Thủ tướng: Phải xây dựng thương hiệu lúa, gạo cho Việt Nam trang 5 SỐ 156 (7429) - Thứ Hai 14-7-2025 CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn trong so nay Liênminhcàphê ViệtNam-Brazil:Tháchthức thànhcơhội trang 15 trang 11 Đề xuất làm tuyến metro sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất trang 8 Hơn 21 tỉ USD nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2025, không chỉ thể hiện khả năng thích ứng của nền kinh mà còn khẳng định vị thế đáng tin cậy của đất nước trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: TTXVN Việt Nam và Thái Lan rộng cửa vào bán kết giải Đông Nam Á Luật và đời Cân nhắc kỹ việc xử hình sự hiệu trưởng ở Cà Mau Nếu biết trước chỉ vì sự siêng năng, tháo vát, nghĩ tiết kiệm cho nhà trường mà dẫn tới có ngày bị tội tù, có lẽ ông thầy hiệu trưởng Trường THCS ở Cà Mau Trần Văn Tâm đã làm khác. Thay vì nhọc công cầm que hàn, tận dụng từng mẩu sắt để làm thành chiếc thang, giá đỡ, cái kệ…, hẳn ông đã cho người ra tiệm mua cho lành. (Xem tiếp trang 7) trang 13 FDI bùng nổ: Đòn bẩy nâng tầm kinh tế và vị thế quốc gia trang 2+3 Từ “Tiếng kêu ai oán…” đến lớp tiếng Anh giữa đại ngàn
2 Thời sự - Thứ Hai 14-7-2025 thoisu@phapluattp.vn PHƯƠNG MINH Theo số liệu của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong sáu tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh vốn và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 21,51 tỉ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024. Vượt qua cú sốc ban đầu “Dù có những lo ngại về thuế nhập khẩu của Mỹ nhưng đến nay, các doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN) của chúng tôi vẫn đang duy trì hoạt động và chưa có đơn vị nào rút vốn. Thậm chí đã có nhà đầu tư còn muốn mở rộng đầu tư sau những thông tin đàm phán thuế quan mới. Thực sự chúng tôi đã nhẹ thở” - ông Nguyễn Văn Thanh Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP KCN Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, cho biết. Sự nhẹ thở của ông Phương là có lý do, ngay vào đầu tháng 4, sau thông báo thuế quan của Mỹ, ban điều hành KCN đã gặp khá nhiều áp lực khi nhận thấy sẽ có ảnh hưởng đến nhiều khách hàng sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Một kịch bản hỗ trợ các nhà đầu tư hoạt động tại KCN được kích hoạt. “Chúng tôi ngay lập tức giãn tiến độ thanh toán hằng năm và hỗ trợ về các loại phí khác như phí xử lý nước thải, phí quản lý hạ tầng để đồng hành cùng họ. Sau đó, dù ông Trump hoãn thuế quan đối ứng trong vòng 90 ngày nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục lắng nghe và chia sẻ khó khăn với nhà đầu tư. Hiện nay, nhiều thông tin thuế quan khó đoán định, thách thức vẫn còn nhiều nhưng doanh thu của KCN Long Khánh vẫn chạm mốc hơn 90 tỉ đồng, đạt vốn FDI đăng ký trong năm tháng đầu năm 2025 đã vượt 15 tỉ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ và tương đương hơn 7% GDP. lượng lao động, chi phí, nhân khẩu học và vị trí địa lý vẫn tiếp tục giúp VN giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất toàn cầu và dòng vốn FDI trong nhiều năm tới. Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng SSI Research, nhận định nếu mức chênh lệch thuế quan giữa VN và các nước trong khu vực không quá cao, chỉ vài phần trăm thì đó không phải là lý do để các nhà đầu tư nước ngoài rời VN và tìm địa điểm khác để thiết lập nhà máy. Về phía VN, Chính phủ cũng đã và đang có rất nhiều chính sách để hỗ trợ các nhà đầu tư nếu họ bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế đối ứng, ví dụ các chính sách ưu đãi về thuế hay chính sách liên quan đến tiếp cận đất đai. Chẳng hạn, các doanh nghiệp có thể được hưởng mức thuê đất trong KCN vừa phải và thấp hơn, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí. Ngoài ra, trong Luật Công nghiệp công nghệ số và các văn bản liên quan, đã có những quy định về việc hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho các nhà đầu tư vào công nghệ cao tại VN, sử dụng ngân sách địa phương để giải quyết. Nhìn chung, có khá nhiều chính sách được thiết kế để hỗ trợ nhà đầu tư trong giai đoạn này. Trong thời gian tới, thuế quan vẫn sẽ có tác động đến dòng vốn FDI tại VN nhưng vẫn có giải pháp để giữ chân các nhà đầu tư. TS Đặng Thảo Quyên, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế tại ĐH RMIT VN, cho biết sự thay đổi gần đây trong chính sách thương mại của Mỹ, đặc biệt là các mức thuế quan mới áp lên hàng Việt, đang hé lộ triển vọng không đồng đều cho các nhà đầu tư nước ngoài ở VN. Một số ngành có thể duy trì khả năng chống chịu, trong khi các ngành khác sẽ chịu áp lực lớn hơn. Do đó, phản ứng chiến lược từ phía Chính phủ VN sẽ đóng vai trò then chốt để duy trì sức hút FDI. Theo TS Quyên, các ngành công nghệ cao như điện tử, dược phẩm và năng lượng được dự đoán sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi thuế quan, nhờ các chính sách miễn trừ và sự quan tâm ngày càng tăng từ giới đầu tư. FDI bùng nổ: Đòn bẩy nâng tầm gần 60% kế hoạch của năm và có khả năng vượt kỳ vọng cả năm 2025” - ông Phương chia sẻ. Niềm tin của ông Phương cũng đang song hành với nhận định của nhiều công ty quốc tế. Các chuyên gia phân tích của Tập đoàn Dezan Shira & Associastes, chuyên hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh tại châu Á cho biết dù thuế quan của ông Trump vẫn khó đoán nhưng niềm tin của nhà đầu tư về Việt Nam (VN) vẫn