156-2025

11 Kinh tế - Thứ Hai 14-7-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn Liên minh cà phê Việt Nam - Brazil: Thách thức thành cơ hội Đề xuất lịch sử về liên minh cà phê Việt Nam - Brazil mở ra cơ hội nâng tầm thương hiệu song giới chuyên gia và doanh nghiệp chỉ ra nhiều rào cản, đòi hỏi một chiến lược khôn ngoan. QUANG HUY Đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc hình thành một liên minh chiến lược với Brazil, quốc gia sản xuất cà phê số 1 thế giới tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil gần đây, đã mở ra một chương thảo luận sôi nổi trong ngành. Đây vừa là một cơ hội chưa từng có để học hỏi, hợp tác, vừa là lời nhắc nhở về vị thế và những thách thức nội tại của một cường quốc xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu nhưng vẫn loay hoay với bài toán thương hiệu và giá trị gia tăng. Liên minh chiến lược Ý tưởng về một liên minh giữa hai nhà sản xuất cà phê lớn nhất hành tinh ngay lập tức tạo ra một làn sóng kỳ vọng. Về mặt vĩ mô, đây là một tuyên bố mạnh mẽ, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chính phủ. Đại diện cho tiếng nói của ngành hàng, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương này. Ông xem đây là cơ hội để hai cường quốc có thể hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển sản xuất bền vững và ổn định thị trường, hướng tới lợi ích chung cho nông dân. “Việc cà phê Việt Nam hợp tác với Brazil, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ, nông nghiệp tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính, là vô cùng cần thiết. Đây là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm từ một nền nông nghiệp tiên tiến, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường thế giới” - ông Hải nhận định. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng đó, góc nhìn từ các chuyên gia lại có phần thận trọng hơn. Chuyên gia cà phê Nguyễn Quang Bình đưa ra một phân tích thẳng thắn, cho rằng về bản chất, cà phê Việt Nam và Brazil vẫn là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp. “Việc ngồi lại nói chuyện là tốt nhưng trên thương trường, khi Mỹ áp thuế, “anh nào lo thân anh nấy chạy”, sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn” - ông Bình phân tích. Giải pháp nào cho cà phê Việt vươn tầm? Cuộc thảo luận về liên minh với Brazil, dù còn nhiều quan điểm, đã có một tác động tích cực lớn: Buộc ngành cà phê Việt Nam phải nhìn lại chính mình và nghiêm túc tìm lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Các chuyên gia và hiệp hội đều đồng thuận rằng đã đến lúc phải có những hành động quyết liệt để thay đổi. Dưới góc độ của Vicofa, Chủ tịch Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh mục tiêu chiến lược của ngành không chỉ là Xuất khẩu cà phê sáu tháng đầu năm 2025 đã vượt kỷ lục cả năm Ngành cà phê Việt Nam đã thiết lập một kỷ lục lịch sử mới ngay trong sáu tháng đầu năm 2025. Theo thống kê, lũy kế sáu tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê đạt khoảng 954.000 tấn, mang về giá trị hơn 5,4 tỉ USD, tăng 5% về khối lượng nhưng tăng đột biến 67,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, chỉ trong nửa năm, kim ngạch thu về đã chính thức vượt qua con số kỷ lục của cả năm 2024 (5,48 tỉ USD). Mức tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng tới 59%, đạt 5.708 USD/tấn. Đức, Ý và Tây Ban Nha tiếp tục là các thị trường tiêu thụ hàng đầu. Động lực mới cho thị trường đến từ thông tin Mỹ có thể sẽ áp mức thuế đối ứng hợp lý cho nông sản Việt. Mức thuế này được kỳ vọng sẽ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính là Brazil và Colombia, giúp nâng cao vị thế của cà phê Việt. Hiệu ứng tích cực từ tin tức này đã giúp giá cà phê nội địa và giá Robusta thế giới bật tăng trở lại vào đầu tháng 7, sau chuỗi hơn hai tháng giảm sâu. Với đà tăng trưởng hiện tại và những lợi thế cạnh tranh mới, dự báo giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2025 cầm chắc mốc 7,5 tỉ USD. Ngày 13-7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - Vòng đối thoại địa phương cụm miền núi Đông Bắc Bộ. Khai mạc diễn đàn, ông La Giang Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lạng Sơn, cụm trưởng cụm miền núi Đông Bắc Bộ, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của khu vực miền núi Đông Bắc. Đây là vùng đất mang trong mình nhiều