12 Đời sống xã hội - Thứ Ba 15-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Thăng cấp Huân chương Bắc đẩu bội tinh cho vợ chồng GS Trần Thanh Vân Ngày 14-7, TS Trần Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành Quy Nhơn (ICISE) tại tỉnh Gia Lai, xác nhận Tổng thống Pháp vừa quyết định thăng cấp Huân chương Bắc đẩu bội tinh lên hạng sĩ quan (Officier) cho vợ chồng GS Trần Thanh Vân - GS Lê Kim Ngọc. Trước đó, GS Trần Thanh Vân đã nhận được Huân chương Bắc đẩu bội tinh tước hiệp sĩ (Chevalier) vào năm 2000 và GS Lê Kim Ngọc được trao huân chương cao quý này vào năm 2016. Theo TS Trần Thanh Sơn, quyết định trên được Tổng thống Pháp ký thăng cấp, bổ nhiệm vào ngày 11-7 nhân dịp Quốc khánh Cộng hòa Pháp (ngày 14-7). Huân chương Bắc đẩu bội tinh (Légion d’honneur) là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp dành tặng cho những người có nhiều đóng góp xuất sắc cho nước Pháp. “Đây là trường hợp duy nhất ở Pháp có cặp vợ chồng cùng được thăng hạng trong dịp này. Vợ chồng GS Trần Thanh Vân được thăng cấp Huân chương Bắc đẩu bội tinh nhờ có nhiều đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực khoa học, giáo dục”. GS Trần Thanh Vân có nhiều đóng góp đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực khoa học; còn GS Lê Kim Ngọc đóng góp tích cực về giáo dục, chăm sóc trẻ em. GS Lê Kim Ngọc là chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp, bà đã đầu tư xây dựng ba làng SOS ở Đà Lạt, Huế, Đồng Hới. GS Trần Thanh Vân, còn gọi là Jean Trần Thanh Vân, là người Pháp gốc Việt, quê ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ông là nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng toàn cầu, là người sáng lập chuỗi hội nghị vật lý quốc tế danh tiếng như Gặp gỡ Moriond, Gặp gỡ Blois, đặc biệt là chuỗi sự kiện Gặp gỡ Việt Nam. GS Lê Kim Ngọc quê ở tỉnh Vĩnh Long, từng học tại Trường Marie Curie, TP.HCM trước khi du học và tốt nghiệp xuất sắc ngành khoa học tự nhiên tại ĐH Sorbonne, Pháp. GS Lê Kim Ngọc là người đầu tiên trên thế giới đưa ra khái niệm “lát mỏng tế bào” (thin cell layer) - một đột phá trong công nghệ sinh học thực vật, được trích dẫn rộng rãi trong các công trình khoa học quốc tế. Từ năm 2008, vợ chồng GS Trần Thanh Vân - GS Lê Kim Ngọc trở về Việt Nam để thực hiện dự án xây dựng ICISE tại Quy Nhơn. Đến nay, ICISE đã đón tiếp hơn 16.500 nhà khoa học từ hơn 60 quốc gia trên thế giới; trong đó có 18 nhà bác học, khoa học hàng đầu thế giới từng đoạt giải Nobel. Huân chương Bắc đẩu bội tinh ra đời từ năm 1802, gồm năm hạng. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Pháp trao cho những người có đóng góp trong lĩnh vực quân sự và dân sự. Một số người Việt Nam từng nhận được huân chương với tước hiệp sĩ là GS Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam), nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, nhà toán học Ngô Bảo Châu, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen Bùi Trân Phượng... LÊ KIẾN Vợ chồng GS Trần Thanh Vân - GS Lê Kim Ngọc chụp ảnh với Tổng thống Pháp và phu nhân tại tiệc chiêu đãi ở Hà Nội ngày 26-5. Ảnh: ICISE NGUYỄN YÊN Những ngày này, dọc bờ biển Ba Làng An, các ghe nhỏ, thúng lặn nhum biển tấp vào liên tục mỗi trưa mang theo đầy ắp nhum. Con nhum hay còn gọi là cầu gai, nhím biển là loài hải sản được mệnh danh “nhân sâm của biển” bởi giá trị dinh dưỡng cao và độ quý hiếm vào mùa chính vụ. Tháng 7 đến tháng 8 là thời điểm nhum biển vào vụ, chắc thịt, gạch dày vàng ươm. Tại vùng biển mũi Ba Làng An (xã Đông Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), ngư dân lặn bắt đặc sản này để bán cho thương lái, mỗi ngày thu về tiền triệu. Rộn ràng săn nhum biểm mũi Ba Làng An Từ 6 giờ sáng, dọc vùng biển Ba Làng An, nơi có địa hình đá ngầm và nước sâu, nhiều ngư dân địa phương đã dong thuyền, thúng ra khơi để lặn sâu dưới các gành đá săn nhum biển. Đến giữa trưa, các ghe nhỏ, thúng trở về bờ, đầy ắp các bao nhum. Số nhum này sẽ được chuyển lên bờ để phụ nữ sơ chế, lấy gạch