tăng mạnh. Điển hình VN tiếp tục thu hút các khoản đầu tư lớn, bao gồm dự án trung tâm dệt may tuần hoàn trị giá 1 tỉ USD của SYRE (Thụy Điển). Các dự án mở rộng lớn như dự án Công viên Yên Sở 1,1 tỉ USD và Nhà máy LEGO 1,3 tỉ USD tại Bình Dương, đã nhấn mạnh niềm tin của nhà đầu tư vào tiềm năng dài hạn của VN như một trung tâm sản xuất và đổi mới sáng tạo. Một báo cáo mới đây của Hiệp hội Thương mại Mỹ tại VN (AmCham) cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại VN vẫn giữ niềm tin vào khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng của thị trường. Các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục coi VN là điểm đến chiến lược nhờ vào các yếu tố: Vị thế ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, sự cải thiện trong cải cách hành chính như giảm thủ tục giấy tờ, tăng cường chính phủ số, nhu cầu nội địa ổn định và dòng dịch chuyển đơn hàng và sản xuất từ các thị trường khác trong khu vực sang VN. Tiềm năng dài hạn Tập đoàn VinaCapital đánh giá vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào VN vẫn duy trì ở mức rất cao, với tổng Trong bối cảnh chưa có thỏa thuận cuối cùng, chỉ cần mức thuế áp lên hàng VN không cao hơn 10% so với các nước trong khu vực thì các lợi thế về chất Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), từ đầu năm đến nay, 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại VN. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 4,6 tỉ USD, chiếm hơn 21,4% tổng vốn đầu tư, giảm 24,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 3 tỉ USD, chiếm gần 14,3% tổng vốn đầu tư, gấp hơn hai lần cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia với số vốn lần lượt là 2,55 tỉ USD; 2,15 tỉ USD và 1,59 tỉ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, TP trên cả nước trong sáu tháng đầu năm 2025. TP Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,66 tỉ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 2,8 lần so với cùng kỳ. Bắc Ninh đứng thứ hai với gần 3,15 tỉ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,1% so với cùng kỳ. TP.HCM đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,7 tỉ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào VN tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực trong sáu tháng đầu năm 2025. Đáng chú ý, vốn đầu tư điều chỉnh tăng gấp 2,2 lần và vốn góp, mua cổ phần tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2024. Cả số lượng dự án đầu tư mới, số lượt điều chỉnh vốn và giao dịch vốn góp, mua cổ phần đều tăng, phản ánh rõ nét niềm tin ngày càng được củng cố của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại VN. Nhà đầu tư không chỉ tiếp tục lựa chọn VN là điểm đến mới mà còn sẵn sàng mở rộng quy mô các dự án hiện hữu. 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Trong sáu tháng đầu năm, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bùng nổ với hơn 21,51 tỉ USD, không chỉ thể hiện khả năng thích ứng rất tốt của nền kinh tế mà còn khẳng định vị thế của đất nước như một điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Khu công nghiệp đã tích cực triển khai nhiều giải pháp chiến lược để hỗ trợ doanh nghiệp FDI. Ảnh: MP Việt Nam thu hút đầu tư dự án trung tâm dệt may tuần hoàn trị giá 1 tỉ USD của SYRE (Thụy Điển). Ảnh: MP
3 Thời sự - Thứ Hai 14-7-2025 thoisu@phapluattp.vn TS HUỲNH THANH ĐIỀN, ĐH Nguyễn Tất Thành Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn dòng vốn FDI kinh tế và vị thế quốc gia Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì ở mức rất cao, với tổng vốn FDI đăng ký trong năm tháng đầu năm 2025 đã vượt 15 tỉ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ và tương đương hơn 7% GDP. Điều này phản ánh những thành tựu chính sách của VN trong lĩnh vực công nghệ và các dự án đầu tư bền vững. Các khoản đầu tư gần đây như quyết định rót thêm 1,07 tỉ USD vào tỉnh Bắc Ninh của Amkor Technology hay dự án 4,9 triệu USD của BE Semiconductor Industries N.V tại Khu công nghệ cao TP.HCM là những minh chứng rõ nét. Để duy trì đà phát triển này, Chính phủ VN cần tiếp tục ưu tiên thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao thông qua các ưu đãi hấp dẫn. Đồng thời, cần đảm bảo môi trường pháp lý ổn định, được củng cố bởi hệ thống chính phủ điện tử hiệu quả nhằm tăng tính minh bạch trong phê duyệt dự án, qua đó giảm thiểu quan ngại về các thay đổi chính sách. Các vấn đề về năng lượng cũng cần được giải quyết triệt Họ đã nói Việt Nam tăng tốc cải cách thể chế đón đầu dòng vốn FDI Trong bối cảnh chính sách thuế quan từ Mỹ đang tạo ra những biến động mới trên thị trường toàn cầu, VN đang chứng tỏ khả năng thích ứng mạnh mẽ thông qua những nỗ lực cải cách thể chế quyết liệt. Đây là một trụ cột ưu tiên hàng đầu của Quốc hội và Chính phủ, nhằm tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng và hiệu quả, hấp dẫn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao. Quá trình làm luật hiện nay đang được đẩy nhanh đáng kể với cơ chế“cho ý kiến nếu đủ điều kiện sẽ thông qua ngay”, thay vì kéo dài qua nhiều kỳ họp như trước đây. Mục tiêu rõ ràng là tạo lập một nền tảng pháp lý mới một cách nhanh chóng, giúp giảm thiểu gánh nặng tuân thủ cho các doanh nghiệp FDI. Sự thay đổi này thể hiện quyết tâm của VN trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc thiết lập và mở rộng hoạt động. Một trong những cải cách nổi bật là vai