164-2025

13 Chiều 22-7, được sự phân công của Đảng và Nhà nước, đoàn công tác do ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TP.HCM, làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất (xã Long Hải, TP.HCM) nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2025). Báo cáo với đoàn, BS CKI Tống Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất, cho biết hiện nay trung tâm đang nuôi dưỡng, điều trị phục hồi chức năng cho 31 thương bệnh binh của 12 tỉnh, TP trong cả nước và quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu cho 14 thương bệnh binh của TP.HCM. Thương bệnh binh của trung tâm là những cựu chiến binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ biên giới Tây Nam. Thương binh cao tuổi nhất năm nay 86 tuổi và có năm thương binh nữ… Phát biểu tại buổi thăm, tặng quà, Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên gửi lời thăm hỏi ân cần, chúc bình an, sức khỏe, lời tri ân của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các thương bệnh binh đang được nuôi dưỡng, điều trị phục hồi chức năng tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất. Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ sự xúc động, cảm mến trước những nỗ lực, nghị lực phi thường của các thương bệnh binh tại trung tâm để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, chống chọi với những vết thương, bệnh tật di chứng của chiến tranh. “Các đồng chí chính là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với chúng tôi trên hành trình cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay” - Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh. Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ, chăm sóc, hỗ trợ để các thương bệnh binh vững vàng vượt qua những khó khăn, bệnh tật. Ông cũng trân trọng cảm ơn đội ngũ cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất đã ngày đêm thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây cũng là hành động thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân chăm sóc cho những người đã từng hy sinh xương máu, công sức để cho đất nước có được như hôm nay. KHÁNH LY Đời sống xã hội - Thứ Tư 23-7-2025 doisongxahoi@phapluattp.vn THANH TUYỀN Sáng 22-7, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức họp mặt người có công với cách mạng tiêu biểu nhân kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh, liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2025) và lễ truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ký ức của hai anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Đoàn Văn Thái (sinh năm 1947, ngụ phường Lái Thiêu) nhập ngũ năm 1965. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, ông đã chiến đấu ngoan cường, bốn lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, hai lần nhận Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba. Từ những chiến công đó, năm 1969, tại Đại hội lực lượng vũ trang miền Nam, ông được tuyên dương AHLLVTND chỉ sau ba năm đi bộ đội, là anh hùng trẻ nhất thời bấy giờ. Chia sẻ trong buổi gặp mặt, AHLLVTND Đoàn Văn Thái nói điều ông tự hào nhất cho đến tận hôm nay là dù trong thời chiến hay thời bình, bản thân vẫn giữ được phẩm chất, sự kiên trung của một người hoạt động cách mạng. Thời chiến, ông đánh giặc giữ nước. Thời bình, ông góp sức dựng xây đất nước, bằng những việc làm hằng ngày, giữ gìn đạo đức, phẩm chất của mình và một lòng kiên trung với Tổ quốc. Còn với AHLLVTND Ngô Tùng Chinh (sinh năm 1953), dù bị địch bắt tù đày, nhiễm chất độc hóa học, thương binh hạng 4/4, ông vẫn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Ông có thời gian tham gia đội Biệt động Sài Gòn của Đoàn Thanh niên cộng sản TP.HCM, sau đó là tham gia vào chiến dịch xuân Mậu Thân năm 1968. Năm 1969, ông bị bắt và đi tù. “Thương nhớ anh em đồng đội, chúng tôi luôn hứa sẽ luôn nỗ lực để xứng đáng với sự hy sinh đó. Dù là thương binh, chúng tôi vẫn nỗ lực học tập, cống hiến, xây dựng đất nước” - AHLLVTND Ngô Tùng Chinh chia sẻ. Không quên xương máu của cha