156-2025

13 VÕ TÙNG Sau loạt bài “Tiếng kêu ai oán giữa rừng xanh” do báo Pháp Luật TP.HCM đăng tải, phản ánh thực trạng săn bắt động vật hoang dã tại vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên, một chuyển biến tích cực đã dần xuất hiện từ chính nơi từng được xem là điểm nóng. Công ty Du lịch Oxalis, đơn vị từng tiên phong trong mô hình du lịch khám phá hang động tại Quảng Bình, đã chủ động triển khai một chương trình đặc biệt là tài trợ lớp học tiếng Anh và kỹ năng nghiệp vụ du lịch cho đồng bào dân tộc Mạ tại làng Tà Lài, xã Tà Lài, Đồng Nai. Đây là một bước đi mới trong hành trình giúp đồng bào chuyển đổi sinh kế, từ bỏ dần việc săn bắt, hái lượm trong rừng tiến tới làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn thiên nhiên và văn hóa. Với quy mô ban đầu gồm 15 học viên, lớp học diễn ra đều đặn hằng tuần tại làng Tà Lài, nơi sinh sống của cộng đồng người Mạ gần trung tâm VQG Cát Tiên. Chương trình hướng đến việc trang bị kiến thức tiếng Anh giao tiếp cơ bản, kỹ năng giới thiệu văn hóa, sản phẩm địa phương và từng bước nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững. Người học không chỉ học cách nói “hello” hay giới thiệu tên tuổi, mà còn học cách kể về cồng chiêng, rượu cần, nhà dài, về VQG Cát Tiên, về những giá trị mà chính họ từng không nhận ra khi sinh sống ngay bên cạnh một trong những khu rừng quý nhất Đông Nam Bộ. “Trước kia nhà tôi cũng có người đi lấy măng, săn chuột, đặt bẫy trong rừng. Giờ thấy rừng bị báo đăng, bị cấm, sợ thì sợ nhưng cũng chưa biết làm gì khác. Nay học được tiếng Anh, biết khách Tây họ mê rừng, mê cồng chiêng mình, tôi mừng lắm. Mong có ngày làm được homestay nhỏ…” - một học viên trung niên trong lớp học chia sẻ chân thành. Theo ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty Oxalis, đây không chỉ là một hoạt động xã hội đơn thuần mà nằm trong chiến lược phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. “Chúng tôi tin rằng khi có sinh kế ổn định, người dân sẽ là những người bảo vệ rừng tốt nhất” - ông Á nói. Người Mạ tại Tà Lài vốn sống chủ yếu nhờ canh tác vụ mùa, thu hái lâm sản tự nhiên và một số nghề thủ công nhỏ lẻ. Kinh tế bấp bênh, việc học hành của con em còn hạn chế, nhiều người không có việc làm ổn định. Câu chuyện sinh kế gắn với rừng - từ rừng - là bài toán chưa có lời giải suốt nhiều năm qua. Trong khi đó, VQG Cát Tiên đang trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái quan trọng phía Nam, thu hút du khách quốc tế quan tâm đến môi trường và văn hóa bản địa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực địa phương có thể tham gia làm du lịch, nhất là giao tiếp tiếng Anh cơ bản, vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng. Lớp học của Oxalis được đánh giá như một cánh cửa nhỏ mở ra tương lai lớn, nơi người dân vừa học vừa thay đổi tư duy, từ chỗ “làm nghề rừng” sang “làm du lịch rừng”. Có lẽ điều đáng mừng nhất sau những tiếng kêu cứu của muông thú trên mặt báo, là nay có tiếng nói mới, tiếng học bài, tiếng luyện phát âm, tiếng trò chuyện bằng tiếng Anh ngay giữa đại ngàn. Đó không chỉ là sự thức tỉnh, mà là hành trình tái sinh của cả một cộng đồng bắt đầu từ giáo dục, từ tri thức, từ niềm tin rằng rừng có thể mang lại tương lai nhưng không phải bằng bẫy thú, mà bằng những tour du lịch tử tế do chính người bản địa làm chủ.• Một tình nguyện viên tham gia lớp học tiếng Anh miễn phí ven Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh: CTV Muốn bảo vệ rừng, không thể chỉ cấm. Phải tạo ra sinh kế khác. Khi rừng trở thành kế sinh nhai hợp pháp, tự nhiên sẽ không ai phá rừng nữa. Với những tín hiệu tích cực ban đầu, chúng tôi kỳ vọng chương trình sẽ được nhân rộng không chỉ ở làng Tà Lài mà cả các thôn bản vùng đệm khác. Mục tiêu lâu dài là xây dựng các tổ du lịch cộng đồng, nơi người dân địa phương trực tiếp dẫn khách, kể chuyện bản làng, nấu ăn truyền thống, biểu diễn cồng chiêng… Chị KA HƯƠNG, Chủ nhiệm lớp học tiếng Anh Đời sống xã hội - Thứ Hai 14-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Từ “Tiếng kêu ai oán...” đến lớp tiếng Anh giữa đại ngàn Doanh nghiệp đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số, mở lối sinh kế bền vững, hướng đến du lịch cộng