164-2025

3 Thời sự - Thứ Tư 23-7-2025 Trước diễn biến của bão số 3 (Wipha), các tuyến tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo đã được thông báo tạm dừng khai thác từ ngày 22 đến hết ngày 25-7 nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành khách và phương tiện. Cụ thể, hai tuyến tàu bị ảnh hưởng gồm: Tuyến TP.HCM - Côn Đảo do Công ty TNHH Phú Quý Express vận hành và tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc (Phú Quốc Express) khai thác.• Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn bị động khi xảy ra cường suất lớn Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Ảnh: NS Phát hiện thêm thi thể 1 nạn nhân trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long Chiều 22-7, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, cơ quan chức năng đã xác định được danh tính của thi thể nam giới trôi dạt trên vùng vịnh Hạ Long vào trưa cùng ngày. Theo đó, danh tính nạn nhân là anh Hoàng Việt Hùng (46 tuổi), một trong ba người còn mất tích trên biển trong vụ lật tàu tham quan Vịnh Xanh 58, QN 7105 xảy ra vào chiều 19-7. Như vậy, tính đến 18 giờ ngày 22-7, trong số 49 người có mặt trên tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn trên vịnh Hạ Long, lực lượng chức năng đã cứu sống 10 người, tìm thấy 37 thi thể để bàn giao cho gia đình. Còn hai nạn nhân vẫn còn mất tích trên biển là anh Hoàng Văn Thái (40 tuổi) và chị Hoàng Thị Quyên (50 tuổi). Trước đó, nhận được tin báo của người dân về việc thấy có xác một nam giới trôi dạt ở vùng vịnh Hạ Long, khu vực giữa bãi tắm Bãi Cháy và hang Đầu Gỗ, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai đã huy động một xuồng và năm cán bộ, chiến sĩ ra hiện trường tiến hành trục vớt. Nạn nhân được xác định là nam giới, thân hình to cao, gần 40 tuổi, mặc quần short, áo phông màu xám, điện thoại trong túi màu đen, tóc ngắn. Vị trí phát hiện thi thể cách vị trí tàu bị lật khoảng 500 m. Trước đó, ngày 21-7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy một thi thể cháu bé trôi dạt gần khu vực đảo Ti Tốp, vịnh Hạ Long lúc 9 giờ 30. Sau khi xác minh, lực lượng chức năng xác định đây là một trong những nạn nhân còn mất tích trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Mới đây, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại, bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58. Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm dự kiến là 4,2 tỉ đồng. Cụ thể, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hành khách và bảo hiểm tai nạn thuyền viên do Công ty Bảo hiểm Bảo Long dự kiến chi trả là 1,2 tỉ đồng. Bảo hiểm tai nạn hành khách do Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phối hợp đồng bảo hiểm với Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC), dự kiến chi trả là 2 tỉ đồng. Riêng bảo hiểm tín dụng do Công ty CP Bảo hiểm AAA chi trả, số tiền bồi thường dự kiến là 1 tỉ đồng. Với bảo hiểm nhân thọ, tổng số tiền chi trả bảo hiểm dự kiến là 10,07 tỉ đồng. Trong đó, Bảo Việt dự kiến chi trả 2 tỉ đồng, Generali Việt Nam 4,2 tỉ đồng. Manulife hơn 3 tỉ đồng, Dai-ichi 700 triệu đồng, Prudential 100 triệu đồng và AIA 50 triệu đồng. Hiện các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động liên hệ với thân nhân của các nạn nhân để hướng dẫn thủ tục và thực hiện chi trả. Tuy nhiên, theo thông tin từ các doanh nghiệp, nhiều trường hợp nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân vẫn chưa hoàn tất hồ sơ do đang trong quá trình điều trị thương tật hoặc lo hậu sự. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình thực hiện của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đôn đốc, hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp trong quá trình tạm ứng và chi trả bảo hiểm, nhằm bảo đảm quyền lợi bảo hiểm được giải quyết đầy đủ, kịp thời và đúng quy định. NGỌC SƠN - MINH TRÚC Trên đất liền, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; khu vực sâu trong đất liền các tỉnh, TP Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình và Thanh Hóa có gió giật cấp 6-8. Từ chiều tối 22 đến sáng 23-7, Thanh Hóa, Nghệ An, phía nam Phú Thọ và Sơn La có mưa to đến rất to và giông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm; các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và giông với lượng mưa 2040 mm, cục bộ có nơi trên 100 mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 150 mm trong 3 giờ. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp. PV Chiều 22-7, tại khu vực bờ biển gần điểm du lịch nhà thờ đổ của tỉnh Ninh Bình trời đổ giông gió kèm mưa to. Khu vực chân nhà thờ đổ, sóng biển táp mạnh tạo thành cột sóng cao khoảng 4 m. Nước tràn vào khiến chân nhà thờ đổ ngập hơn nửa mét. Gió lớn cũng đẩy sóng biển xô mạnh vào bờ, làm đổ nhiều bao cát được người dân dựng lên để chắn sóng. Tại tỉnh Thanh Hóa, sáng 22-7, các xã, phường Hạc Thành, Quảng Phú, Đông Sơn, Hàm Sơn, Nguyệt Viên xảy ra mưa to đến rất to kèm theo gió giật mạnh. Tại các xã ven biển Hoằng Thanh, Hoằng Tiến, tỉnh Thanh Hóa, gió giật mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập cục bộ trên một số đường của biển Hải Tiến. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn lưu trú phải đóng cửa. Nhiều tuyến phố đường trung tâm tỉnh Thanh Hóa cũng ngập sâu trong nước. Ở các phường trung tâm như Đại lộ Lê Lợi, các đường Lê Hoàn, Hàn Thuyên, Lê Quý Đôn… nhiều ô tô chết máy. Trên tuyến Đại lộ Lê Lợi - trục giao thông huyết mạch của phường Hạc Thành có nhiều đoạn nước mưa dâng cao 20-40 cm, nhiều xe quay đầu tìm hướng khác. Dọc bờ biển Hải Tiến, phường Hoàng Tiến cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước khoảng 30-40 cm. Tại các điểm ngập sâu, lực lượng chức năng đặt biển báo tạm thời để cảnh báo người dân di chuyển an toàn. Khoảng 12 giờ 30, bão số 3 đổ bộ vào khu vực bờ biển Thanh Hóa và gây mưa lớn kèm gió giật mạnh, sóng biển cao 1-2 m. Đến 16 giờ ngày 22-7, mưa lớn kèm gió giật mạnh khiến nhiều biển quảng cáo gãy đổ ở nhiều nơi. Đặc biệt, hàng loạt cây xanh bị gãy đổ dọc lối đi trên đường ven biển Hải Tiến, xã Hoằng Tiến, mái che tại một số nhà hàng ven biển bị cuốn phăng. Tại tỉnh Nghệ An, nhiều địa phương xảy ra mưa lớn, gây ngập cục bộ. Nhiều diện tích rau màu, ngô, vừng... bị ngập úng, đổ rạp, dập nát. Một số vùng trũng thấp có nguy cơ tiếp tục bị ảnh hưởng nếu mưa lớn kéo dài. Tại xã Chiêu Lưu, do mưa lớn nên nhiều cầu tràn bị ngập, nguy cơ sạt lở đất. Cây xanh ngã đổ chắn ngang Quốc lộ 7A (đoạn qua xã Tương Dương) gây ách tắc quốc lộ. Lực lượng chức năng đã cắt dọn cây đổ, giải phóng giao thông. Bão gây thiệt hại nặng Báo cáo nhanh của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&MT) cho hay để ứng phó với bão số 3 và mưa lũ, cơ quan chức năng đã sơ tán, di dời 12.485 người. Trong đó, di dời, sơ tán người dân do bão là 11.756 người (Quảng Ninh 2.052 người, Hải Phòng 4.994 người, Ninh Bình 4.710 người); di dời, sơ tán người dân ngập lụt, sạt lở là 729 người (Thanh Hóa 468 người, Nghệ An 261 người). Thống kê về thiệt hại ban đầu, tính đến 17 giờ ngày 22-7, Nghệ An có 79 nhà ở bị tốc mái. Về nông nghiệp, Bão số 3 đổ bộ vào đất liền. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Nhiều xe máy, ô tô ngập nước được lực lượng CSGT ở Thanh Hóa hỗ trợ người dân đưa vào nơi an toàn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Ban Bí thư chỉ đạo kiểm tra, ứng phó với bão số 3 Ngày 22-7, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký công văn chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với bão số 3 (Wipha). Công văn gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban Đảng Trung ương; Đảng ủy các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương; các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Công văn nêu rõ tại phiên họp ngày 22-7, trước diễn biến phức tạp của bão số 3, thực hiện ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, Ban Bí thư đã chỉ đạo tăng cường đôn đốc, kiểm tra, ứng phó với bão số 3, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra. Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và tài sản của Nhà nước, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội không được chủ quan, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, ứng phó với bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra. Hằng ngày cập nhật tình hình, gửi báo cáo về Văn phòng Trung ương Đảng (trước 16 giờ). Ban Bí thư giao Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình, hằng ngày báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư tình hình liên quan. trên 107.200 ha lúa bị ngập tại các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa, trong đó Ninh Bình là địa phương có diện tích lúa bị ngập nhiều nhất (trên 74.000 ha). Các tỉnh đã vận hành máy bơm tiêu nước, chống úng. Liên quan đến sự cố đê điều, Bộ NN&MT cho hay đê hữu Cầu bị nứt dọc mặt dài 20 m (cấp III), xã Đa Phúc, Hà Nội. Hiện địa phương đã lập chốt hạn chế người, cấm xe đi qua. Ngoài ra, sạt hai đoạn mái phía đồng đê tả Cùng (cấp IV), xã Hoằng Châu, Thanh Hóa với tổng chiều dài 65 m; địa phương đang tổ chức xử lý. Sạt mái đê bối nam Quần Liêu dài 5 m tại K1+850 (cấp V), xã Nghĩa Sơn, Ninh Bình; địa phương đã xử lý giờ đầu phủ bạt và đắp gia cố bằng bao tải đất.•

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==