tiềm năng về kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp bản địa, đến du lịch văn hóa - sinh thái… Tuy nhiên, để phát triển, cần những cơ chế linh hoạt, doanh nhân dấn thân và chính sách thực sự phù hợp với thực tiễn vùng miền. Ông Hoàng Công Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, khẳng định Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 được thiết kế theo cấu trúc ba vòng liên thông. Vòng đối thoại cấp địa phương, vòng đối thoại cấp bộ, ngành và vòng đối thoại cấp cao. Mô hình này giúp kết nối trực tiếp tiếng nói của doanh nghiệp tư nhân với hệ thống hoạch định chính sách, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái phản biện - đề xuất - hành động mang tính thực chất. Tại diễn đàn, các doanh nhân trẻ đã phân tích về tiềm năng, thế mạnh của vùng Đông Bắc Bộ và đưa ra nhiều giải pháp để phát triển logistics cửa khẩu và công nghiệp chế biến gắn với tài nguyên bản địa; chính sách tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ tại miền núi; tận dụng chuyển đổi số để rút ngắn khoảng cách vùng sâu, vùng xa; liên kết phát triển du lịch sinh thái - văn hóa - cộng đồng. Phát biểu tại diễn đàn, ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, nhấn mạnh diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn, các hội doanh nhân trẻ các tỉnh trong khu vực bày tỏ quan điểm, đưa ra các ý kiến đề xuất, thể hiện tư duy với nội dung xoay quanh bốn nghị quyết lớn của Trung ương về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; hội nhập quốc tế trong tình hình mới; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; phát triển kinh tế tư nhân để đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới theo chủ trương chỉ đạo của Trung ương. Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tỉnh, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân trẻ tích cực tham gia chia sẻ những ý kiến, đề xuất thiết thực; đồng thời cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực chuyển đổi số, đổi mới mô hình sản xuất - kinh doanh, hướng đến phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. TX sản lượng mà phải là gia tăng giá trị và phát triển bền vững. Ông Hải chỉ ra ba hướng đi cốt lõi. Thứ nhất, đẩy mạnh tái canh, phát triển các vùng trồng chất lượng cao, áp dụng quy trình sản xuất có chứng nhận. Thứ hai, tập trung vào công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là cà phê rang xay và hòa tan tinh chế để tăng tỉ lệ xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ 10% hiện nay lên 25%-30% trong những năm tới. Thứ ba, cũng là cấp bách nhất, là thích ứng với các quy định mới của thị trường, điển hình là quy định không gây mất rừng của EU (EUDR). Ông Hải cho biết: “Vicofa đang tích cực làm việc với các bộ, ngành và đối tác quốc tế để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, đảm bảo 100% cà phê xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của EU. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để chúng ta tái cấu trúc ngành hàng theo hướng minh bạch và có trách nhiệm hơn”. Bổ sung cho định hướng này, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cũng khẳng định: “Chúng ta không thể đua với Brazil về sản xuất đại trà giá rẻ. Con đường của chúng ta là cà phê đặc sản, là chất lượng, là câu chuyện đằng sau hạt cà phê”. Như vậy, để vươn tầm thương hiệu, một chiến lược tổng thể cần được thực thi. Chính phủ cần đóng vai trò kiến tạo, hỗ trợ đăng ký và bảo hộ các chỉ dẫn địa lý quan trọng như “Cà phê Buôn Ma Thuột” trên trường quốc tế. Các chương trình xúc tiến thương mại cần được thiết kế lại, không chỉ quảng bá “cà phê Việt Nam” một cách chung chung, mà phải kể được những câu chuyện hấp dẫn về vùng trồng, về văn hóa cà phê phin độc đáo, về nỗ lực phát triển bền vững của nông dân...• Mục tiêu chiến lược của ngành cà phê Việt không chỉ là sản lượng mà phải là gia tăng giá trị và phát triển bền vững. Ảnh: QH Đây là cơ hội để chúng ta học hỏi kinh nghiệm từ một nền nông nghiệp tiên tiến, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường thế giới. Các diễn giả tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - Vòng đối thoại địa phương cụm miền núi Đông Bắc Bộ. Ảnh: TTXVN Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam: Vòng đối thoại địa phương cụm Đông Bắc Bộ

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==