và bảo quản. Theo người dân địa phương, nhum biển thường sinh sống tại các rạn đá ngầm ở độ sâu 15-20 m. Chúng có hình tròn dẹt, đường kính 8-10 cm, dày 3-4 cm, trên thân phủ đầy gai nhọn. Cũng vì gai sắc, thợ lặn phải vô cùng cẩn trọng khi bắt nhum. Theo ông Nguyễn Văn Đào (thôn Phú Quý, xã Đông Sơn), nghề lặn bắt nhum xuất hiện ở địa phương nhiều năm lượt mới gom đủ một bao lưới. Có hôm nước trong, biển êm mỗi người có thể kiếm được vài ký gạch nhum sau buổi sáng” - ông Đào chia sẻ. Sau khi thu gom, ngư dân mang nhum vào bãi rạn để sơ chế ngay tại chỗ. Những phụ nữ ở thôn Phú Quý túc trực từ sáng, cẩn thận dùng dao rạch thân nhum, khéo léo nạo lấy phần gạch vàng - phần ngon nhất của con nhum. “Nhum bắt lên phải sơ chế liền, nếu để lâu sẽ hỏng. Khi lấy thịt nhum phải nhẹ tay, nếu làm vỡ phần gạch hoặc dính ruột, gân máu là không còn giá trị sử dụng” - bà Nguyễn Thị Hà (thôn Phú Quý) nói. Sau khi tách ruột, nhum được rửa lại bằng nước biển để giữ độ tươi, sau đó bảo quản lạnh hoặc bán ngay cho các thương lái đến tận nơi thu mua. Hướng tới khai thác bền vững, phát triển thương hiệu Lý giải về độ quý của loại đặc sản này, ông Đào cho rằng: “Nhum không phải lúc nào cũng có nhiều. Vào mùa gió bấc, sóng to, lặn nguy hiểm nên không ai ra khơi. Lúc đó, giá gạch nhum càng cao nhưng cũng không dễ kiếm được”. Bà Võ Thị Vân cho biết: “Mùa này nhum bán rất chạy, có thể chế biến thành nhiều món như gỏi nhum, cháo nhum, nhum nướng mỡ hành, cơm rang nhum… Mỗi ký gạch nhum có thể lên đến vài trăm ngàn nên người dân rất quý”. Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, nhum biển còn được xem là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Trong y học hiện đại, thịt nhum chứa nhiều đạm, chất béo, omega-3, carbohydrate, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, canxi… rất phù hợp cho người suy nhược cơ thể, cần phục hồi sức khỏe. Hiện nay, nhum gạch đã được làm sạch có giá dao động khoảng 300.000 đồng/kg. Một số con nhum kích thước lớn thường được bán lại nguyên con để các nhà hàng chế biến món nướng.• Ngư dân Quảng Ngãi vào mùa săn “nhân sâm của biển” Ngư dân Quảng Ngãi dong thuyền ra các bãi đá ở vùng biển mũi Ba Làng An (xã Đông Sơn) săn nhum biển, mỗi ngày có thể kiếm vài triệu đồng. Góp phần đáng kể vào thu nhập của ngư dân Nghề khai thác nhum góp phần đáng kể vào thu nhập của ngư dân làm nghề lặn vùng ven biển, nhất là khu vực biển Bình Châu. Tuy nhiên, đây là thu nhập theo mùa và chưa thành thương hiệu của địa phương. Thời gian tới địa phương sẽ phối hợp với các ngành chức năng tiến hành điều tra, khảo sát, nắm thông tin để từng bước xây dựng thương hiệu. Về khai thác bền vững, địa phương sẽ tăng cường tuyên truyền người dân có ý thức bảo vệ. Quan trọng nhất là ý thức của người dân trong việc khai thác. Ông PHAN ĐÌNH CHÍ, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Tiêu điểm Theo ông Nguyễn Văn Đào, nghề lặn bắt nhum xuất hiện ở địa phương nhiều năm nay nhưng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 2 đến tháng 8 hằng năm, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngư dân vùng ven biển trong mùa hè. Ảnh: NGUYỄN YÊN nay nhưng chỉ kéo dài trong khoảng tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Tháng 7 đến tháng 8 là giai đoạn nhum chắc thịt, gạch nhiều, săn được nhum lúc này là trúng lớn. Ông Đào tâm sự: “Lặn ở độ sâu 20 m phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực nước. Gặp Nghề khai thác nhum góp phần đáng kể vào thu nhập của ngư dân làm nghề lặn vùng ven biển, nhất là khu vực biển Bình Châu. hôm trời động, dòng chảy mạnh dễ bị chuột rút, nguy hiểm lắm. Có lúc không để ý, bị gai nhum đâm là nhức buốt mấy ngày”. “Chúng tôi thường ra biển từ sáng sớm, mang theo kính lặn, bình hơi, lưỡi sắt để cạy nhum bám đá. Lặn vài chục Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, nhum biển còn được xem là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Ảnh: NGUYỄN YÊN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==