đồng thay vì săn bắt rừng xanh. Chủ tịch xã gửi thư xin lỗi người dân vì tình trạng vứt xác heo bừa bãi gây ô nhiễm Ngày 13-7, ông Lê Hà An, Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp (tỉnh Gia Lai), cho biết đã huy động lực lượng thu gom, xử lý chôn lấp khoảng 80 con heo chết bị người dân vứt bỏ xuống các kênh mương, suối trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường. Theo ông An, số lượng heo chết bị người dân vứt dọc bờ kênh, suối rất lớn khiến công tác thu gom và xử lý của lực lượng cán bộ xã rất vất vả. Ban đêm, địa phương còn tổ chức nhiều tổ tuần tra, ngăn chặn người dân lén vứt xác heo không đúng nơi quy định. “Việc người dân vứt xác heo xuống kênh mương, suối khiến nguy cơ phát tán dịch rất lớn. Việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực” - ông An nói. Ông An cho biết thêm ngày 12-7, ông đã có thư xin lỗi gửi đến toàn thể nhân dân trên địa bàn về “hoạt động thu gom, xử lý xác heo làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung”. Ông mong muốn bà con nhân dân thông cảm, chia sẻ. Cụ thể, do khối lượng công việc quá lớn, xác heo đang trong quá trình phân hủy, cộng với thời tiết nắng nóng dẫn đến phát tán mùi hôi thối tại các khu dân cư lân cận dọc tuyến đường vận chuyển, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của bà con nhân dân. Xã cam kết sẽ tăng cường kiểm tra tình trạng người dân vứt xác heo bừa bãi ra môi trường và xử lý nghiêm theo quy định; phối hợp với lực lượng thú y kiểm tra, thu gom, xử lý kịp thời các đàn heo có mầm bệnh. Đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các biện pháp tiêu độc, khử trùng chuồng trại, đưa xác động vật đến nơi tập kết xử lý tập trung UBND xã đã chuẩn bị sẵn và có thông báo rộng rãi cụ thể địa điểm trong thời gian qua. Theo báo cáo của UBND xã Bình Hiệp, trong tháng qua, trên địa bàn xảy ra tình trạng heo bị dịch bệnh nhưng nhiều hộ chăn nuôi chữa trị không hiệu quả, không tuân thủ các biện pháp xử lý, tiêu hủy theo quy định và vứt xác heo trên các tuyến kênh mương làm phát sinh mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng trên, UBND xã yêu cầu trưởng phòng kinh tế, công an xã, các phòng, ban ngành có liên quan, các hộ dân, tổ chức chăn nuôi heo nghiêm túc thực hiện công tác phòng dịch; nghiêm cấm hành vi vứt xác động vật ra môi trường và tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Cùng với đó, báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với lực lượng thú y cơ sở, các địa phương tăng cường công tác khoanh vùng, kiểm soát và dập dịch; tiến hành các biện pháp tiêu độc, khử trùng. LÊ KIẾN “Chúng tôi tin rằng khi có sinh kế ổn định, người dân sẽ là những người bảo vệ rừng tốt nhất.” Chính quyền địa phương huy động lực lượng và phương tiện trục vớt heo chết bị vứt xuống kênh mương trên địa bàn. Ảnh: HA Giải cứu thành công 2 người bị rơi xuống vực tại Vườn quốc gia Ba Vì Ngày 13-7, Công an TP Hà Nội cho biết lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH kịp thời tổ chức giải cứu thành công hai người đi xe máy rơi xuống vực tại Vườn quốc gia Ba Vì. Trước đó, khoảng 9 giờ ngày 13-7, hai người cùng 54 tuổi (trú phường Vĩnh Hưng, Hà Nội) chạy xe máy lên Vườn quốc gia Ba Vì thì bị rơi xuống vực sâu khoảng 25 m. Nhận được tin báo, Đội Chữa cháy và CNCH khu vực số 27, số 6 và số 2, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP đã điều bốn xe chuyên dụng cùng 25 chiến sĩ đến hiện trường. Do sườn núi nạn nhân rơi xuống có độ dốc khoảng 30 độ so với phương thẳng đứng, cây rậm và khe sâu khiến việc tiếp cận, triển khai CNCH gặp nhiều khó khăn. Ban đầu, các chiến sĩ sử dụng dây cho người đu xuống, sau đó buộc phải huy động xe cẩu của người dân trên địa bàn. Đến 10 giờ 45, nạn nhân thứ nhất là bà ĐTTH (sinh năm 1971) được cứu nạn trong tình trạng tỉnh táo nhưng không thể tự di chuyển, nghi do chấn thương phần chân. Lực lượng cảnh sát sơ cứu tại chỗ và chuyển đến cấp cứu tại BV Quân y 105. Đến khoảng 10 giờ 50, nạn nhân thứ hai là ông TVH (sinh năm 1971) được cứu nạn an toàn trong tình trạng tỉnh táo, có thể tự di chuyển. Lực lượng chức năng tiến hành sơ cứu và đưa đến BV kiểm tra, theo dõi sức khỏe. TX

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==