11 Kinh tế - Thứ Tư 23-7-2025 kinhtedothi@phapluattp.vn MINH TRÚC Hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh đang được áp dụng là 11 triệu đồng/ tháng cho người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/người phụ thuộc, mức này được điều chỉnh lần gần nhất vào năm 2020. Kể từ đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng trên 15% và thực tế chi phí sống, nhất là tại các đô thị lớn đã tăng mạnh hơn do giá nhà, y tế, giáo dục và thực phẩm leo thang. Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đề xuất hai phương án để Chính phủ trình UBTVQH xem xét. Bộ Tài chính đề xuất hai phương án điều chỉnh Phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo quy định (kể từ năm 2020, trường hợp CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình UBTVQH điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động giá cả). Theo số liệu của Cục Thống kê, chỉ số CPI từ năm 2020 đến 2025 lũy kế dự kiến tăng 21,24% thì xem xét điều chỉnh tương ứng. Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 13,3 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ cho người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 5,3 triệu đồng/tháng. Phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Theo số liệu của Cục Thống kê, biến động về chỉ số thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người từ năm 2020 đến 2025 lần lượt tăng 40% và 42%. Vì vậy, có thể điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 15,5 triệu đồng/tháng; người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/ tháng lên 6,2 triệu đồng/tháng. Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế ở mức cao hơn. Từ đó người dân được hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống xã hội được nâng lên. Tuy nhiên, mức giảm trừ gia cảnh cao hơn, đồng nghĩa với số thuế phải nộp ít đi, thu nhập khả dụng của người dân sẽ tăng lên, qua đó sẽ góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và cải thiện đời sống của người dân. Qua đó có thể gián tiếp làm tăng thu ngân sách nhà nước từ các nguồn thu khác trong trung và dài hạn. Dự kiến nghị quyết sẽ thông qua tại phiên họp thứ 50 (tháng 10-2025), của UBTVQH và mức giảm trừ gia cảnh mới sẽ được thực hiện kể từ khi nghị quyết có hiệu lực thi hành và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026. Anh Thế Bảo (đang thuê một phòng tập thể tại phường Từ Liêm, Hà Nội) cho biết gia đình anh đang thuê nhà với giá 6 triệu đồng/tháng. Thêm điện, nước, mỗi tháng anh phải trả gần 8 triệu đồng cho chi phí thuê nhà. Lương của anh hiện khoảng 25 triệu đồng/tháng và thuộc diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Vợ anh vừa sinh con nên chưa thể đi làm, trong khi đó các khoản chi tiêu như sữa, đồ dùng cho con, y tế… mỗi tháng phải khoảng 10 triệu đồng. “Vật giá leo thang, mức giảm trừ gia cảnh thì cứ đứng yên, mỗi tháng gia đình tôi chỉ dám chi tiêu mua sắm những gì thiết thực nhất, cần thiết nhất… Nhưng vẫn không dư dả và để dành được đồng nào. Rất mong cơ quan chức năng sớm tăng mức giảm trừ gia cảnh lên ngưỡng phù hợp để người dân không phải thắt lưng buộc bụng” - anh Bảo nói. Cần nâng mức giảm trừ lên 18 triệu Trao đổi với PV, TS Nguyễn Ngọc Tú, chuyên gia thuế, đánh giá phương án 1 mà Bộ Tài chính đề xuất là phương án truyền thống. Tức là vẫn căn cứ theo sự thay đổi của CPI tăng 20% thì điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Theo ông Tú, phương án này đã lỗi thời bởi điểm nghẽn của mức giảm trừ gia cảnh, hay còn hiểu là “nút cổ chai” của mức giảm trừ nằm ở việc điều chỉnh khi CPI tăng 20%. Theo quy định hiện nay, CPI tăng được đánh giá dựa trên việc thống kê giá cả của hơn 1.000 mặt hàng trong rổ hàng hóa cùng tăng. Tuy nhiên, người làm công ăn lương thường chỉ có nhu cầu với những mặt hàng thiết yếu. “Và thường mặt hàng thiết yếu là mặt hàng tăng giá rất cao” - ông Tú nói và nhấn mạnh phương pháp điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phụ thuộc CPI là không phù hợp. Với phương án 2 mà Bộ Tài chính đề xuất, ông Tú nhận định