158-2025

8 Đô thị - Thứ Tư 16-7-2025 thức của người dân, sau đó sẽ chuyển đổi sang xe xanh như xe điện” - ông Dũng nhận định. Theo ông Dũng, bước đầu đề án áp dụng hạn chế khí thải của TP.HCM có thể gây khó khăn nhất định nhưng với sự phát triển xe máy điện, ô tô điện thì người dân sẽ chuyển đổi dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các TP lớn như Hà Nội và TP.HCM cần có những loại xe trung chuyển để đưa đón người dân từ các khu vực trung tâm, nơi “khoanh vùng” khí thải để dịch chuyển. “Tháng 3 vừa rồi tôi có đi TP Moscow (Nga), dọc đường ở các trạm xe buýt, các nơi vào trung tâm họ để nhiều xe máy điện, xe điện Scooter, người dân quét điện thoại để đến điểm đến” - ông Dũng đưa ra ví dụ. Theo ông Dũng, khu vực Cần Giờ và Côn Đảo hiện chưa ô nhiễm nhiều nhưng nếu chuyển đổi và “khoanh vùng” được nhiều vị trí sẽ càng tốt cho không khí của Việt Nam nói chung. “Hiện tại ở miền Trung, một đơn vị taxi đã có những chính sách như giảm giá taxi xanh xuống còn 8.000 đồng/km, trong khi đó dịch vụ khác khoảng 16.000 đồng/km thì người dân sẽ chọn đi xe xanh thay vì xe khác” - ông Dũng đưa ra ví dụ và cho rằng đây cũng là THY NHUNG Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành liên quan để lấy ý kiến về phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức phát thải cao tại các khu vực đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm khí thải. Cần sớm thực hiện “khoanh vùng” kiểm soát khí thải Trước đó, trong đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông đang được xây dựng, TP.HCM dự kiến sẽ lựa chọn các khu vực như Cần Giờ, Côn Đảo và trung tâm TP để triển khai thí điểm việc “khoanh vùng” kiểm soát khí thải. Những khu vực này được đánh giá là có tiềm năng lớn trong việc chuyển đổi sang hệ thống giao thông xanh, sạch. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam khá trầm trọng. Nguyên nhân do xe xăng dầu gây hệ quả ô nhiễm không khí, các bệnh như ung thư, hô hấp… Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký Công ước quốc tế về bảo vệ Trái đất, cam kết net zero năm 2050, vì vậy cần có lộ trình, dần dần tác động ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. “Khu vực nội ô TP.HCM là nơi tập trung đông người, mật độ ô nhiễm cao nên cần hạn chế dần, xây dựng ý nhân, càng quan trọng hơn. Theo ông Châu, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng TP.HCM đã đến lúc cần quyết liệt triển khai vì mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên, triển khai chính sách này cần thận trọng, có lộ trình rõ ràng để tránh tạo thêm gánh nặng cho người dân. “TP.HCM nên thí điểm làm từng giai đoạn, từng khu vực, tránh làm ồ ạt, đánh giá tác động thực tiễn thí điểm và rút ra kinh nghiệm để nhân rộng. Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ về thuế, phí đăng ký xe, hỗ trợ tài chính, lãi vay mua xe điện hay chính sách thu cũ, đổi mới... Ngoài ra, cần khuyến khích các hãng xe đang sản xuất xe động cơ đốt trong chuyển sang sản xuất xe điện, kiểm soát xe kém chất lượng, hàng gian, hàng lậu, hàng kém chất lượng” - ông Châu góp ý. Lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM cho rằng chúng ta nên tham khảo thêm một số biện pháp kiểm soát khí thải của các nước có lượng xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch xăng, diesel như Đài Loan, Trung Quốc để đưa ra những giải pháp phù hợp với Việt Nam. “Phải kết hợp hài hòa giữa việc xây dựng lộ trình kiểm soát khí thải và tuyên truyền, chính sách hỗ trợ với người dân hợp lý để chuyển đổi. Sắp tới, Bộ NN&MT sẽ ban hành quy chuẩn về khí thải xe máy, đây cũng là một biện pháp để bảo vệ môi trường” - vị lãnh đạo Trung tâm Đăng kiểm trên cho biết.• một phương án hỗ trợ để người dân chuyển đổi sang xe xanh. Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP.HCM, cho rằng kiểm soát khí thải xe ở các TP là điều cần làm ngay. Theo các số liệu thống kê công bố mới nhất, các TP đô thị ở Việt Nam đều gia tăng vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt là ở TP.HCM và Hà Nội. “Điều kiện kiểm soát khí thải luôn đòi hỏi một nguồn lực rất lớn nên không thể thực hiện cùng lúc trên toàn địa bàn mà phải làm từng khu vực. Do vậy, việc đề án ở TP.HCM chia vùng để tiến hành từng bước là điều nên làm” - ông Tính đánh giá. Với các đối tượng bị tác động, Nhà nước có thể đề ra gói chính sách hỗ trợ cho gần 400.000 xe máy chạy xăng chuyển sang xe điện hoặc chương trình hỗ trợ những đơn vị chuyển đổi xe buýt chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe điện. “Theo tôi, chỉ cần mức độ hỗ trợ cao, thời gian trả góp càng dài và mức lãi suất cho vay càng thấp thì mục tiêu chuyển đổi càng sớm đạt được” - ông Tính nói thêm. Giải pháp phải đồng bộ, phù hợp Ông Huỳnh Minh Châu, Chủ tịch Yadea Hóc Môn (hãng xe máy điện), cũng đồng tình với đề án của TP.HCM. Việc “khoanh vùng” khí thải là một bước đi cần thiết và cấp bách trong bối cảnh ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. TP.HCM là trung tâm kinh tế, giao thông và dân cư đông đúc, do đó việc kiểm soát khí thải, đặc biệt từ xe cá UBND TP Hà Nội vừa thành lập Tổ công tác liên ngành nhằm tham mưu triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện. Theo Quyết định 3763, Tổ công tác liên ngành do ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội, làm tổ trưởng. Hai tổ phó gồm ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương và ông Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&MT. Tổ công tác còn có sáu thành viên chính thức là lãnh đạo các đơn vị như các sở Tài chính, KH&CN, Quy hoạch - Kiến trúc, Nội vụ, Công an TP cùng tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Ngoài ra còn có đại diện lãnh đạo UBND các phường, xã và tổ giúp việc gồm 19 cán bộ từ các sở, ngành liên quan. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu UBND TP tổ chức triển khai các nội dung liên quan đến giao thông xanh, phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện và đề xuất các nhiệm vụ phát sinh theo thực tế. Tổ giúp việc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Sở Xây dựng được giao là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm huy động nhân sự, thiết bị, kinh phí từ ngân sách TP để triển khai nhiệm vụ, đồng thời chủ trì các cuộc họp và sử dụng con dấu của sở trong quá trình thực hiện. Trong khi đó, chiều 14-7, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thông tin về việc triển khai Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm không khí. Theo ông Tuấn, TP đang rà soát kỹ lưỡng từng nhóm người sử dụng và từng loại xe để xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp. Chính sách này dự kiến sẽ bao gồm hỗ trợ gần như toàn bộ chi phí liên quan đến việc chuyển đổi, như lệ phí trước bạ và phí đăng ký xe điện mới. Sau khi hoàn thiện, chính sách sẽ được trình Thành ủy, HĐND TP xem xét, ban hành. TRỌNG PHÚ Theo Chỉ thị 20 ngày 12-7 của Thủ tướng, từ ngày 1-7-2026, Hà Nội sẽ cấm xe máy, mô tô chạy bằng xăng dầu trong khu vực đường vành đai 1. Ảnh: PHI HÙNG Lộ trình chuyển đổi xe xăng sang xe điện Tại hội thảo “Hệ sinh thái chuyển đổi xe điện hai bánh” do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức vào tháng 6 tại TP.HCM, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế - Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết lộ trình chuyển đổi xe xăng sang xe điện ở TP.HCM như sau: Năm 2026: Dự kiến chuyển đổi khoảng 120.000 xe, tương đương 30% mục tiêu, đồng thời xây dựng 250 trạm sạc đạt chuẩn công suất. Năm 2027: Nâng tỉ lệ chuyển đổi lên 80% (thêm khoảng 120.000 xe), dừng đăng ký mới xe xăng dịch vụ từ tháng 1-2029. Năm 2028: Bắt đầu hạn chế xe xăng vào giờ cao điểm tại các phường nội thành TP.HCM. Năm 2029: Cấm hoàn toàn xe xăng cung cấp dịch vụ vận tải tại TP.HCM. Các chuyên gia ủng hộ việc “khoanh vùng” kiểm soát khí thải tại TP.HCM. Ảnh: TN Việc “khoanh vùng” khí thải là một bước đi cần thiết và cấp bách trong bối cảnh ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn đang ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. “Khoanh vùng” kiểm soát khí thải để hạn chế xe xăng ở TP.HCM là cần thiết “Khoanh vùng” kiểm soát khí thải bước đầu có thể khó khăn nhưng các chuyên gia nhận định TP.HCM cần làm sớm để bảo vệ môi trường. Hà Nội thành lập Tổ công tác triển khai giao thông xanh và hạ tầng trạm sạc xe điện

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==