trò quan trọng của Luật Đất đai (sửa đổi). Với các quy định mới, việc tiếp cận đất đai trở nên minh bạch và công bằng hơn, giảm thiểu đáng kể các thủ tục hành chính phức tạp. Đặc biệt, những quy định về quỹ đất dành cho doanh nghiệp nước ngoài trong các khu, cụm công nghiệp được đánh giá là công bằng hơn bao giờ hết, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI. Tuy nhiên, các nghị quyết hay chủ trương chỉ là bước khởi đầu. Điều cốt yếu là phải thể chế hóa những định hướng này thành các luật pháp cụ thể và dễ dàng áp dụng. Giới doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung hàng loạt luật liên quan như Luật Đầu tư, nhằm tạo ra sự đột phá thật sự trong việc thu hút và quản lý FDI. Ông PHAN ĐỨC HIẾU, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực trong sáu tháng đầu năm 2025. Ảnh: MP để vì đây vốn là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các cơ quan xúc tiến đầu tư nên xem xét phát triển một nền tảng hỗ trợ đầu tư theo vùng dựa trên trí tuệ nhân tạo, giúp hướng nhà đầu tư đến các địa phương phù hợp nhất, từ đó tăng niềm tin giữa các bên và nâng cao hiệu quả. “Cũng nên cân nhắc triển khai hệ thống giao dịch tín chỉ carbon gắn với FDI để thúc đẩy đầu tư vào công nghệ xanh, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu” - vị chuyên gia ĐH RMIT khuyến nghị.• Ý kiến Ông ĐINH ĐỨC MINH, Giám đốc đầu tư cấp cao Tập đoàn VinaCapital Việt Nam “đi trước một bước” trong đàm phán thuế quan giúp thu hút FDI Trong bối cảnh chính sách thuế quan toàn cầu vẫn còn nhiều bất định, VN đang nổi lên như một điểm sáng với những tín hiệu tích cực về thu hút FDI. Mặc dù đối mặt với những thách thức từ chính sách thương mại của Mỹ, việc VN đạt được thỏa thuận nguyên tắc về thuế sớm hơn các quốc gia khác, cùng với chiến lược linh hoạt của Mỹ, đang tạo nên một bức tranh lạc quan cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Điểm tích cực đáng chú ý nhất là VN đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về thuế với Mỹ trước hầu hết các nước khác. Đây không chỉ là một thắng lợi ngoại giao mà còn là tín hiệu mạnh mẽ về năng lực thích ứng và khả năng đối thoại của VN trong các vấn đề thương mại phức tạp. Việc sớm có được một khung thỏa thuận giúp VN giảm thiểu sự bất định, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đang hoạt động và các nhà đầu tư tiềm năng. Hiện tại giới đầu tư đã có một cái nhìn tương đối tổng thể về bức tranh thuế quan. Các quốc gia tích cực đàm phán, trong đó có VN, có khả năng sẽ nhận được mức thuế thấp hơn đáng kể so với mức thuế Tổng thống Trump đã đề xuất vào đầu tháng 4. Theo nhận định chung, mức thuế cuối cùng dành cho VN sẽ không quá chênh lệch nhiều so với các nước khác. Điều này là cực kỳ quan trọng, bởi nó đủ để VN duy trì năng lực cạnh tranh về xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Khi chi phí đầu vào không quá khác biệt so với đối thủ, hàng hóa VN vẫn giữ được sức hấp dẫn. Quan trọng hơn, mức thuế hợp lý này cũng đủ để VN tiếp tục duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư FDI, đặc biệt là những người đang tìm kiếm địa điểm sản xuất an toàn, ổn định và hiệu quả trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái định hình, sẽ tiếp tục coi VN là một lựa chọn ưu tiên. Trong bối cảnh thuế quan toàn cầu đầy bất định, dòng vốn FDI vào VN trong sáu tháng đầu năm vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Việc FDI tăng mạnh có nhiều lý do, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Về mặt khách quan, trong khi các khu vực khác như châu Âu đang đối mặt với chiến sự phức tạp và các chính sách thuế quan bất ổn, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nổi lên là điểm đến năng động. Các cường quốc trong khu vực như Ấn Độ (xung đột biên giới, đàm phán thuế quan khó khăn với Mỹ) và Trung Quốc (bị Mỹ áp thuế cao) lại gặp nhiều bất ổn. Trong bối cảnh đó, VN trở thành lựa chọn hấp dẫn nhất trong ASEAN, với tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc hàng cao nhất thế giới trong những năm qua. Về mặt chủ quan, VN đã luôn theo đuổi đường lối ngoại giao đa phương và song phương linh hoạt. Việc ký kết tới 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều thị trường mang lại cho các nhà đầu tư sự yên tâm. Nhờ đó, các doanh nghiệp FDI vẫn có thể xuất khẩu sang các thị trường khác đã có FTA với VN. Các nhà đầu tư nhìn nhận rằng VN có sự ổn định chính trị, đường lối ngoại giao ôn hòa, tránh được xung đột, từ đó mang lại cảm giác an toàn hơn khi đầu tư. Đặc biệt, VN còn cho thấy sự chủ động và linh hoạt trong đàm phán. Ngay sau khi Mỹ áp thuế, lãnh đạo cấp cao của VN đã nhanh chóng đối thoại, bày tỏ sẵn sàng đưa thuế về 0% và mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ để thương lượng lại mức thuế. Hành động chủ động và mở cửa này khác biệt với nhiều nước ASEAN khác (chờ đàm phán tập thể), giúp VN được cộng đồng quốc tế và nhà đầu tư đánh giá cao. Các doanh nghiệp đã ở VN cảm nhận được sự ổn định chính trị, cam kết và quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới. Họ nhận thấy VN là môi trường thuận lợi để đầu tư và mở rộng, do đó tiếp tục rót thêm vốn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, phần lớn sự tăng trưởng này đến từ việc các nhà đầu tư đã có mặt tại VN điều chỉnh tăng vốn đăng ký chứ không phải từ vốn đăng ký mới. Trên thực tế, vốn đăng ký mới có giảm nhẹ so với cùng kỳ. Việc vốn đăng ký mới giảm cho thấy các nhà đầu tư mới vẫn còn một mức độ e dè nhất định trước bối cảnh thuế quan bất định. Tuy nhiên, những ai đã “hiểu”VN thì vẫn mạnh dạn mở rộng. Để tiếp tục thu hút FDI, đặc biệt là FDI chất lượng cao trong môi trường nhiều bất định, VN cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, không còn chạy theo số lượng dự án để lấp đầy KCN. Quy hoạch KCN cần rõ ràng hơn, tập trung thu hút những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, có hàm lượng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cao và có tiêu chí rõ ràng. Chính sách ưu đãi cần được xây dựng rõ ràng, linh hoạt như nếu không ưu đãi được thuế thì ưu đãi bằng hình thức khác để mời gọi các doanh nghiệp đúng mục tiêu. Để duy trì và nâng tầm sức hút FDI, đặc biệt là hướng tới chất lượng cao, VN cần tiếp tục kiên định trong việc cải cách thể chế, đảm bảo cam kết chính sách và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố hạ tầng then chốt.
4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 14-7-2025 ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Triển lãm ảnh Việt Nam tô thêm sắc màu cho Vườn Thế giới Berlin Triển lãm ảnh về Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức đang được tổ chức tại Vườn Thế giới ở trung tâm Thủ đô Berlin trong hai ngày 12 và 13-7. 50 bức ảnh về con người, văn hóa và phong cảnh thiên nhiên Việt Nam của các tác giả Việt Nam và tác giả người Đức Götz Peter Reichelt được sắp xếp thành hình chữ V-N ở không gian ngoài trời của Vườn Thế giới Berlin. Theo ông Ngô Tuấn Phong (Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, trưởng đoàn công tác của cục sang Berlin tổ chức triển lãm), 50 bức ảnh trưng bày là 50 lát cắt chân thực, sống động về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, phát triển, hội nhập và bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ông hy vọng triển lãm sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác về văn hóa nghệ thuật giữa hai quốc gia. (Theo TTXVN) Tin vắn • Vờ mượn điện thoại rồi cướp giật. Ngày 13-7, Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố năm bị can, trong đó có Y Buôn Adrơng (19 tuổi) để điều tra hành vi vờ mượn rồi cướp giật điện thoại của anh Y Roel để cầm cố, lấy tiền mua bia. TIẾN THOẠI • Bắt kẻ giật dây chuyền của cụ bà bán vé số. Ngày 13-7, Công an xã Thăng An (TP Đà Nẵng) xác nhận đã làm rõ nghi phạm cướp giật dây chuyền vàng của cụ bà bán vé số HTN (83 tuổi) vào trưa 12-7 là Phan Công Kin (29 tuổi). Kin khai bán được 5,7 triệu đồng và tiêu xài cá nhân. THANH NHẬT • 2 em nhỏ tử vong khi xe đạp điện rơi xuống hồ. Ngày 13-7, lãnh đạo xã Trường Xuân (Lâm Đồng) đã tổ chức đi thăm, động viên gia đình có hai con nhỏ đuối nước tử vong khi xe đạp điện bị rơi xuống hồ nước sâu. Nạn nhân là ĐYK (13 tuổi) và ĐYT (6 tuổi). VŨ LONG Từ ngày 9 đến 13-7, tại Thủ đô Paris của Pháp đã diễn ra Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Pháp ngữ lần thứ 50 (APF-50) với sự tham gia của hơn 550 đại biểu đến từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dẫn đầu đã tham dự sự kiện và khẳng định vị thế cũng như vai trò tích cực của Việt Nam trong cộng đồng Pháp ngữ. Tại phiên toàn thể ngày 12-7, với chủ đề “Cộng đồng Pháp ngữ, điểm tựa của một thế giới đang khủng hoảng”, bà Nguyễn Thúy Anh, đại diện cho Việt Nam, đã có bài phát biểu quan trọng thể hiện quan điểm và đề xuất cụ thể, mang thông điệp hòa bình và hợp tác đa phương của Việt Nam. Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong APF khẳng định: “Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của cộng đồng Pháp ngữ là hòa bình, dân chủ, đa dạng văn hóa - ngôn ngữ, đoàn kết, hợp tác và phát triển. Đây cũng chính là những mục tiêu mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang nỗ lực thực hiện trong công cuộc đổi mới toàn diện hiện nay”. (Theo TTXVN) Trong ba ngày từ 11 đến 13-7, Hội Nhà báo TP.HCM phối hợp với Ban tổ chức cuộc thi viết về giáo dục năm 2024 và các đơn vị khác tổ chức chương trình về nguồn với chủ đề “Ngòi bút nhà báo, từ truyền thống đến tương lai số”. Đặc biệt, tại Khánh Hòa, tọa đàm - giao lưu với chủ đề “Báo chí và giáo dục trong kỷ nguyên số” đã ghi nhận nhiều ý kiến chia sẻ thẳng thắn từ các đại biểu, nhà báo về những thách thức của nghề báo trong bối cảnh mới. Các đại biểu cũng gợi mở nhiều góp ý, giải pháp để báo chí phát huy thế mạnh thông tin hiệu quả, tăng cường sự phối hợp giữa báo chí và doanh nghiệp, các đơn vị GD&ĐT. Tại đây, ông Phạm Quý Trọng, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương 3, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, cho rằng sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng. Do đó, ông đề xuất ba định hướng với báo chí: Kiên định với đạo đức nghề nghiệp; đổi mới hình thức truyền tải; tăng cường kết nối giữa báo chí - nhà trường - người học… PHẠM ANH Trường ĐH GTVT TP.HCM (UTH) vừa tổ chức lễ vinh danh gần 1.000 tân tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân năm 2025 thuộc nhiều lĩnh vực đào tạo. Theo lãnh đạo nhà trường, đây không chỉ là dịp tổng kết hành trình học thuật đáng nhớ mà còn mở ra một chặng đường mới, nơi tri thức, bản lĩnh và khát vọng được tiếp tục lan tỏa. PGS-TS Nguyễn Xuân Phương (Hiệu trưởng Trường ĐH GTVT TP.HCM) chia sẻ: “Thành quả hôm nay là kết tinh của trí tuệ, nghị lực và khát vọng - những giá