164-2025

2 Thời sự - Thứ Tư 23-7-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 22-7, khi bão số 3 (Wipha) bắt đầu đổ bộ vào đất liền, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bão tại một số điểm xung yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gồm công trình kè chống sạt lở hai bên cầu Vạn Hà, cống Ngọc Quang (xã Xuân Lập) và hồ thủy lợi Cửa Đạt. Sẵn sàng ứng phó mưa lớn Kiểm tra công trình kè chống sạt lở hữu - tả sông Chu khu vực cầu Vạn Hà, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận nỗ lực của địa phương và các đơn vị thi công trong việc hoàn thành dự án đúng tiến độ, góp phần bảo đảm an toàn hạ tầng và phòng, chống thiên tai cho khu vực. Tại cống Ngọc Quang (xã Xuân Lập), Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là vị trí có nguy cơ cao, cần thường xuyên kiểm tra, trực ban 24/24 giờ trong thời gian bão đổ bộ và mưa lớn kéo dài, chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực để ứng phó kịp thời. Tại hồ Cửa Đạt, công trình thủy lợi, thủy điện quan trọng ở thượng nguồn sông Chu với dung tích 1,4 tỉ m3, trước khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn vào cuối tuần, phương án điều tiết sớm đang được cân nhắc. vực hồ, đập, hồ chứa, nhất là các hồ lớn - nơi tiềm ẩn nguy cơ sự cố khi lượng mưa vượt ngưỡng. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương phải duy trì nghiêm chế độ thường trực, tuyệt đối không được chủ quan, sẵn sàng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra, chủ động phương án liên lạc, hiệp đồng giữa các lực lượng. Phân công lực lượng thường Mưa lớn, nhiều tuyến đường ngập sâu Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ sáng 22-7, trên địa bàn hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa có mưa to đến rất to khiến nhiều tuyến đường ngập sâu cục bộ. Tại tỉnh Ninh Bình, lúc 10 giờ 30 ngày 22-7, nhiều tuyến đường tại xã Phát Diện ngập sâu trong nước, khu vực nhà thờ Phát Diệm, Trường THPT Kim Sơn A ngập sâu 30-50 cm. Trong khi đó, mưa lớn cũng gây ngập trên nhiều tuyến phố ở Hoa Lư, nhiều cây xanh bị quật đổ, tốc mái tôn tại BV Sản Nhi Ninh Bình. Trong khi đó, tuyến đê ven nam sông Quần Liêu (đoạn qua xã Nghĩa Sơn) bị sạt lở. Chính quyền địa phương cùng Công an xã Nghĩa Sơn và ban ngành, đoàn thể xã Nghĩa Sơn đã hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, lực lượng chức năng cùng người dân đang gia cố tuyến đê ven nam sông Quần Liêu. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão tại công trình kè chống sạt lở hai bên cầu Vạn Hà. Ảnh: MINH KHÔI Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo lúc 16 giờ ngày 22-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ vĩ bắc; 105,9 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10; di chuyển theo hướng tây với tốc độ 10-15 km/giờ. Tối 22-7, bão di chuyển theo hướng tây tây nam trên khu vực thượng Lào với tốc độ 10-15 km/giờ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. Sức gió dưới cấp 6. Khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía tây khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Do ảnh hưởng của bão, trong chiều tối 22-7, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu và Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao 2-4 m, biển động mạnh. Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo thời tiết trên biển, vùng đất liền ven biển trong bão cực kỳ nguy hiểm, không an toàn cho bất kỳ phương tiện, công trình nào hoạt động trong vùng nguy hiểm như tàu du lịch, tàu chở khách, tàu vận tải, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, đê kè, tuyến đường ven biển. Các phương tiện có khả năng cao bị lật úp, phá hủy, ngập úng do gió mạnh, giông lốc, sóng lớn. Gió cấp 8 có thể làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Dự báo đến 16 giờ ngày 23-7, bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. (Ảnh do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp) Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hồ Cửa Đạt đối với an toàn hạ du, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu công tác vận hành phải chủ động, tính toán kỹ các kịch bản, không để bị động khi mưa lớn xảy ra. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn phải theo dõi sát tình hình mưa, dòng chảy về hồ từ lưu vực, nhất là khu vực phía thượng nguồn bên Lào. “Dù hệ thống vận hành hồ hiện đại nhưng các đơn vị phải tập trung cao độ, chủ động điều tiết sớm để giảm thiểu thiệt hại. Việc nắm chắc thông tin dự báo mưa, phân bố lưu vực nước về là yếu tố then chốt” - Phó Thủ tướng nêu rõ. Phó Thủ tướng cho biết theo thông tin được cập nhật liên tục, sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 3 đã giảm cấp gió và sức giật. Vì thế, trọng tâm ứng phó lúc này phải chuyển sang mưa lớn kéo dài, có thể tiếp diễn trong ngày 22 và 23-7. Đặc biệt lưu ý đến các khu trực 24/24 giờ tại công trình. Kiểm tra, rà soát hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị trước mưa lũ, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, mưa lớn xảy ra do bão. Các địa phương, đơn vị liên quan đã chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ người dân, không để người dân đói rét trước, trong và sau bão số 3. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương phải duy trì nghiêm chế độ thường trực, tuyệt đối không được chủ quan, sẵn sàng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản khẩn gửi Sở Công Thương các tỉnh, TP về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, cục này yêu cầu Sở Công Thương các địa phương các tỉnh, TP trong vùng ảnh hưởng của bão số 3 chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên bám sát diễn biến và tình hình thị trường tại cơ sở. Đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra và kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trước, trong và sau mùa mưa bão. Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, các sở Công Thương được đề nghị khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Kế hoạch này phải xác định rõ danh mục, số lượng, phương thức bảo quản, vận chuyển và phân phối các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước sạch, vật liệu xây dựng và xăng dầu, nhằm bảo đảm khả năng cung ứng kịp thời trong trường hợp thiên tai gây chia cắt địa bàn… Bộ Công Thương: Phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu ứng phó với bão số 3 thoisu@phapluattp.vn Bão số 3 suy yếu: Không để mưa lớn kéo dài Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nguy cơ mưa có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của hồ Cửa Đạt đối với an toàn hạ du, vì vậy công tác vận hành phải hết sức chủ động, tính toán kỹ, không để bị động khi mưa lớn xảy ra.

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==