6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Bảy 12-7-2025 bộ, đảng viên nguyên là các lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh; làm mất niềm tin, uy tín của Đảng và các cấp chính quyền; đe dọa đến sự tồn vong của chế độ ở từng địa phương. Hành vi của bị cáo Hậu là tiền đề dẫn đến hành vi sai phạm của các bị cáo khác. Hành vi của mỗi bị cáo là một mắt xích, một khâu trong chuỗi các hành vi phạm tội gây ra hậu quả, thiệt hại. Do đó, việc khởi tố, truy tố và đưa các bị cáo ra xét xử, áp dụng hình phạt nghiêm minh đối với từng bị cáo, ở từng tội danh, dựa trên tính chất, mức độ, hậu quả hành vi của các bị cáo là cần thiết. Qua đó nhằm xử lý nghiêm những cá nhân có hành vi đi ngược lại lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và xã hội; đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về kinh tế, tham nhũng nói riêng và các tội phạm khác nói chung trong giai đoạn hiện nay. Đưa hối lộ các lãnh đạo 132 tỉ đồng Theo cáo buộc, với vai trò là chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, chủ tịch HĐQT Công ty Thăng Long, Nguyễn Văn Hậu chỉ đạo nhân viên dưới quyền thực hiện ba nhóm hành vi phạm tội. Ở hành vi đưa hối lộ, lợi dụng mối quan hệ cá nhân hoặc qua công việc, Hậu đã đưa tiền cho các cá nhân là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, các sở, ngành hai tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi với tổng số tiền 132 tỉ đồng. Từ đó, các bị cáo này lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thực hiện công việc theo đề nghị của Hậu, giúp Hậu cùng Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Thăng Long được thực hiện các dự án, tham gia đấu thầu và trúng thầu thi công các gói thầu. Đồng thời, Công ty Thăng Long được điều chỉnh, giảm giá trị định giá đất từ BÙI TRANG Sáng 11-7, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Văn Hậu (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sơn), bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũ) và 39 bị cáo khác trong vụ án đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định đấu thầu, kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại một số địa phương. Hành vi gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hậu mức án 7 năm tù về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, 9 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 14 năm tù về tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là 30 năm tù. Với tội nhận hối lộ, bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan bị tuyên phạt 14 năm tù; Lê Duy Thành (cựu chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũ) 12 năm tù; Phạm Hoàng Anh (cựu giám đốc Sở Xây dựng) 8 năm tù; Nguyễn Văn Khước (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh) 7 năm tù; Hoàng Văn Nhiệm (cựu phó giám đốc Sở Tài chính) 4 năm tù; Chu Quốc Hải (cựu phó giám đốc Sở TN&MT) 4 năm tù… HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội; là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và cách hành xử của một bộ phận không nhỏ cán Bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan. Ảnh: HOÀNG HUY 708 tỉ đồng xuống còn 507 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Hậu còn chỉ đạo cấp dưới thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư trong dự thầu, chấm thầu. Cụ thể là chỉ đạo cấp dưới gian lận hồ sơ năng lực trong đấu thầu, vi phạm công bằng, minh bạch; thiết lập, sử dụng ba công ty Tự Lập, Miền Trung, Yên Lạc tham dự thầu với vai trò “quân xanh, quân đỏ” để đảm bảo Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu. Sau khi trúng thầu, Hậu đã chỉ đạo thực hiện việc chuyển nhượng thầu trái pháp luật, gây thiệt cho Nhà nước tổng số tiền 459 tỉ đồng. Để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đồng thời có tiền để chi dùng phục vụ các hoạt động kinh doanh, đấu thầu, thực hiện dự án trái pháp luật và sử dụng mục đích cá nhân, Hậu đã chỉ đạo bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại các dự án bất động sản để doanh thu ngoài sổ sách. Hậu thiết lập hai hệ thống sổ sách kế toán, tài chính để theo dõi riêng các khoản tiền thu ngoài hợp đồng của khách hàng, không ghi nhận trên sổ sách, kê khai, hạch toán nhằm che giấu, trốn tránh nghĩa vụ tài chính, gây thiệt hại cho Nhà nước 504 tỉ đồng.• HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội; là biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… 4 trường thông tin của đương sự sẽ được cập nhật vào phần mềm quản lý án phapluat@phapluattp.vn TAND Tối cao mới đây ban hành Công văn 243/ TANDTC-PC về việc cập nhật thông tin số định danh cá nhân của đương sự vào phần mềm quản lý án. Theo công văn, để thực hiện nhiệm vụ kết nối, đồng bộ dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, TAND Tối cao yêu cầu các TAND thực hiện việc cập nhật thông tin của đương sự trong vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Cụ thể, kể từ ngày 1-7, khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì tòa án phải thu thập để lưu hồ sơ, cập nhật, bổ sung ngay lên phần mềm quản lý án bốn trường thông tin của đương sự. Đó là họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân; nơi cư trú. Việc này áp dụng đối với các vụ việc: Tranh chấp, yêu cầu về ly hôn; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; tranh chấp, yêu cầu về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, đã chết; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi… Khi thực hiện các yêu cầu tại tòa trong các vụ việc nêu trên, đương sự cần xuất trình, cung cấp bản sao giấy tờ tùy thân (CCCD, hộ chiếu) để lưu vào hồ sơ vụ án và phục vụ cho việc cập nhật, bổ sung thông tin lên phần mềm quản lý án. Đối với những vụ việc chưa giải quyết xong tính đến ngày 31-5-2025 thì các tòa án cần thu thập, bổ sung thông tin để bảo đảm các bản án, quyết định ban hành sau ngày 31-52025 đủ điều kiện đồng bộ sang cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp không thu thập được đầy đủ thông tin của đương sự thì cập nhật đầy đủ những thông tin hiện có trong hồ sơ vụ việc. Các tòa án cần rà soát, thực hiện nghiêm túc, bảo đảm các bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật phải được gửi đến UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn để ghi chú vào sổ hộ tịch. Các quyết định tuyên bố hoặc hủy bỏ việc tuyên bố một người mất tích, đã chết phải được gửi đến UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố theo đúng quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, BLDS, Luật Hộ tịch. YẾN CHÂU Cựu bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan lãnh 14 năm tù HĐXX tuyên phạt bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan, cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (cũ), 14 năm tù về tội nhận hối lộ. Về khắc phục hậu quả vụ án, bị cáo Nguyễn Văn Hậu đã nộp 880 tỉ đồng, có 285 tỉ đồng bị phong tỏa trong tài khoản và hơn 300.000 USD bị thu giữ cùng với hơn 5 tỉ đồng các bị cáo nộp khắc phục hậu quả chung của vụ án. Chưa kể 501 lượng vàng bị thu giữ, bị cáo Hậu đã khắc phục 1.179 tỉ đồng, thừa so với nghĩa vụ bị cáo phải thực hiện là hơn 1.160 tỉ đồng. Tiêu điểm Theo cáo buộc, tại tỉnh Vĩnh Phúc, khi dự án chợ đầu mối đứng trước nguy cơ bị thu hồi, chấm dứt hoạt động, bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan ba lần nhận tiền của bị cáo Hậu, tổng cộng 25 tỉ đồng và 1 triệu USD để tạo điều kiện cho dự án được tiếp tục thực hiện. Bị cáo Lê Duy Thành nhận bốn lần, tổng số tiền 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD. Bị cáo Phạm Hoàng Anh nhận năm lần, tổng số tiền 400 triệu đồng và 20.000 USD. Các bị cáo Nguyễn Văn Khước, Hoàng Văn Nhiệm, Chu Quốc Hải cũng đều nhận tiền. Sau đó, họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp, tạo điều kiện cho Công ty Thăng Long ba lần được điều chỉnh giảm giá trị định giá đất từ 708 tỉ đồng xuống còn 507 tỉ đồng trái quy định. Tại Quảng Ngãi, bị cáo Đặng Văn Minh (cựu giám đốc Sở GTVT) thực hiện chủ trương của bị cáo Cao Khoa (cựu chủ tịch UBND tỉnh) can thiệp, chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi thông thầu, tạo điều kiện cho Tập đoàn Phúc Sơn trúng các gói thầu số 12 dự án đường bờ nam sông Trà Khúc trong khi doanh nghiệp này không đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công. Bị cáo Minh nhận tiền của bị cáo Hậu tám lần với tổng số hơn 22 tỉ đồng và 240.000 USD, đưa cho hai bị cáo Cao Khoa và Lê Viết Chữ (cựu phó chủ tịch UBND tỉnh) mỗi người 6 tỉ đồng. Bản thân bị cáo Minh hưởng lợi cá nhân 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD. Nhận tiền để giúp doanh nghiệp trúng thầu Bị cáo Nguyễn Văn Hậu tại phiên tòa. Ảnh: HOÀNG HUY
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==