157-2025

13 THANH THANH Tại dự thảo Luật Dân số, Bộ Y tế đề xuất nhiều giải pháp nhằm duy trì mức sinh thay thế. Nhiều ưu đãi về tài chính Về chế độ nghỉ thai sản, dự thảo quy định nghỉ thêm một tháng ngoài thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; nghỉ thêm năm ngày làm việc ngoài thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Về tài chính, dự thảo quy định chi hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật khi phụ nữ sinh con, sinh đủ hai con, sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Đáng lưu ý, Bộ Y tế đề xuất chi hỗ trợ sinh hoạt phí; mua hoặc thuê nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; hỗ trợ chi phí ăn đối với trẻ em học mầm non. Ngoài ra, bộ cũng đề xuất hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh con trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh; miễn, giảm chi phí khám thai định kỳ. Bộ Y tế nêu rõ căn cứ tình trạng mức sinh của từng thời kỳ, chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp trên, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chính phủ thực hiện hỗ trợ theo mục tiêu để đảm bảo duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc. Theo Bộ Y tế, các quy định trên sẽ góp phần cung cấp công cụ, chính sách linh hoạt và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhằm duy trì mức sinh thay thế. Góp ý với dự thảo về chính sách hỗ trợ nhà ở, Bộ Xây dựng cho biết ghi nhận đề xuất này và sẽ phối hợp với Bộ Y tế để nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp trong quá trình triển khai chính sách về nhà ở xã hội theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2023. Còn theo Sở Y tế tỉnh Long An, việc bổ sung quy định về nghỉ thêm một tháng cho lao động nữ sinh con thứ hai có thể gây tranh cãi và ảnh hưởng đến chính sách dân số ở vùng có mức sinh cao; cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng và quy định theo hướng thí điểm tại khu vực có mức sinh thấp. Còn về quy định về hỗ trợ nhà ở xã hội cho phụ nữ sinh đủ hai con, đại diện Sở Y tế tỉnh Long An cho rằng cần cụ thể hóa điều kiện, tránh phát sinh tâm lý “đẻ để có chính sách”. Thực trạng dân số Việt Nam phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng Theo báo cáo của Bộ Y tế, mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm thấp dưới mức sinh thay thế, từ 2,11 con/phụ nữ (năm 2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (năm 2022), 1,96 con/phụ nữ (năm 2023) và 1,91 con/phụ nữ (năm 2024) - mức thấp nhất trong lịch sử và được dự báo là sẽ tiếp tục xuống thấp trong các năm tiếp theo. Trong hai thập niên qua, mức sinh khu vực thành thị đã xuống dưới mức sinh thay thế, dao động quanh 1,7-1,8 con/phụ nữ. Mức sinh khu vực nông thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế, ở mức 2,2-2,3 con/ phụ nữ nhưng đến năm 2024 đã giảm dưới mức sinh thay thế là 2,08 con/phụ nữ. Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ mua hoặc thuê nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở với người sinh đủ hai con. Ảnh minh họa: TT Thế giới “bùng nổ” người cao tuổi Hơn một nửa số quốc gia trên toàn cầu có mức sinh dưới mức thay thế (2,1 con/phụ nữ). Gần 1/5 số quốc gia trên thế giới đang trải qua tình trạng mức sinh “rất thấp” (ít hơn 1,4 con/phụ nữ). Theo Bộ Y tế, mức sinh thấp kéo dài tác động trực tiếp, sâu sắc tới quy mô, cơ cấu dân số và để lại nhiều hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, suy giảm quy mô dân số, đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số, gia tăng các dòng di cư. Hiện nay, đa số các quốc gia giàu đang phải sử dụng lao động nhập cư để bù đắp thiếu hụt lao động, đảm bảo đủ nguồn nhân lực để phát triển kinh tế. Một trong những hiện tượng nổi bật trên thế giới trong thế kỷ 21 là “bùng nổ” người cao tuổi. Năm 1950, thế giới có 2,5 tỉ người, trong đó 214 triệu là người cao tuổi thì năm 2000, các con số này tương ứng là 6,080 tỉ người và 590 triệu là người cao tuổi. Dự báo dân số năm 2050 là 9,75 tỉ người và người cao tuổi là 2,1 tỉ. Như vậy, từ năm 1950 đến 2000, tỉ lệ người cao tuổi trong tổng dân số tăng từ 8,6% lên 9,7%, tức chỉ tăng thêm 1,1% thì từ năm 2000 đến 2050, tỉ lệ này sẽ tăng thêm 11,9% và đạt tới 21,6%. Tại Nhật Bản, quốc gia có tỉ lệ người cao tuổi cao nhất thế giới, tỉ lệ người dân trong độ tuổi trên 65 chiếm tới gần 30% dân số với 36,23 triệu người. Năm 2023, số người trong độ tuổi trên 75 ở nước này lần đầu tiên vượt mốc trên 20 triệu người; số người từ 80 tuổi trở lên là khoảng 12,59 triệu người. Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức vào công cuộc phát triển đất nước Sáng 14-7, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức họp báo giới thiệu Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, với chủ đề Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Phát biểu tại buổi họp báo, anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trưởng ban tổ chức, khẳng định diễn đàn lần này là hoạt động cụ thể triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo ban tổ chức, diễn đàn diễn ra từ ngày 19 đến 21-7 tại Trường ĐH VinUni (Hà Nội), với sự tham gia của 201 đại biểu chính thức, hơn 300 đại biểu dự thính, khách mời trong và ngoài nước. Hội đồng tư vấn diễn đàn có 15 nhà khoa học uy tín. Trong số 201 đại biểu chính thức, hơn 90% từng được đào tạo ở nước ngoài, 62 người đang công tác tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại biểu tham dự đến từ nhiều lĩnh vực mũi nhọn như vật lý hạt nhân, động cơ tên lửa, thuật toán AI, công nghệ thông tin, công nghệ y tế, vật liệu, chuyển đổi số, xây dựng, khoa học dữ liệu, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tài chính ngân hàng, môi trường - phát triển bền vững, giáo dục... Ngoài chủ đề chung, diễn đàn tập trung thảo luận bốn nhóm nội dung chính: Ứng dụng AI và công nghệ mới nâng cao năng suất lao động; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với kinh tế xanh và phát triển bền vững; thích ứng bền vững với thách thức toàn cầu; phát triển nền tảng văn hóa, giáo dục trong kỷ nguyên mới. VIẾT THỊNH Đang uống rượu thì bị đột quỵ Ngày 14-7, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu trường hợp nam bệnh nhân 52 tuổi, ngụ phường Nông Trang, bị đột quỵ khi đang uống rượu. Theo đó, khi đang uống rượu với bạn tại nhà, người bệnh bất ngờ mất dần ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức gọi điện thoại đến trạm y tế gần nhà để được hỗ trợ. Ngay khi tiếp nhận thông tin, trạm y tế đã nhanh chóng kết nối với bác sĩ tại Trung tâm Đột quỵ - BV đa khoa tỉnh Phú Thọ. Nhờ sự phối hợp đó, người bệnh được sơ cứu ban đầu và chuyển đến BV nhanh nhất trong giờ vàng. Qua thăm khám kết hợp các biện pháp chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ xác định người bệnh bị nhồi máu não do tắc động mạch não lớn. Người bệnh được chỉ định chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) kết hợp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Nhờ được đưa đến BV trong “khung giờ vàng” và được xử trí can thiệp kịp thời, sau ba ngày điều trị tích cực, người bệnh đã hồi phục tốt, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường. THANH THANH Đời sống xã hội - Thứ Ba 15-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn Dự thảo Luật Dân số: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi Tại dự thảo Luật Dân số, Bộ Y tế đề xuất nhiều chính sách ưu đãi về chế độ nghỉ thai sản, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ sinh hoạt phí, mua nhà hoặc thuê nhà ở xã hội... Có 2/6 vùng kinh tế - xã hội có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế là Đông Nam Bộ và ĐBSCL, 2/6 vùng mức sinh có mức sinh cao trên mức sinh thay thế là Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam Bộ) là 0,86 con/phụ nữ. Có 24 tỉnh, thành có mức sinh thấp dưới 2 con/phụ nữ; 23 tỉnh, thành có mức sinh cao trên 2,2 con/phụ nữ và chỉ có 16 tỉnh, thành có mức sinh xung quanh mức sinh thay thế ở mức 2-2,2 con/phụ nữ. “Mức sinh khác biệt giữa các đối tượng theo trình độ học vấn và mức sống. Mức sinh cao hơn ở nhóm phụ nữ nghèo và có trình độ học vấn thấp; mức sinh thấp hơn ở nhóm phụ nữ có thu nhập cao hơn và trình độ học vấn cao hơn” - báo cáo của Bộ Y tế nêu rõ.• Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ sinh hoạt phí, mua hoặc thuê nhà ở xã hội với người sinh đủ hai con. Đại diện ban tổ chức diễn đàn trả lời câu hỏi của báo chí. Ảnh: ĐĂNG HẢI

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==