anh Ông Mã Thanh Sơn (sinh năm 1654) là con của một liệt sĩ. Ông Sơn cũng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Theo ông Sơn, là người con của liệt sĩ, là người chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ điều tối thiểu ông có thể làm, chính là không quên. “Không quên máu xương của cha anh, của đồng đội đã đổ xuống. Không quên những người đã ngã xuống mà tên tuổi chưa từng được biết đến. Không quên rằng từng giây phút bình yên mà ta đang sống hôm nay là kết tinh từ hàng triệu trái tim đã ngừng đập vì đất nước”. Gửi gắm đến giới trẻ ngày nay, ông Mã Thanh Sơn chia sẻ lòng biết ơn không chỉ nằm trong những bài diễn văn hay vòng hoa tưởng niệm. Lòng biết ơn phải được khắc sâu trong từng hành động, từng suy nghĩ của mỗi người chúng ta. Đó là khi chúng ta sống có trách nhiệm hơn, học tập và cống hiến hết mình. Đó là khi chúng ta giữ gìn, bảo vệ những giá trị thiêng liêng mà cha ông đã đổ máu để gây dựng. Còn bà Trần Thị Bào (sinh năm 1949), người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, thương binh 2/4 thì gửi gắm rằng đất nước đã hòa bình, đi qua một chặng đường đầy gian khổ. Trong thời kỳ mới, khi toàn cầu đang thay đổi chóng mặt, chuyển sang thời kỳ số, bà mong thế hệ trẻ luôn cố gắng, dám nghĩ, dám sống, dám sáng tạo, không ngừng học tập để đón đầu các dòng chảy mới, hòa nhập với thế giới để đưa đất nước ngày càng đi lên. Thay mặt thế hệ trẻ, bạn Cát Tường đã gửi lời tri ân sâu sắc và lời chúc sức khỏe đến các mẹ Việt Nam anh hùng, các cô chú thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ. “Chúng cháu - thế hệ trẻ TP.HCM xin nguyện sẽ sống xứng đáng với những gì mà AHLLVTND Đoàn Văn Thái (thứ hai từ trái) và AHLLVTND Ngô Tùng Chinh giao lưu tại buổi họp mặt. Ảnh: THUẬN VĂN Người đi trước nhắc giới trẻ sống biết ơn, trách nhiệm Phát huy giá trị “uống nước nhớ nguồn” để xây dựng TP.HCM phát triển bền vững. các thế hệ đi trước đã hy sinh, bằng một tuổi trẻ đầy khát vọng, đầy lý tưởng, đầy trách nhiệm với cộng đồng, với quê hương đất nước” - Cát Tường chia sẻ. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy gửi lời tri ân sâu sắc tới các lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, AHLLVTND, anh hùng lao động, thương binh, liệt sĩ, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM ghi nhận và biểu dương những tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước đã tích cực tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. “TP.HCM sau sáp nhập có nhiều thách thức và cơ hội nhưng với sự nỗ lực và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người có công với cách mạng, các gia đình có công với cách mạng là động lực để các cấp, các ngành tập trung xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ của khu vực và cả nước” - bà Trần Thị Diệu Thúy khẳng định.• “Lòng biết ơn không chỉ nằm trong những bài diễn văn hay vòng hoa tưởng niệm. Lòng biết ơn phải được khắc sâu trong từng hành động, từng suy nghĩ của mỗi người chúng ta…” Truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho sáu mẹ Tại lễ kỷ niệm, bà Châu Minh Hiền, Trưởng ban Thi đua khen thưởng, Sở Nội vụ TP.HCM, đã công bố quyết định của Chủ tịch nước về việc truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đối với sáu mẹ: Phan Thị Lều, Lâm Thị Sáng, Nguyễn Thị Quyến, Trần Thị Của, Trịnh Thị Tính, Nguyễn Thị Trơn. Quyết định được trao bởi các mẹ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thay mặt lãnh đạo TP.HCM, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc và Thiếu tướng Trần Ngọc Minh, Phó Tư lệnh Quân khu 7, đã trao các quyết định này cho thân nhân, gia đình của các mẹ (ảnh). Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên thăm thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng Long Đất Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên tặng quà cho trung tâm và đại diện các thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh và người có công Long Đất. Ảnh: TK

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==