16 Quốc tế - Thứ Ba 15-7-2025 “Sóng dữ Trung Đông” và thách thức chiến lược của Nga ở Trung Á DƯƠNG KHANG Cuộc chiến ở Trung Đông đang tạo ra những dư chấn vượt xa khu vực, đặt khu vực Trung Á - không gian ảnh hưởng chiến lược lâu đời của Nga - vào tầm ngắm của những biến động địa chính trị ngày càng rõ rệt. Trong bối cảnh này, Nga buộc phải đánh giá lại vai trò và giới hạn trong việc bảo vệ an ninh khu vực trước các kịch bản có thể xảy ra. “Tính nhạy cảm” của Trung Á Nếu Iran, một mắt xích quan trọng trong cán cân quyền lực Á - Âu, rơi vào tình trạng bất ổn hoặc đối mặt với những thay đổi sâu rộng trong nội bộ, lãnh thổ nước này có thể trở thành điểm trung chuyển cho các lực lượng bên ngoài thâm nhập vào Trung Á, theo báo Vzglyad (Nga). Theo ông Timofey Bordachev, Giám đốc chương trình tại tổ chức nghiên cứu Valdai Club (Nga), điều này tiềm ẩn nguy cơ đáng kể đối với một khu vực mà từ lâu được Moscow xem là phần mở rộng tự nhiên của không gian chiến lược quốc gia. Với đặc điểm địa chính trị thiếu vắng các đường biên giới tự nhiên rõ rệt, Nga luôn phụ thuộc vào các vùng đệm, mà Trung Á là ví dụ điển hình. Mọi biến động trong khu vực này đều được Moscow xem xét dưới lăng kính an ninh quốc gia. Câu hỏi đặt ra là Nga sẽ cần hành động tới mức nào để ngăn chặn những rủi ro này trở thành hiện thực? Lần đầu tiên kể từ đầu thập niên 1990, Trung Á đối mặt với nguy cơ bị các thế lực gây bất ổn xâm nhập nghiêm trọng. Từng được coi là vùng ngoại biên yên ổn, khu vực này đang chứng kiến sự rạn nứt của thế biệt lập về mặt địa lý. Dù cách xa các điểm nóng như Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq hay Israel, Trung Á không còn miễn nhiễm với những cơn sóng ngầm từ Trung Đông. Kể từ tháng 10-2023, căng thẳng khu vực gia tăng do các động thái chính sách đối ngoại cứng rắn của Israel trong bối cảnh xung đột kéo dài. Trong bối cảnh đó, việc duy trì thế trung lập trở nên ngày càng khó khăn, ngay cả với các quốc gia Ả Rập vốn mong muốn tránh bị cuốn vào vòng xoáy đối đầu. Tác động của các diễn biến này không chỉ giới hạn trong không gian Trung Đông, mà còn lan rộng sang toàn bộ vùng Á - Âu. Nếu Iran rơi vào hỗn loạn, khoảng trống an ninh để lại sẽ là cơ hội cho các thế lực bên ngoài can thiệp sâu hơn vào Trung Á - không vì lợi ích của khu vực, mà để gây sức ép lên Nga. Nga và bài toán giữ ảnh hưởng ở vùng đệm chiến lược Các chính phủ Trung Á nhiều năm qua đã chủ động tránh bị cuốn vào các toan tính địa chính trị toàn cầu. Một trong những nỗ lực đáng chú ý là việc hình thành nhóm “Central Asian Five” - một cơ chế đối thoại khu vực và điều phối nội khối nhằm tăng cường năng lực tự chủ. Nga ủng hộ sáng kiến này, nhận thức rõ rằng chỉ khi các nước trong khu vực đoàn kết và đủ năng lực tự vệ thì Moscow mới có thể giảm gánh nặng bảo vệ không gian ảnh hưởng. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tăng cường hiện diện tại đây, với mong muốn kết nối các nước có chung nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ Turk. Dù vậy, các lãnh đạo Trung Á vẫn giữ thái độ thận trọng. Họ hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa đủ mạnh về kinh tế và quân sự để làm chỗ dựa lâu dài, việc bảo vệ lợi ích quốc gia cần dựa vào sự tính toán thực tế, thay vì chỉ chạy theo cảm xúc hoặc lý tưởng văn hóa. Châu Âu đẩy mạnh hiện diện tại Trung Á Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Trung Á lần đầu tiên đã diễn ra vào ngày 3 và 4-4 vừa qua tại TP Samarkand (Uzbekistan), đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc chính thức hóa hợp tác giữa khu vực này và châu Âu ở cấp độ chính trị cao nhất. Theo Viện Nghiên cứu Chatham House (Anh), sự kiện này cũng làm dấy lên lo ngại tại Moscow rằng các quốc gia Trung Á đang dần trở thành những chủ thể chính trị độc lập, thay vì phụ thuộc vào ảnh hưởng truyền thống của Nga. EU hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Trung Á, bên cạnh Trung Quốc và Nga. Từ năm 2023 đến hết quý I-2025, làn sóng các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo phương Tây đến Trung Á không ngừng gia tăng, với mục tiêu tăng cường hợp tác trong bối cảnh khu vực này sở hữu trữ lượng lớn năng lượng hóa thạch và nguyên liệu chiến lược. Châu Âu đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực năng lượng tái tạo và phát triển các trung tâm chuỗi cung ứng tại Trung Á. Một trọng tâm khác là thúc đẩy hành lang Trung Á - biển Caspi - Nam Kavkaz - Thổ Nhĩ Kỳ - tuyến vận tải đa phương thức nối từ Trung Quốc tới EU mà không đi qua Nga. Đây được xem là nỗ lực nhằm đa dạng hóa tuyến thương mại Á - Âu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tháng 1-2024, Ủy ban châu Âu đã công bố gói đầu tư trị giá 10 tỉ euro nhằm tăng cường kết nối hạ tầng vận tải trong khu vực. Có thể thấy rằng EU đang từng bước củng cố ảnh hưởng kinh tế và chiến lược tại một khu vực từng được xem là “sân sau” của Moscow. Nga là đối tác kinh tế lớn, đóng vai trò then chốt trong năng lượng, hạ tầng kỹ thuật số và quốc phòng đối với Trung Á. Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan đều có hiệp ước an ninh với Moscow. Ngoài ra, Kyrgyzstan và Tajikistan còn cho phép Nga đặt căn cứ quân sự, theo tờ The Economist. Nga và các nước Trung Á sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai vào tháng 10 năm nay, sau hội nghị đầu tiên được tổ chức vào năm 2022 tại Thủ đô Astana của Kazakhstan. Tiêu điểm Ông Bordachev, Giám đốc chương trình tại tổ chức nghiên cứu Valdai Club (Nga), nhấn mạnh rằng Nga cần làm rõ một điều: Việc bảo vệ chủ quyền và an ninh của Trung Á trước hết là trách nhiệm của chính các quốc gia trong khu vực. Trên thực tế, chính sách đối ngoại của khu vực được định hình bởi chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) - vừa linh hoạt vừa thận trọng. Các quốc gia Trung Á duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga và Trung Quốc, đồng thời tránh bị phụ thuộc quá mức vào bất kỳ bên nào. Moscow không có lý do để cảm thấy bị phật lòng trước những toan tính cân bằng này. Tuy nhiên, theo chuyên gia Bordachev, ngay cả chính sách đối ngoại khôn khéo nhất cũng không thể miễn nhiễm trước những cơn sóng dữ từ bên ngoài. Và Moscow hiểu rõ rằng mình cần một cách tiếp cận thực tế, thay vì ôm đồm trách nhiệm quá mức. Vì vậy, ông Bordachev nhấn mạnh rằng Nga cần làm rõ một điều: Việc bảo vệ chủ quyền và an ninh của Trung Á trước hết là trách nhiệm của chính các quốc gia trong khu vực. Moscow vẫn sẵn sàng là một đối tác có trách nhiệm, một người bạn và láng giềng đáng tin cậy. Tuy nhiên, Nga sẽ không đánh đổi tương lai của mình cho những cam kết mơ hồ hay những lời hứa không đi kèm hành động cụ thể. “Trong thời đại mà các chuẩn mực sụp đổ và bạo lực lên ngôi, cách tiếp cận tỉnh táo và cân bằng này là con đường duy nhất có thể đảm bảo cả hòa bình khu vực lẫn an ninh lâu dài của Nga” - ông Bordachev nhận định.• quocte@phapluattp.vn Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sang Bắc Kinh và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 13-7. Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO NGA Khu vực Trung Á đang có những chuyển biến địa chính trị to lớn, đặt Nga trước bài toán giữ ảnh hưởng và bảo đảm an ninh tại vùng đệm chiến lược truyền thống. Ngày 13-7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sang Bắc Kinh (Trung Quốc) và có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thảo luận về việc tăng cường hợp tác song phương và các thách thức toàn cầu, đài RT dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Nga. Ông Lavrov hội đàm cùng ông Vương Nghị ngay trước phiên họp của Hội đồng bộ trưởng Ngoại giao Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại TP Thiên Tân (Trung Quốc). Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nga, hai vị quan chức ngoại giao bày tỏ sự hài lòng về tiến triển trong quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, đồng thời thảo luận về chương trình nghị sự của cuộc họp SCO sắp tới. Ngoài ra, ông Lavrov và ông Vương Nghị cũng bàn về quan hệ với Mỹ và triển vọng giải quyết xung đột Ukraine trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc. Hai bên cũng trao đổi về căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và xung đột giữa Israel và Iran. Hai nhà ngoại giao hàng đầu đã thảo luận sâu về việc thực hiện các thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Moscow hồi tháng 5. Ông Vương Nghị nói rằng ưu tiên hiện nay giữa Nga và Trung Quốc là cùng nhau chuẩn bị cho các cuộc gặp cấp cao trong tương lai, làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược, thúc đẩy sự phát triển của cả hai quốc gia và phối hợp ứng phó với những thách thức trong một thế giới đầy biến động và bất ổn. DƯƠNG KHANG Ngoại trưởng Nga sang Bắc Kinh, bàn hợp tác chiến lược Lãnh đạo sáu nước tham dự thượng đỉnh Nga - Trung Á lần đầu tiên vào năm 2022. Ảnh: VĂN PHÒNG BÁO CHÍ TỔNG THỐNG KAZAKHSTAN
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==