157-2025

9 kinhtedothi@phapluattp.vn Mô hình tuyến du lịch ba tầng TP.HCM hội tụ nhiều tầng lớp trải nghiệm - từ đô thị thông minh, công nghiệp đến văn hóa - tâm linh, biển đảo và sinh thái. Với tiềm năng dồi dào, TP có nhiều cơ hội phát triển sản phẩm du lịch mới, các tour ngắn ngày gắn với hệ thống giao thông và hạ tầng hiện đại. Nghiên cứu xây dựng mô hình tuyến du lịch ba tầng liên kết, gồm: Tầng văn hóa di sản; tầng sáng tạo công nghiệp văn hóa và tầng sinh thái nghỉ dưỡng biển đảo. TP cũng có thể học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình đại đô thị trên thế giới, không đi theo lối mòn “điểm, tuyến, tour” khép kín mà hướng đến mô hình tích hợp mở, trong đó các khu vực không cạnh tranh mà hỗ trợ, cộng hưởng để cùng phát triển... TS DƯƠNG ĐỨC MINH, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch TP.HCM mẽ như cao tốc kết nối hiệu quả như TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, hay hệ thống cảng biển và giao thông thủy, tạo nên hành lang phát triển du lịch liên vùng linh hoạt và hiệu quả. Với gần 93.000 phòng lưu trú từ cao cấp đến homestay, cùng dịch vụ hỗ trợ như trung tâm mua sắm, bệnh viện quốc tế, sân golf, khu giải trí… TP sẵn sàng đón tiếp mọi đối tượng du khách trong và ngoài nước. Trên nền tảng đó, TP đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản phẩm theo trục trải nghiệm liên kết, tiêu biểu như các hành trình “từ phố theo sông ra biển”, chuỗi “văn hóa biển”, tour ẩm thực, làng nghề và du lịch đêm hướng đến cá nhân hóa trải nghiệm và nâng cao giá trị cảm xúc cho du khách. Bên cạnh đó, các sự kiện du lịch chủ lực như ITE HCMC, Tuần lễ Du lịch TP, Lễ hội sông nước, Giải marathon quốc tế… cũng được nâng tầm cả về quy mô lẫn chất lượng nhằm tái định vị hình ảnh TP.HCM là một điểm đến hiện đại, năng động, đậm bản sắc văn hóa. Liên kết vùng - tạo thương hiệu du lịch toàn khu vực Theo bà Hoa, TP.HCM không chỉ là đầu tàu kinh tế mà còn là nơi khởi xướng nhiều mô hình đổi mới sáng tạo, trong đó có ngành du lịch. Việc phát triển du lịch cần đặt trong mối liên kết chặt chẽ với quy hoạch đô thị, giao thông, y tế, công nghệ, văn hóa, thể thao… Đặc biệt, sau sáp nhập, sự tích hợp liên ngành và liên vùng càng trở nên cần thiết để phát huy tối đa tiềm năng không gian mới. Hướng tới năm 2030, TP đặt mục tiêu trở thành trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á, không chỉ thu hút du khách mà còn truyền cảm hứng đổi mới cho toàn ngành du lịch Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Sở Du lịch đang điều chỉnh chiến lược phát triển, xác định lại giá trị cốt lõi thương hiệu du lịch TP.HCM, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong THU TRINH Việc mở rộng địa giới hành chính không chỉ giúp TP.HCM gia tăng mạnh về diện tích và dân số mà còn mở ra cơ hội hiếm có để tái cấu trúc toàn diện ngành du lịch. 681 tài nguyên chờ được khai thác Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, đây là thời điểm vàng để TP chuyển từ mô hình phát triển riêng lẻ sang hướng tích hợp - đa trung tâm - bền vững, phù hợp với cấu trúc không gian mới và yêu cầu phát triển du lịch hiện đại. Hiện nay, TP.HCM sở hữu 681 tài nguyên có khả năng khai thác du lịch, được phân bố hợp lý theo các vùng không gian: Đô thị, công nghiệp - làng nghề - ven sông và biển đảo. Mỗi vùng đều có tiềm năng riêng, đơn cử như không gian đô thị là nền tảng cho du lịch MICE, city tour, du lịch đêm và trải nghiệm văn hóa; vùng công nghiệp - làng nghề - ven sông thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, du lịch công nghiệp; còn không gian biển đảo là nơi lý tưởng cho nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe và du lịch xanh. Với hơn 14 triệu dân, TP.HCM là thị trường du lịch nội tỉnh lớn nhất cả nước, với nhu cầu đa dạng như giới trẻ chuộng nghỉ dưỡng ngày hay gia đình tìm kiếm trải nghiệm thiên nhiên hoặc người lớn tuổi ưu tiên tour văn hóa, sức khỏe. Các tổ chức, trường học tạo ra nguồn cầu ổn định. Đây là lợi thế riêng có, giúp TP duy trì lượng khách thường xuyên, ít biến động theo mùa. Không chỉ dừng lại ở tài nguyên, TP.HCM đang sở hữu nền tảng hạ tầng vững chắc để hiện thực hóa mục tiêu này. Việc sân bay quốc tế Long Thành sắp đi vào hoạt động rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ quốc tế đến trung tâm TP và các