đây là phương án rất thiết thực đối với cuộc sống của người dân và người nộp thuế nói riêng. “Phương án căn cứ thu nhập bình quân đầu người để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh mà Bộ Tài chính đề xuất là một sự đổi mới trong cách tính toán. Có thể thấy Bộ Tài chính đã rất cầu thị, lắng nghe ý kiến dư luận, chuyên gia và thấu hiểu với người nộp thuế” - ông Tú đánh giá. Tuy nhiên, ông Tú cho rằng nếu đặt trong điều kiện bình thường thì cách tính của Bộ Tài chính với phương án hai tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 11 triệu đồng/tháng lên 15,5 triệu đồng/tháng có vẻ hợp lý. Nhưng nhìn lại điều kiện thực tế từ lần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất vào năm 2020 thì sẽ có sự khác biệt. Ông Tú cho rằng trong năm năm gần đây, có nhiều sự cố Chuyên gia kiến nghị điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cần thực hiện ngay trong năm 2025. Ảnh: MINH TRÚC Tăng mức giảm trừ gia cảnh: Nên thực hiện ngay! Bộ Tài chính vừa đưa ra hai phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nhưng phương án được đề xuất đã hợp lý hay chưa vẫn là một dấu hỏi. lớn ở quốc tế cũng như trong nước ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân. “Tất cả điều này đã làm cho nền kinh tế đang khó khăn càng thêm khó khăn và người nộp thuế cũng gặp không ít khó khăn” - ông Tú nói. Do đó, ông Tú đề xuất nếu khả năng ngân sách cho phép thì nên tăng mức giảm trừ gia cảnh lên khoảng 18 triệu đồng/tháng. Và người phụ thuộc nên tăng lên mức bằng 50% người nộp thuế. Nên áp dụng ngay cho kỳ tính thuế năm 2025 Một điểm nữa ông Tú cho rằng cơ quan soạn thảo nên cân nhắc, đó là về thời hạn nộp thuế. Theo dự thảo, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh sẽ được áp dụng vào kỳ nộp thuế năm 2026. Ông Tú đề nghị nên áp dụng sớm hơn một năm, tức là áp dụng ngay trong năm 2025. “Khi được thông qua tại phiên họp tháng 10 này thì nên áp dụng ngay vào kỳ tính thuế năm 2025 và quyết toán vào đầu năm 2026 chứ không nên chờ sang kỳ tính thuế năm 2026” - ông Tú nói. Ông Tú cho rằng điểm cốt yếu cuối cùng là người nộp thuế đã chịu thiệt thòi lâu quá, chờ đợi lâu rồi. Thế nên người dân cần phải có một giải pháp tức thì, ngay trong năm 2025 chứ không nên chờ đến năm 2026. Và nếu mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh ngay từ năm 2025 thì sẽ là nguồn động lực, động viên rất lớn đối với người nộp thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025 và các năm tiếp theo.• Nếu mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh ngay từ năm 2025 thì sẽ là nguồn động lực, động viên rất lớn đối với người nộp thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025 và các năm tiếp theo. Quy định nào có lợi cho dân thì cần áp dụng ngay Tôi đồng tình với phương án 2 mà Bộ Tài chính đề xuất. Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của UBTVQH thông qua cần được thực hiện ngay cho kỳ tính thuế năm 2025. Vì đây không phải là quy định mới hay cần có nhiều thời gian để chuẩn bị thực hiện. Những quy định nào có lợi cho người dân thì cần áp dụng ngay. Chưa kể đến tháng 10 thông qua thì cũng còn 6-7 tháng mới đến kỳ quyết toán thuế năm 2025, nên việc áp dụng luôn là hợp lý, không thể kéo dài đến kỳ tính thuế năm 2026. Việc áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới này chỉ là tạm thời, vì khi Luật Thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi thì có lẽ mức giảm trừ gia cảnh sẽ được quy định theo vùng miền và cho phép khấu trừ các chi phí đặc biệt như y tế, giáo dục. Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam Theo thống kê, từ năm 2020 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng trên 15% và thực tế chi phí sống đã tăng mạnh hơn do giá nhà, y tế, giáo dục và thực phẩm leo thang. Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chi tiêu bình quân đầu người khu vực thành thị hiện vào khoảng 4,5-5 triệu đồng/tháng, riêng tại TP.HCM và Hà Nội, mức này có thể cao hơn nhiều. Tiêu điểm
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==