157-2025

4 thoisu@phapluattp.vn Thời sự - Thứ Ba 15-7-2025 Chị LTH (48 tuổi) từ xã Bàu Bàng (huyện Bàu Bàng, Bình Dương cũ) đến BV Ung bướu TP.HCM để điều trị bệnh ung thư vú. Chị H phát hiện bị ung thư vú từ đầu năm 2024, trước sáp nhập, mỗi khi đến BV Ung bướu chị đều phải tự chi trả chi phí điều trị ban ngày hoặc buộc phải nhập viện nội trú để được BHYT thanh toán, dẫn đến tốn kém chi phí ăn ở, đi lại. Không cần giấy chuyển tuyến, bệnh nhân mừng “Nhiều khi đến BV chỉ truyền hóa chất có 2-3 giờ là xong, mà muốn được BHYT thanh toán thì bác sĩ (BS) lại phải cho nhập viện. Nay nghe BS nói BHYT chi trả cả chi phí điều trị ban ngày, tôi mừng quá!” - chị H chia sẻ. Ông NTT (60 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) bị đau xương khớp đã vài năm, điều trị ở BV địa phương nhưng không bớt. Khoảng một năm trở lại đây, mỗi tháng ông đều bắt xe lên TP.HCM để chữa trị tại BV Lê Văn Thịnh. Lúc trước đi khám tuyến trên mà không có giấy chuyển tuyến thì không được, ông T phải xin giấy chuyển viện ở tỉnh Đồng Nai, có lần mất nguyên một ngày, vừa mệt mỏi vừa ảnh hưởng công việc. “Người bệnh được thông tuyến để khám không cần giấy chuyển tuyến là quá tốt, chúng tôi vừa đỡ mệt vừa đỡ tốn thời gian” - ông T bày tỏ. Chị TNK (45 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) thường từ nhà bắt xe khách đến TP.HCM lúc rạng sáng để kịp giờ khám ở BV Thống Nhất. Chị K kể con gái chị năm nay 15 tuổi, mắc bệnh lupus ban đỏ đã hai năm. Suốt hai năm qua, mẹ con chị K đều đặn đi về giữa Vĩnh Long và TP.HCM. Trước mỗi lần tái khám, chị phải mất ít nhất nửa ngày để xin giấy chuyển tuyến từ BV tỉnh lên BV trên TP.HCM. “Con tôi bệnh nặng nên vẫn phải lên TP.HCM điều trị liên tục. Giờ nghe tin không còn phải xin giấy chuyển tuyến nữa, tôi mừng lắm. Như vậy tôi đỡ vất vả đi lại, tiết kiệm thời gian và chi phí” - chị K chia sẻ. Mở rộng quyền lợi điều trị cho bệnh nhân Trao đổi với PV, TS-BS Diệp Bảo Tuấn, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, cho hay mỗi ngày BV tiếp nhận 4.700-5.000 lượt khám ngoại trú, 900-1.000 bệnh nhân điều trị nội trú. Trước đây, chính sách điều trị ban ngày, tức điều trị ngoại trú nhưng được tính quyền lợi như nội trú (ví dụ bệnh nhân đến truyền hóa chất, xạ trị rồi về), vốn chỉ áp dụng cho người dân TP.HCM. Sau sáp nhập, phạm vi được hưởng quyền lợi này đã mở rộng ra thêm khoảng 4 triệu dân của toàn TP. Hiện rất nhiều bệnh nhân đến đây khám chữa bệnh (KCB) được BHYT chi trả chi phí điều trị ban ngày. Điều này giúp giảm bớt chi phí và áp lực tâm lý trong quá trình điều trị ung thư, vốn đã là hành trình dài và tốn kém. BS Tuấn nhận định lượt bệnh nhân đến KCB tại BV chưa có biến động đột biến. Từ trước đến nay, BV luôn đảm nhiệm vai trò chuyên khoa sâu cho cả khu vực miền Nam nên vẫn tiếp nhận bệnh nhân từ các địa phương khác như bình thường. “Để đáp ứng nhu cầu có xu hướng tăng, BV Ung bướu TP.HCM đã xin bổ sung 200 giường nội trú, nâng tổng số giường từ 1.000 lên 1.200. Sở Y tế TP.HCM đã phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh mới này” - BS Tuấn thông tin. Ngoài mở rộng quyền lợi điều trị ban ngày, từ ngày 1-7, Ba sở Y tế TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu chính thức sáp nhập, các quyền lợi BHYT của hơn 14 triệu dân cũng được bảo đảm. Bệnh nhân điều trị bệnh thận tại khoa Nội thận BV Lê Văn Thịnh. Ảnh: THẢO PHƯƠNG Mới đây, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi trao đổi với cơ quan BHXH khu vực XXVII về thông tin phản ánh nguyện vọng của người dân thuộc khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương (trước sáp nhập) mong tiếp tục được hỗ trợ đóng BHYT. BHXH khu vực XXVII cho biết tiếp tục thực hiện đóng, hỗ trợ đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho các nhóm đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ trên địa bàn hai tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương (trước sáp nhập). Đây là tín hiệu tích cực, giải tỏa lo lắng cho hàng chục ngàn người dân có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi từng sinh sống tại hai địa phương trên. Trước đó, vào ngày 4-7, BHXH khu vực XXVII đã báo cáo UBND TP.HCM về việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ trên, đảm bảo quyền lợi cho người dân cho đến khi nghị quyết hết thời hạn hoặc có văn bản thay thế. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (giai đoạn 2020-2024), HĐND tỉnh đã ban hành bốn nghị quyết hỗ trợ học sinh, sinh viên, người từ đủ 65 tuổi trở lên… tham gia BHYT và BHXH tự nguyện. Theo thống kê, tỉnh hiện còn 1.722 người tham gia BHXH tự nguyện với số tiền hơn 2,27 tỉ đồng và hơn 52,200 người tham gia BHYT với số tiền gần 33 tỉ đồng cần tiếp tục được hỗ trợ. Còn tại tỉnh Bình Dương cũ, tỉnh cũng đã ban hành hai nghị quyết và thực hiện Quyết định 797/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ nhiều nhóm đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện. THẢO PHƯƠNG TP.HCM đảm bảo quyền lợi BHYT sau sáp nhập TP.HCM: Hàng chục ngàn người tiếp tục được hỗ trợ đóng BHYT Sáp nhập là cơ hội để ngành y tế TP.HCM phát triển Theo Sở Y tế TP.HCM, sáp nhập là cơ hội để ngành y tế TP tái cấu trúc toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng vùng phục vụ. Trong đó, thách thức lớn nhất là vừa tổ chức lại bộ máy, vừa không làm gián đoạn chuyên môn từ tiêm chủng, khám chữa bệnh (KCB) đến phòng, chống dịch. BS CKII Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết sau sáp nhập, hệ thống y tế TP.HCM tăng từ 132 bệnh viện (BV) lên 164 BV (công và tư, bộ, ngành). TP.HCM có 38 trung tâm y tế khu vực, 168 trạm y tế, 11 trung tâm không giường bệnh (sẽ hợp nhất các trung tâm có chức năng tương đương), 110 trung tâm bảo trợ xã hội (15 cơ sở công), 10.627 phòng khám chuyên khoa, 417 phòng khám đa khoa, 15.611 cơ sở kinh doanh dược và nhà thuốc. Số giường bệnh tăng từ 41.000 lên 49.700 (tư nhân chiếm 15%). Như vậy, với hơn 14 triệu dân, số giường bệnh của TP.HCM giảm từ 42 giường bệnh/vạn dân giảm xuống còn 35,1 giường. Đây là thách thức lớn mà TP.HCM phải đầu tư. BS Nam cho hay trong số 168 trạm y tế của TP.HCM, có 125 trạm sẽ được nâng cấp đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế (trên 500 m²), hoạt động như “BV mini” với đầy đủ khoa, phòng. Thời gian tới, Sở Y tế sẽ tham mưu UBND TP.HCM đổi tên 24 BV cho phù hợp với đơn vị hành chính mới, đồng thời rà soát, lập kế hoạch hỗ trợ nâng cao chuyên môn cho các cơ sở y tế. “Hệ thống y tế TP.HCM sau hợp nhất đối mặt với thách thức lớn về quy mô dân số, diện tích và tỉ lệ giường bệnh/vạn dân. Tuy nhiên, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, sự hỗ trợ của Bộ Y tế và định hướng tinh gọn, đổi mới, chúng tôi cam kết đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân” - BS Nam nói. Hiện nay, Sở Y tế TP.HCM cũng xác định một trong các vấn đề cần tập trung tháo gỡ là các dự án xây dựng mới, kế hoạch sử dụng và các dự án còn vướng mắc. Theo đánh giá của Sở Y tế TP.HCM, thực tế đã có nhiều công trình BV phát huy hiệu quả nhưng bên cạnh đó vẫn có công trình chậm đưa vào sử dụng vì nhiều lý do. Đơn cử, hiện còn tồn đọng một số dự án đầu tư công, vì một số nguyên nhân như nhà thầu đang khó khăn tài chính gây ảnh hưởng đến tiến độ công trình, hay dự án đang bị điều tra, khởi tố nên chưa thực hiện được nội dung kiểm toán nội bộ, chưa ban hành báo cáo kiểm toán. “Do đó, ngành y tế kiến nghị lãnh đạo TP sớm có giải pháp căn cơ để ngành y Bệnh nhân chạy thận tại BV Thống Nhất. Ảnh: THẢO PHƯƠNG

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==