trị mà UTH luôn đề cao. Trong thế giới không ngừng biến đổi, chúng ta không thể dừng lại, hãy tiếp tục học hỏi, thích nghi và dùng tri thức để làm chủ tương lai của chính mình và đóng góp cho đất nước”. NHƯ NGỌC Đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dẫn đầu, tham dự sự kiện, khẳng định vị thế và vai trò tích cực trong cộng đồng Pháp ngữ. Ảnh:TTXVN Việt Nam khẳng định vai trò tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Pháp ngữ Báo chí phải thay đổi cách tiếp cận thông tin Gần 1.000 tân tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư được vinh danh tại Đại học GTVT TP.HCM Ngày 13-7, ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch UBND phường An Nhơn Bắc (Gia Lai), xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến một cán bộ công an phường tử vong. Nguyên nhân đang được công an tỉnh điều tra làm rõ. Thông tin ban đầu, Đại úy Phạm Hồng Vương (33 tuổi, đang công tác tại Công an phường An Nhơn Bắc) bị nạn trong lúc chạy thể dục trên đường vào chiều tối 12-7 khi không may bị hai bánh xe của chiếc xe tải chạy cùng chiều văng trúng người. LÊ KIẾN Bánh xe tải văng trúng người đang chạy thể dục làm nạn nhân tử vong Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 12-7-2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các địa phương tập trung rà soát tháo gỡ các “điểm nghẽn”, hoàn thiện thể chế về bảo vệ môi trường để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi và phù hợp với việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án, dự án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm và phạm vi quản lý bảo đảm nguyên tắc “6 rõ”, ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực xã hội để giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm; tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, huy động nguồn lực tư nhân, hợp tác công tư trong công tác bảo vệ môi trường… (Theo baochinhphu.vn) Trung tá CSGT tìm người đánh rơi ví tiền để trả lại Sáng 13-7, thông tin từ Phòng CSGT tỉnh Tây Ninh cho biết Trung tá Lê Duy Khiêm (cán bộ Phòng CSGT) vừa trả lại ví tiền cho người đánh rơi. Trước đó, chiều 11-7, tại Cơ sở 1 của Phòng CSGT ở phường Tân Ninh, trong lúc làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe cho người dân, Trung tá Khiêm, cán bộ đội sát hạch lái xe cơ giới đường bộ phát hiện chiếc ví ai đó đánh rơi. Kiểm tra thấy trong ví có 10 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều giấy tờ tùy thân mang tên Trần Nam Huy Phương (60 tuổi), Trung tá Khiêm đã báo cáo sự việc với lãnh đạo đơn vị và tiến hành rà soát thông tin trên giấy tờ để liên hệ với ông Phương, mời đến nhận lại tài sản. Nhận lại ví tiền, ông Phương rất vui mừng và biết ơn vì trong ví không chỉ có tiền mà còn có nhiều giấy tờ quan trọng. HUỲNH DU Công nhân gom khoảng 43 tấn rác sau đêm chung kết pháo hoa quốc tế Đà Nẵng Ngày 13-7, Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết đã thực hiện quét dọn, thu gom tổng số hơn 43 tấn rác tại khu vực quận Hải Châu, quận Sơn Trà (cũ) sau khi diễn ra đêm chung kết pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025. Theo ghi nhận, sau khi đêm chung kết pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 kết thúc, người dân, du khách bắt đầu di chuyển ra về thì mặt đường, vỉa hè và cả trên cầu cũng xuất hiện đầy rác thải. Số rác này chủ yếu là vỏ chai nhựa, túi nylon, hộp xốp đựng thức ăn do người dân, du khách xả xuống. Trước tình hình trên, nhiều đơn vị tình nguyện cũng đã tham gia hỗ trợ công nhân vệ sinh môi trường thu dọn. MINH TRƯỜNG Chủ đầu tư chung cư Nam An sắp hầu tòa Theo dự kiến, ngày 25-7, TAND TP.HCM sẽ xử sơ thẩm hai bị cáo Võ Thị Phượng (giám đốc Công ty Siêu Thành) và Trần Thị Thùy Trang về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo buộc, năm 2018, Công ty Siêu Thành làm chủ đầu tư và thực hiện dự án chung cư Nam An ở quận Bình Tân cũ, TP.HCM. Phượng đại diện công ty trực tiếp ký hợp đồng mua bán căn hộ với 496 khách hàng, giúp sức cho Trịnh Minh Thanh (đã chết) chiếm đoạt số tiền hơn 210 tỉ đồng. Trang đã có hành vi sử dụng hợp đồng ủy quyền không còn hiệu lực ký bán 42 căn hộ cho 20 khách hàng để nhận 41,8 tỉ đồng. SONG MAI
5 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Hai 14-7-2025 Ngày 13-7, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và TP.HCM, Đồng Nai, Tây Ninh về tình hình thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, tiến độ triển khai các dự án giao thông trọng điểm và đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh vùng ĐBSCL. TP.HCM sẽ đầu tư hết mức cho 38 trung tâm phục vụ hành chính công Báo cáo tại hội nghị, đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và vận hành chính quyền địa phương hai cấp, bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành đã bám sát chủ trương của Đảng để triển khai một cách rất đồng bộ, cụ thể, đáp ứng được yêu cầu của vận hành chính quyền địa phương hai cấp. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đánh giá lãnh đạo các tỉnh, TP đã rất chủ động, gương mẫu, trách nhiệm đi đầu trong việc tổng rà soát, giải quyết chế độ, chính sách cho những cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc và rà soát tổng thể hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và thực hiện tiếp nhận việc phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền. “Theo đó, từ giai đoạn thử nghiệm cho đến khi vận hành chính quyền địa phương hai cấp đã có rất nhiều cách làm hay, sáng tạo tiêu biểu nổi bật. Ví dụ như TP.HCM đã có những cách làm rất sáng tạo trong việc quan tâm sắp xếp để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Hay như TP Cần Thơ, bước đầu cũng đã cố gắng để đảm bảo vận hành thông suốt…” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhận xét. Tuy nhiên, “Rất nhiều tỉnh sau khi sắp xếp, ở cấp tỉnh số lượng cấp phó của các sở, ngành, nhất là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh không còn lớn. Bởi vì đã chủ động trước, đưa về địa phương để làm chủ tịch hoặc là có thể làm bí thư, nếu đáp ứng được yêu Thủ tướng: Phải xây dựng thương hiệu lúa, gạo cho Việt Nam cầu. Như thế, cùng một lúc giải quyết được hai việc, đó là nâng cao đội ngũ cán bộ lãnh đạo của cấp xã và sắp xếp lại số lượng cấp phó sở, ngành” - Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân tích thêm và yêu cầu các địa phương rà soát thêm. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã báo cáo Thủ tướng và đoàn công tác hai nội dung quan trọng. Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tiến độ triển khai dự án đường vành đai 3 của TP.HCM hiện nay tốt. TP.HCM phấn đấu đến tháng 12 sẽ đưa đường vành đai 3 phía đông vào vận hành chính thức; vành đai phía tây sẽ thông xe vận hành kỹ thuật vào ngày 30-12 năm nay, theo đúng chỉ đạo trước đó của Thủ tướng. Về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đến nay tỉ lệ giải ngân của TP.HCM đạt trên trung bình so cả nước, khoảng 38%. Về việc thực hiện chính quyền địa phương hai cấp, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết cho đến nay, TP.HCM đã triển khai nghiêm túc, đúng, đủ, kịp thời chỉ đạo của Trung ương về mô hình chính quyền địa phương hai cấp, sắp xếp xong 168 xã, phường, đặc khu, giảm gần 62%. Chủ tịch TP.HCM cũng đề cập việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương về giải quyết thủ tục hành chính “phi địa giới hành chính”, phấn đấu đến cuối năm nay thực hiện trong toàn địa bàn TP. TP đã chỉ đạo trước mắt 38 trung tâm phục vụ hành chính công xã, phường thừa hưởng lại trụ sở 38 quận, huyện của ba địa phương trước đây, sẽ được TP đầu tư “tận chân răng, kẽ tóc” về trang thiết bị, cơ sở vật chất, phần mềm. TP sẽ thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân hoặc các tổ chức đến 38 khu vực này hoặc lên TP thực hiện giải quyết hồ sơ theo yêu cầu của họ. Vì sao phải chọn 38 trung tâm này, ông Nguyễn Văn Được cho biết nếu triển khai tất cả 168 xã, phường, đặc khu sẽ cần nguồn kinh phí rất lớn và cũng chưa hẳn hiệu quả, bởi sẽ có xã, phường hầu như không xuất hiện hồ sơ này, như vậy sẽ lãng phí. “TP.HCM sẽ tận dụng, tuyển lại năm cán bộ chuyên trách, rành công việc để bổ sung xuống 38 trung tâm này, nhận hồ sơ của các doanh nghiệp để thực hiện giải quyết hồ sơ, thủ tục phi địa giới hành chính. Trước mắt TP.HCM sẽ làm vậy, đến cuối năm 2025 sẽ sơ kết, tổng kết xem có cần thiết phải mở rộng đến 168 xã, phường, đặc khu không, hay 38 trung tâm này đủ rồi” - ông Nguyễn Văn Được cho hay. Phải giữ thương hiệu gạo ST25 và tạo thương hiệu gạo khác nữa Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến, hoàn thiện và sớm trình Thủ tướng Chính phủ thông báo kết luận hội nghị để thống nhất triển khai. Đánh giá kết quả đạt được từ tháng 5-2025 (khi Thủ tướng vào tiếp xúc cử tri tại ĐBSCL) đến nay, Thủ tướng nêu rõ việc triển khai chính quyền địa phương hai cấp cơ bản tốt, các cơ quan liên quan đã triển khai chắc chắn, bài bản, hoàn thiện dần và đang đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nhiều nội dung còn phải rà soát, triển khai đồng bộ, chuyên nghiệp hơn nữa, bảo đảm thông suốt, thông thoáng, thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Về các công trình giao thông trọng điểm vùng ĐBSCL kết nối với vùng Đông Nam Bộ và kết nối quốc tế, các báo cáo cho thấy cơ bản đang đúng tiến độ, nhiều công trình vượt tiến độ đề ra, nhất là các công trình do Bộ Xây dựng đảm nhận và hoàn thành trong năm 2025, trong đó có sân bay Long Thành, cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi… Tuyến cao tốc Bắc - Nam đang hoàn thành vượt mức kế hoạch; nhiều đoạn cao tốc trục đông - tây có khả năng hoàn thành trong năm nay. Bên cạnh đó còn có những tồn tại, hạn chế về nguyên vật liệu. Thủ tướng nêu rõ tất cả dự án cần tăng tốc, bứt phá, rút ngắn thời gian, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả, bảo đảm vệ sinh môi trường. Đối với đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp và chất lượng cao, Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thiện quy hoạch cụ thể cho từng tỉnh trong quý III2025. Đồng thời, phải xây dựng thương hiệu lúa, thương hiệu gạo cho Việt Nam. “Ngoài gạo ST25 ra còn thương hiệu gì nữa, chúng ta phải phát huy hết. Mình đã thi đạt danh hiệu hoa hậu một lần rồi thì đừng mang đi thi lần thứ hai, phải giữ thương hiệu đấy cho mãi mãi. Đề nghị phải lưu ý vấn đề này, tức là mình đã thành hoa hậu rồi, phải giữ cái danh hiệu đó một cách bền vững, rồi phải xây dựng những thương hiệu khác để mang đi thi” - người đứng đầu Chính phủ nói và lưu ý là Tiếp tục thực hiện bốn mục tiêu Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh bốn mục tiêu gồm: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế từ 8% năm 2025, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Thứ hai, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển. Thứ ba, nhanh chóng ổn định, vận hành chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, hoàn hảo nhất có thể. Thứ tư, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31-8-2025, trong đó xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27-7, phát huy tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: ĐBSCL cần đoàn kết hơn nữa, bứt phá, thần tốc hơn nữa. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được báo cáo về việc TP chọn 38 trung tâm phục vụ hành chính công để thực hiện giải quyết hồ sơ phi địa giới hành chính. Ảnh: HN cần tạo ra nhiều thương hiệu gạo của Việt Nam, thương hiệu rất quan trọng, bởi có thương hiệu, giá sẽ khác nhau. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh An Giang chỉ đạo thi công công trình phục vụ Hội nghị APEC, phải thực hiện nhanh và phải đẹp, phải xứng tầm với nền văn hóa, vai trò, vị thế của Việt Nam. Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương phải thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các công trình, dự án. Về mục tiêu trong tháng 7, quý III và những tháng còn lại của năm 2025, Thủ tướng yêu cầu củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”, góp phần đạt toàn bộ các mục tiêu đã đề ra trong năm 2025 và cả nhiệm kỳ.• NHẪN NAM - ANH HÀO Thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương phải thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc để kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các công trình, dự án. Tiêu điểm Hoàn thành BV Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026 Đáng chú ý, người đứng đầu Chính phủ đề cập dự án BV Ung bướu TP Cần Thơ (quy mô 500 giường) có tổng mức đầu tư 1.727 tỉ đồng từ vốn ODA và vốn đối ứng trong nước, khởi công vào năm 2017 nhưng kéo dài, chưa hoàn thành, Thủ tướng chỉ đạo tiến hành thanh tra, Bộ Tài chính chủ trì bố trí vốn đầu tư công để khởi động lại dự án, giao Cần Thơ làm chủ đầu tư và phải hoàn thành trong năm 2026. Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Kết luận 177 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…
6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Hai 14-7-2025 được giao cho ngân hàng để xử lý tài sản trong việc thu hồi nợ đúng theo quy định của pháp luật theo Điều 47 BLHS và Điều 106 BLTTHS. Trong một vụ án khác, hướng xử lý được tòa sơ thẩm đưa ra là tịch thu, còn cấp phúc thẩm thì tuyên giao ô tô cho cơ quan thi hành án dân sự (THADS) và ngân hàng phối hợp xử lý. Cụ thể, theo Thông báo rút kinh nghiệm số 51/TB-VC1-HS ngày 6-7-2020 của VKSND Cấp cao tại Hà Nội, tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên tịch thu chiếc ô tô được sử dụng làm phương tiện chở ma túy. Cho rằng việc bị cáo sử dụng ô tô để thực hiện tội phạm là vi phạm nghĩa vụ thế chấp, ngân hàng cũng không có lỗi nên VKSND Cấp cao tại Hà Nội đã kháng nghị. HĐXX phúc thẩm sau đó sửa bản án sơ thẩm phần xử lý vật chứng theo hướng giao ô tô và giấy tờ kèm theo cho Chi cục THADS phối hợp với ngân hàng xử lý bán đấu giá thu hồi khoản nợ vay theo quy định của pháp luật. Có thể thấy cùng là xử lý vật chứng trong các vụ án hình sự nhưng hiện nay có sự khác nhau về quan điểm cũng như áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng. Vậy luật hiện nay quy định về vấn đề này như thế nào? Chưa có quy định thống nhất Trong các vụ án nêu trên, ô tô được xác định là phương tiện phạm tội, đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Theo Điều 89 BLTTHS năm 2015, phương tiện phạm tội là vật chứng trong vụ án. Chính vì vậy, việc xử lý vật chứng (ô tô) cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật trong suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Theo Điều 47 BLHS và Điều 106 BLTTHS, vật chứng là phương tiện phạm tội thì bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy. Tuy nhiên, liên quan đến việc xử lý vật chứng được dùng làm phương tiện phạm tội là tài sản đang thế chấp, hiện nay chưa có quy định cụ thể cho trường hợp này. Trước đây, giai đoạn BLTTHS năm 1988 đang có hiệu lực, Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BCA-BTC-BTP ngày 24-10-1998 (còn hiệu lực) có hướng dẫn việc xử lý đối với vật chứng là kho tàng, nhà xưởng, khách sạn, nhà đất và phương tiện sản xuất, kinh doanh khác mà trước đó bị can, bị cáo đã thế chấp, cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán thì không tịch thu vào ngân sách nhà nước hay tiêu hủy mà trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đang nhận thế chấp tài sản. Theo hướng dẫn tại Công văn 2160/VKSTC-V14 ngày 5-6-2023 của VKSND Tối cao thì “theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19-3-2021 thì trường hợp tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được xác định là không còn tài sản bảo đảm…”. Và khoản 3 Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP (hướng dẫn BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) quy định “trường hợp BLDS, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó”. Như vậy, trường hợp bị cáo sử dụng tài sản đang thế chấp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác vào việc phạm tội thì việc xử lý tài sản thực hiện theo quy định Điều 47 BLHS năm 2015, điểm a khoản 2 Điều 106 BLTTHS năm 2015, tức là bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy. Quyền lợi của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được