3 Thời sự - Thứ Tư 16-7-2025 Người dân làm thủ tục tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Tân Bình (cũ). Ảnh: N.CHÂU thoisu@phapluattp.vn quản lý chặt Ý kiến Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài thương mại luật gia Việt Nam - (VLCAC): Hai vấn đề cốt lõi để phát huy chính sách Việc áp dụng mức thu theo tỉ lệ phần trăm (dự kiến 30%-50% trên tiền chênh lệch) thay vì thu toàn bộ sẽ là sự hỗ trợ thiết thực, giúp người dân hợp pháp hóa đất đai và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để chính sách phát huy hiệu quả và bền vững thì có hai vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, về mặt pháp lý, dù việc sửa đổi nghị định là giải pháp tình thế nhưng về lâu dài cần bổ sung quy định này vào Luật Đất đai 2024. Điều này nhằm đảm bảo sự thống nhất, minh bạch trong toàn bộ hệ thống pháp luật, tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho người dân. Thứ hai, phải đảm bảo tính công bằng. Đặc biệt kiến nghị cần có cơ chế xem xét hoàn lại phần tiền chênh lệch cho những người dân đã nộp 100% theo quy định hiện nay tính từ thời điểm áp dụng bảng giá đất mới. Dù pháp luật có nguyên tắc không hồi tố nhưng việc áp dụng chính sách có lợi hơn cho người dân là một hành động nhân văn và cần thiết để không ai bị thiệt thòi. TS LÊ BÁ CHÍ NHÂN, chuyên gia kinh tế: Mức giảm không thể cào bằng Đề xuất giảm tiền đất cho người dân khi chuyển mục đích đến 70% là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân. Tuy nhiên, việc áp dụng một cách cào bằng trên cả nước là không khả thi và sẽ gây ra bất công. Về nguyên tắc, luật pháp phải được áp dụng đồng bộ nhưng không có nghĩa là mọi địa phương đều có một mức thu như nhau. Thực tế cho thấy khả năng chi trả và giá trị đất đai giữa các khu vực có sự chênh lệch rất lớn. Không thể áp một mức thu cho cả khu vực trung tâm và một xã ở vùng ven vì giá trị đất và khả năng chi trả của người dân là hoàn toàn khác biệt. Để giải quyết vấn đề này, cần luật hóa một cơ chế phân loại khu vực một cách khoa học. Cụ thể, có thể chia cả nước thành ba nhóm hoặc nhiều hơn, dựa trên các tiêu chí rõ ràng như quy mô dân số và đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP của từng địa phương cấp phường, xã. Khu vực nào có kinh tế phát triển, GDP cao thì áp dụng mức thu khác với khu vực còn lại. Các quy định về tỉ lệ giảm hay mức thu cụ thể phải được đưa thẳng vào Luật Đất đai chứ không phải các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư để đảm bảo tính pháp lý cao nhất và sự ổn định. Cuối cùng, để xây dựng được bộ tiêu chí phân loại hợp lý, cần có một lộ trình cụ thể, đồng thời mở các cổng thông tin để tham vấn rộng rãi ý kiến của chuyên gia và người dân trên cả nước.• trị, Ban Bí thư về thực hiện nhiệm vụ đối ngoại. Nổi bật là Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, một trong “bộ tứ” trụ cột làm nền tảng để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Với trường phái “ngoại giao cây tre”, phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, từ năm 2020 đến nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao từ 189 lên 194 nước, đưa tổng số đối tác chiến lược, đối tác toàn diện lên 37 nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ từ mức đối tác chiến lược trở lên đối với tất cả nước lớn, toàn bộ năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ các nước G7, 18/20 nước G20. Ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh, trở thành nội dung quan trọng trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, khai thác hiệu quả các cơ hội hợp tác quốc tế. Đặc biệt, công tác ngoại giao vaccine rất thành công, góp phần đưa Việt Nam “đi sau về trước” trong tiêm chủng vaccine, mở cửa sớm, đây là một tiền đề để đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Đảng bộ Bộ Ngoại giao cần chủ động, tích cực hơn nữa trong nghiên cứu, đánh giá chiến lược và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp. “Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nhận định tình hình thế giới khu vực có thể còn diễn biến phức tạp hơn, do đó ngành ngoại giao phải nỗ lực với những cách làm mới, đột phá so với trước. Cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới đã nêu trong báo cáo chính trị trình đại hội, Thủ tướng gợi mở, phân tích, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể để các đại biểu tiếp tục nghiên cứu và thảo luận trong đại hội. Ngành ngoại giao phải tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trọng yếu, nòng cốt trong thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, đối tác tin cậy với tất cả các nước, là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, vì mục tiêu hòa bình, hợp tác, phát triển; làm sâu sắc hơn trường phái “ngoại giao cây tre” và phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trên mặt trận ngoại giao; mỗi cán bộ ngoại giao phải là một chiến sĩ. Ngành ngoại giao phải theo dõi thường xuyên, nắm chắc tình hình khu vực và thế giới đảm bảo bao trùm, toàn diện; phản ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình và tham mưu chiến lược kịp thời, không để Đảng, Nhà nước bất ngờ trước các vấn đề mới. Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng với tinh thần, trách nhiệm cao, đam mê nghề nghiệp, khát vọng cống hiến, mong muốn thể hiện giá trị của mình và vượt qua giới hạn bản thân, Bộ Ngoại giao, ngành ngoại giao sẽ thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc phát triển văn minh, thịnh vượng và phát triển, tô thắm thêm truyền thống 80 năm ngành ngoại giao.• NGỌC DIỆP Trong hai ngày 14 và 157, Đảng bộ Bộ Ngoại giao tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo đại hội. Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định thời gian qua, Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã bám sát, thực hiện nghiêm túc, chủ động, tích cực triển khai đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó, nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và các đối tác quốc tế. Ghi nhận những thành tích, kết quả mà Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã đạt được trong nhiệm kỳ 2020-2025, Thủ tướng đánh giá kết quả này góp phần vào thành tựu chung của đất nước; góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy. Phân tích, làm rõ thêm một số thành tựu, kết quả nổi bật, cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm kỳ 2020-2025 là nhiệm kỳ mang đậm dấu ấn về thể chế hóa và cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng ủy Bộ Ngoại giao với hơn 300 báo cáo lớn, 300 tờ trình, 17 nghị quyết và đề án trình Bộ Chính Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại sự kiện. Ảnh: NGỌC DIỆP Mỗi cán bộ ngoại giao là 1 chiến sĩ tiên phong Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Đảng bộ Bộ Ngoại giao cần chủ động, tích cực hơn nữa trong nghiên cứu, đánh giá chiến lược và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp. Đại hội đã công bố các quyết định của Đảng ủy cấp trên chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, bí thư, phó bí thư Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng bộ Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025-2030 và đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Theo đó, ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, giữ chức bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, giữ chức phó bí thư thường trực Đảng ủy. Ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, giữ chức phó bí thư Đảng ủy. Ông Bùi Thanh Sơn giữ chức bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2025-2030
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==