vùng du lịch lân cận. Các hạ tầng khác cũng hỗ trợ mạnh Cơ hội vàng để tái cấu trúc ngành du lịch TP.HCM quản lý, điều hành, truyền thông và phân tích dữ liệu thị trường. Một trong những giải pháp trọng tâm là nâng cấp mô hình “mỗi quận, huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng” thành “mỗi xã, phường một hoạt động du lịch đặc trưng” nhằm khai thác sâu giá trị văn hóa sinh thái của từng địa phương. Cùng với đó là tiếp tục vận dụng triết lý “sáng tạo truyền thống” trong việc tổ chức các lễ hội như Lễ hội áo dài, Lễ hội sông nước… giúp làm mới trải nghiệm và tạo điểm nhấn khác biệt cho sản phẩm du lịch TP. Trong bối cảnh cả nước đang tái cấu trúc đơn vị hành chính, TP.HCM cũng điều chỉnh chiến lược liên kết vùng. Từ hợp tác với 46 tỉnh, thành trước đây, TP đang tái cấu trúc mạng lưới hợp tác theo trục Bắc - Trung - Nam để tiết kiệm nguồn lực, tăng tính hiệu quả và xây dựng thương hiệu du lịch vùng rõ nét hơn. Song song đó, TP cũng ưu tiên phát triển các phân khúc du lịch chuyên biệt như du lịch y tế, MICE cao cấp và du lịch di sản số - tận dụng lợi thế về hệ thống BV hiện đại, cơ sở hạ tầng hội nghị quốc tế, kho tàng di sản văn hóa và công nghệ số. Việc chú trọng đầu tư vào các loại hình này không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm mà còn tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt, góp phần khẳng định vị thế của TP.HCM là điểm đến chuyên sâu, hấp dẫn các phân khúc khách có giá trị cao.• Ngành du lịch TP.HCM tận dụng lợi thế tài nguyên, hạ tầng và liên kết vùng để hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm du lịch hiện đại và bền vững. Theo giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, đây là thời điểm vàng để TP chuyển từ mô hình phát triển riêng lẻ sang hướng tích hợp - đa trung tâm - bền vững, phù hợp với cấu trúc không gian mới và yêu cầu phát triển du lịch hiện đại. Điểm đến Thiềng Liềng (xã Thạnh An, TP.HCM) phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: TT Chốt ngày thông xe, khởi công 3 dự án giao thông trọng điểm ở TP.HCM TP.HCM đang lên kế hoạch thông xe đường vành đai 3, đoạn từ nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nhơn Trạch, đồng thời khởi công dự án nâng cấp, mở rộng nút giao ngã tư Đình (giao giữa Quốc lộ 1 và đường Nguyễn Văn Quá) và cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) cho biết tuyến đường vành đai 3 TP.HCM với chiều dài hơn 76 km, quy mô bốn làn xe cao tốc đang được đẩy nhanh tiến độ, dự kiến sẽ hoàn tất một số đoạn vào năm 2025 và thông xe toàn tuyến trong nửa đầu năm 2026. Ở giai đoạn 1, tuyến đường được thiết kế gồm bốn làn xe cao tốc và đường song hành hai bên. Sau các điều chỉnh địa giới hành chính, hiện tuyến chính thức đi qua ba địa phương TP.HCM, Đồng Nai và Tây Ninh. Trong đó, đoạn đi qua địa bàn TP.HCM dài hơn 47 km, có tổng mức đầu tư khoảng 41.387 tỉ đồng. Sau hơn hai năm thi công, đoạn này đã hoàn thành khoảng 45% khối lượng. Để đảm bảo tiến độ, chủ đầu tư đã yêu cầu các đơn vị thi công triển khai “3 ca, 4 kíp”, làm việc liên tục mỗi ngày. Theo kế hoạch được công bố, việc thông xe sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn. Cụ thể, ngày 18-9, thông xe đoạn từ nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến cầu Nhơn Trạch. Ngày 31-12-2025 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 14,7 km cầu cạn (đường trên cao) từ nút giao Long Thành đến Tân Vạn. Cùng ngày, tuyến cao tốc dài 32,6 km đi qua các huyện cũ Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh cũng sẽ được thông xe kỹ thuật. Đến ngày 30-6-2026, dự kiến toàn bộ 47 km đoạn tuyến đi qua TP.HCM sẽ chính thức hoàn thành và thông xe. TP.HCM sẽ khởi công hai dự án hạ tầng giao thông lớn tại cửa ngõ TP.HCM vào ngày 19-8, nhằm giải tỏa áp lực giao thông tại các điểm nóng và kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Cụ thể, dự án nâng cấp nút giao ngã tư Đình, điểm giao giữa Quốc lộ 1 và đường Nguyễn Văn Quá dự kiến sẽ khởi công ngày 19-8. Cũng trong ngày 19-8, TP.HCM dự kiến sẽ khởi công gói thầu rà phá bom mìn và di dời hạ tầng kỹ thuật, mở đầu cho dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. NHƯ NGỌC Một đoạn đường vành đai 3 kết nối với cầu Nhơn Trạch sẽ hoàn thành ngày 18-9. Ảnh: THUẬN VĂN

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==