giải quyết theo quy định về khởi kiện vụ án dân sự. Tuy nhiên, Công văn 2160/ VKSTC-V14 là văn bản nội bộ trong ngành kiểm sát, được ban hành trước thông báo rút kinh nghiệm vụ án nêu trên của VKSND Cấp cao tại TP.HCM. Vậy vấn đề đặt ra là việc xử lý vật chứng là phương tiện phạm tội đang là tài sản thế chấp nên theo hướng của thông báo rút kinh nghiệm trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng, hay cần dựa trên hướng dẫn của Công văn 2160/VKSTC-V14 là tịch thu sung vào ngân sách nhà nước? Nên xử lý vật chứng thế nào? Trước tiên, nếu xử lý theo hướng của Công văn số 2160/VKSTC-V14 là tịch thu sung vào ngân sách nhà nước đối với chiếc ô tô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng. Ngân hàng cũng không có lỗi trong việc phạm tội của người thế chấp. Mặc dù quyền lợi này có thể được giải quyết theo cách thức khởi kiện dân sự nhưng lúc này tài sản thế ThS NGUYỄN THỊ THU HẰNG, Trường ĐH Luật TP.HCM VKSND Cấp cao tại TP.HCM vừa ban hành thông báo rút kinh nghiệm vụ án Nguyễn Văn Minh T phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Thông báo này được ban hành sau khi TAND Cấp cao tại TP.HCM chấp nhận kháng nghị của viện trưởng VKSND Cấp cao tại TP.HCM, hủy bản án sơ thẩm. Một trong những lý do kháng nghị và chấp nhận kháng nghị liên quan đến việc xử lý tang vật của vụ án đang thế chấp tại ngân hàng. Hiện nay, đây cũng là vấn đề đang có nhiều quan điểm xử lý khác nhau. Nơi tuyên giao ngân hàng, nơi giao thi hành án phối hợp ngân hàng Hồ sơ thể hiện bị cáo T ký hợp đồng thế chấp ô tô với ngân hàng để vay 770 triệu đồng, phía ngân hàng giữ bản gốc giấy đăng ký xe và giao xe cho bị cáo T quản lý. Bị cáo sau đó đã làm giấy chứng nhận đăng ký xe giả để cầm cố, bán xe cho người khác để chiếm đoạt tiền. HĐXX phúc thẩm hủy án với lý do cấp sơ thẩm xử lý vật chứng không đúng theo quy định của pháp luật và áp dụng điều khoản của tội danh chưa chính xác. Cụ thể, đối với ô tô T đã thế chấp tại ngân hàng để vay số tiền 770 triệu đồng, T chưa tất toán hợp đồng này. Thời điểm bị cáo thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại, ô tô nêu trên đã thế chấp cho ngân hàng thông qua giao dịch dân sự hợp pháp theo quy định của BLDS. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm tuyên giao cho Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh V xử lý theo thẩm quyền là không chính xác, không đúng quy định của pháp luật về xử lý vật chứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của ngân hàng. Cấp phúc thẩm cho rằng ô tô phải Xử lý vật chứng là ô tô đang thế chấp ngân hàng thế nào? chấp đã không còn, người thế chấp lại đang chấp hành án, khả năng thu hồi được nợ cũng không cao. Điều này đẩy ngân hàng vào tình thế rủi ro pháp lý và tài chính đáng kể, khi khách hàng có thể lợi dụng tài sản thế chấp như một công cụ hoặc phương tiện phục vụ cho hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hướng xử lý trong thông báo rút kinh nghiệm của VKSND Cấp cao tại TP.HCM cũng không hoàn toàn hợp lý. Bởi khi giao ô tô cho ngân hàng xử lý, theo nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, ngân hàng chỉ được quyền nhận số tiền tương ứng với khoản nợ của mình, phần dư còn lại phải được trả lại cho chủ sở hữu tài sản. Như đã đề cập, vật chứng là phương tiện phạm tội phải bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy nên phần dư này không thể trả lại cho chủ sở hữu mà phải bị tịch thu sung vào ngân sách. Hướng xử lý này có thể gây lúng túng cho ngân hàng khi thực hiện việc xử lý phần dư còn lại của tài sản. Tại thông báo rút kinh nghiệm của VKSND Cấp cao tại TP Hà Nội, ô tô được giao cho Chi cục THADS huyện phối hợp với ngân hàng xử lý bán đấu giá thu hồi khoản nợ vay theo quy định của pháp luật. Mặc dù trong thông báo này không xác định rõ việc xử lý phần dư sau khi ngân hàng đã thu hồi khoản nợ vay. Tuy nhiên, do có sự phối hợp của Chi cục THADS nên khả năng cao là sau khi trừ các chi phí có liên quan, giải quyết quyền lợi của ngân hàng, phần còn lại bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước. Tôi cho rằng đây là cách giải quyết hợp lý, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng, đồng thời cũng bảo đảm được việc thực hiện quy định “vật chứng là phương tiện phạm tội bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy”. Trong trường hợp số tiền thu được sau khi bán không đủ để giải quyết quyền lợi của ngân hàng, phần còn thiếu ngân hàng có thể tự giải quyết theo quy định về khởi kiện dân sự.• Cần thiết ban hành văn bản áp dụng thống nhất Có thể thấy cùng một vấn đề pháp lý nhưng ngành kiểm sát cũng có nhiều quan điểm xử lý khác nhau. Các văn bản nêu trên cũng chỉ mang tính chất nội bộ của ngành kiểm sát. Do đó, cần thiết phải ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về xử lý vật chứng là tài sản đang thế chấp để bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cấp phúc thẩm cho rằng ô tô phải được giao cho ngân hàng để xử lý tài sản trong việc thu hồi nợ đúng theo quy định của pháp luật theo Điều 47 BLHS và Điều 106 BLTTHS. phapluat@phapluattp.vn Xe tang vật trong một vụ án ma túy bị Công an tỉnh Tiền Giang (cũ) tịch thu. Ảnh minh họa: ĐÔNG HÀ Đang có sự khác nhau về quan điểm áp dụng pháp luật của các cơ quan tố tụng khi xử lý vật chứng là ô tô đang thế chấp ngân hàng.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==