ vụ lợi, vì Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Về chủ thể của cấu thành tội phạm: Đây là tội phạm có chủ thể đặc biệt nên ngoài dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn được giao quản lý tài sản. Theo diễn biến hành vi thể hiện trong bản kết luận điều tra và trong bản án sơ thẩm, để kết luận người đó phạm tội tham ô tài sản cần chứng minh bản chất của sự việc là người thực hiện hành vi đã lợi dụng chức vụ được giao là hiệu trưởng (người quản lý và chịu trách nhiệm liên quan đến kinh phí hoạt động thường xuyên của trường) để chiếm đoạt tài sản từ nguồn này, hay là hành vi làm trái với các quy định về sử dụng kinh phí trong việc mua sắm thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Trong vụ án này, hiệu trưởng đã tự mua vật tư để tự làm các thiết bị và sử dụng các hóa đơn, trong đó có các hóa đơn không đúng quy định để quyết toán. Nếu chỉ căn cứ vào việc nội dung các hóa đơn được sử dụng để thanh toán và chênh lệch giữa phần trả cho nguyên vật liệu và phần được quyết toán để kết luận về hành vi tham ô tài sản là chưa đầy đủ để chứng minh hành vi chiếm đoạt. Phải có đủ chứng cứ để làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, hiệu trưởng đã sử dụng những khoản tiền được quyết toán từ các hóa đơn này vào các nội dung gì để xác định có chiếm đoạt hay không? Thứ hai, xác định trị giá của các trang thiết bị đã được làm để xác định mức độ thiệt hại. Cần lưu ý khi định giá đối với các trang thiết bị là phải xác định giá trị tương ứng ở thời điểm hoàn thành các trang thiết bị mà không phải là thời điểm định giá hiện tại. Thứ ba, xác định động cơ của người thực hiện hành vi có vụ lợi cho bản thân hay không? Nếu không đủ chứng cứ để chứng minh cho hành vi chiếm đoạt, động cơ vụ lợi cho bản thân người thực hiện hành vi thì chưa đủ cơ sở để kết luận hiệu trưởng phạm tội tham ô tài sản. Trong trường hợp chứng cứ chỉ đủ cơ sở chứng minh người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ được giao trong việc sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên của trường để mua sắm trang thiết bị dạy học gây thiệt hại cho trường từ 10 triệu đồng trở lên thì hành vi có thể cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 BLHS. Về hình phạt, bản án sơ thẩm đã kết luận hiệu trưởng phạm tội tham ô tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 353 BLHS. Đây đã là mức thấp nhất trong khung hình phạt nhưng mức án bảy năm tù cho việc kết luận tham ô 10,7 triệu đồng là quá nghiêm khắc. Đồng tình với phán quyết của HĐXX phúc thẩm ThS - luật sư Trần Hoàng Hải YẾN CHÂU Như báo Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, mới đây, TAND tỉnh Cà Mau đã xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ ông Trần Văn Tâm (Hiệu trưởng Trường THCS Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển cũ) bị cáo buộc tội tham ô tài sản với số tiền 10,7 triệu đồng. HĐXX cho rằng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm bỏ qua việc định giá tài sản là một thiếu sót nghiêm trọng nên đã hủy án để điều tra lại. Việc cáo buộc ông Tâm phạm tội tham ô tài sản trong vụ án này còn nhiều ý kiến khác nhau. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu quan điểm của một số chuyên gia. Cần làm rõ nhiều vấn đề Theo TS Nguyễn Thị Ánh Hồng (ảnh), Trưởng bộ môn Luật hình sự, khoa Luật hình sự, Trường ĐH Luật TP.HCM, việc định tội danh tham ô tài sản cần chú ý phân biệt với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt và các tội phạm tham nhũng khác. Căn cứ khoản 1 và khoản 6 Điều 353 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2025) quy định về tội tham ô tài sản thì dấu hiệu định tội được xác định qua các yếu tố sau: Khách thể của cấu thành tội phạm: Xâm phạm hoạt động đúng đắn, xâm phạm đến quyền sở hữu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước. Đối tượng tác động là tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên. Mặt khách quan của cấu thành tội phạm là hành vi lợi dụng chức Bài viết “Hủy án vụ hiệu trưởng bị cáo buộc tham ô 10,7 triệu đồng” đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 10-7. Phong (ảnh), Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng để nhận định hành vi của ông Tâm có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS hay không, cần làm rõ hai vấn đề. Đó là ông Tâm có lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản công do mình có trách nhiệm quản lý hay không và nếu có thì trị giá số tiền chiếm đoạt là bao nhiêu. Mà cả hai vấn đề này tòa án cấp sơ thẩm đều chưa làm rõ. Theo hồ sơ vụ án, các sản phẩm như kệ hồ sơ, bàn ghế, bảng thông báo là có thật, hiện hữu và đang được sử dụng tại trường. Dù ông Tâm có sai phạm về thủ tục khi mua hóa đơn nhưng không thể phủ nhận giá trị sức lao động và giá trị của các sản phẩm mà ông đã làm ra. Vì vậy, việc định giá các sản phẩm mà ông Tâm đã làm ra là quan trọng và bắt buộc. Ông Tâm khai đã sử dụng số tiền trên cho việc tập thể của trường, chứ không chiếm đoạt riêng như tiền sửa hàng rào, tiền Internet, tiền công tác phí cá nhân, tiền thuê kế toán cho trường, tiền photo tài liệu và đặt cơm cho đoàn thanh tra. Có thể thấy nếu số tiền trên ông Tâm dùng cho việc tập thể thì việc kết luận ông chiếm đoạt tài sản của trường liệu có hợp lý chưa? Hành vi tham ô tài sản là hành vi được thực hiện với yếu tố về mặt chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp. Vậy cần làm rõ ông Tâm có chủ đích dùng các hóa đơn bên ngoài để hợp thức hóa, sau đó chiếm đoạt tài sản của nhà trường hay không. Do vụ án có nhiều mâu thuẫn, tình tiết chưa được chứng minh làm rõ nên việc HĐXX phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại là phù hợp.• HĐXX phúc thẩm cho rằng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm bỏ qua việc định giá tài sản là một thiếu sót nghiêm trọng nên đã hủy án để điều tra lại. Băn khoăn với cáo buộc hiệu trưởng ở Cà Mau tham ô 10,7 triệu đồng Các chuyên gia cho rằng việc bản án sơ thẩm tuyên ông Trần Văn Tâm phạm tội tham ô tài sản với số tiền 10,7 triệu đồng là thiếu thuyết phục. Bản án sơ thẩm tuyên ông Trần Văn Tâm bảy năm tù về tội tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS 2015 là chưa thuyết phục và còn nhiều điểm cần làm rõ. Quyết định hủy án của HĐXX phúc thẩm để điều tra lại là cần thiết, đảm bảo giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật. Bởi lẽ, thứ nhất, cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã bỏ qua việc định giá tài sản do ông Tâm chế tác, dẫn đến việc xác định thiệt hại 10,7 triệu đồng. Các sản phẩm này là có thật, được nhà trường đưa vào sử dụng và phục vụ lợi ích chung. Nếu giá trị thực tế của chúng tương đương hoặc gần bằng số tiền thanh toán thì có thể không có thiệt hại, một yếu tố bắt buộc để cấu thành tội tham ô tài sản. Thứ hai, cần làm rõ ý thức chủ quan của ông Tâm. Ông thừa nhận sử dụng hóa đơn khống là sai quy định nhưng khẳng định chỉ nhằm hợp thức hóa chi phí cho công sức và vật liệu, không có ý định và mục đích chiếm đoạt. Đồng thời, cơ quan chuyên môn là Sở Tài chính tỉnh Cà Mau có kết luận các chứng từ thanh toán, quyết toán cơ bản đảm bảo theo quy định pháp luật, mà tội tham ô yêu cầu lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt nhưng hiện chưa làm rõ về động cơ vụ lợi cá nhân của ông Tâm. Thứ ba, cơ quan tố tụng chỉ dựa vào hóa đơn khống để tính thiệt hại mà không xem xét các khoản chi hợp lý, thực tế là chưa xem xét toàn diện, khách quan vụ án, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị cáo. Ông Tâm là hiệu trưởng chuyên môn về giáo dục, không phải chuyên môn về tài chính nên việc sai phạm trong quản lý tài chính có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết pháp luật, không phải là hành vi cố ý chiếm đoạt. Thiết nghĩ cần xem xét hậu quả để lại có lớn không, khi các sản phẩm đã phục vụ lợi ích công và có thể khắc phục, xử lý hành chính thay vì truy cứu TNHS. Luật sư NGUYỄN HỮU TIẾNG, Đoàn Luật sư TP.HCM Cần xem xét toàn diện vụ án phapluat@phapluattp.vn

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==