164-2025

8 Đô thị - Thứ Tư 23-7-2025 điểm nghẽn, huy động các nguồn lực của xã hội, sớm đưa dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư, tránh lãng phí, thất thoát. Chỉ xem xét, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan mà nguyên nhân dẫn đến vi phạm do lỗi của cơ quan quản lý nhà nước hoặc do lỗi của cả cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư. Thẩm quyền xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án đầu tư thuộc cấp nào thì cấp đó xử lý. Quá trình giải quyết phải bảo đảm kịp thời, khả thi, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn khách quan; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí ngân sách và tài sản của Nhà nước; không hợp pháp hóa sai phạm, không để sai chồng sai. Thanh toán dự án bằng quỹ đất Cũng theo nghị quyết, UBND TP.HCM quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định của mình trong việc thực hiện theo đúng quy định việc lập, thẩm định, điều chỉnh báo cáo nghiên NHƯ NGỌC Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 212/NQ-CP về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 (dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng). Chính phủ yêu cầu sớm hoàn thành dự án Nghị quyết này được xem như bước “mở khóa”, giúp các dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng thoát khỏi vòng luẩn quẩn của những vướng mắc kéo dài và tiến tới đích một cách dứt điểm sau thời gian dài trì trệ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định để Chính phủ thảo luận và quyết nghị việc giải quyết khó khăn, vướng mắc các dự án trên thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại văn bản ngày 2-4-2025 của Ban Nội chính Trung ương và thông báo ngày 31-3-2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Khơi thông các Chị Phạm Thị Kim Sương sinh sống trên đường Trần Xuân Soạn cho biết chị hy vọng dự án sớm hoàn thành để người dân thoát khỏi cảnh sống ngập lụt, kinh doanh thuận lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngược về phía tây nam TP, bên trong khu vực cống ngăn triều Cây Khô (xã Bình Hưng), cỏ mọc quá đầu người, vật liệu xây dựng, gạch đá, máy móc ngổn ngang, nằm lẫn trong các bụi cỏ. Tại khu vực nhà điều hành chỉ mới xây xong phần khung, các bức tường đã được phủ sơn. Tuy nhiên sau nhiều năm, khu nhà này hiện là nơi tập kết các vật liệu xây dựng, thùng sơn. Do không được bảo dưỡng, khu nhà cũng đã xuống cấp.• cứu khả thi các dự án kể trên. Về việc thanh toán cho nhà đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, UBND TP.HCM thanh toán cho nhà đầu tư dự án bằng quỹ đất, bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị quyết 98 của Quốc hội về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, quy định của pháp luật có liên quan và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 40/NQ-CP về việc tiếp tục triển khai dự án. UBND TP.HCM cũng chịu trách nhiệm toàn diện trong việc xác định giá đất cụ thể, tính tiền sử dụng đất, tính tiền thuê đất của các khu đất dự kiến thanh toán, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai. Sau khi thanh toán bằng quỹ đất, trường hợp giá trị quỹ đất thanh toán nhỏ hơn giá trị công trình (đã được rà soát, loại bỏ toàn bộ chi phí bất hợp lý, không đúng quy định), phần chênh lệch sẽ được thanh toán bằng tiền từ nguồn vốn đầu tư công do UBND TP.HCM quản lý. Đề nghị Kiểm toán Nhà nước xem xét, thực hiện việc kiểm toán các dự án làm cơ sở tổ chức thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, sớm đưa các dự án vào vận hành, khai thác, không để lãng phí, thất thoát. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Theo ghi nhận của PV, trong thời gian qua, các công trường dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng vắng bóng công nhân, máy móc thi công, các hạng mục không được thi công. Dự án mắc kẹt bao nhiêu năm là bấy nhiêu năm người dân trên các đường Trần Xuân Soạn, Phú Định... (phường Bình Đông) phải chịu cảnh sống ngập lụt ở TP.HCM. Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi Phòng CSGT Công an TP.HCM về việc điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Lê Thánh Tôn (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Pasteur, phường Sài Gòn). Việc điều chỉnh giao thông trên đường Lê Thánh Tôn nhằm tổ chức giao thông phù hợp với điều kiện thực tế. Theo kế hoạch, kể từ ngày 26-7, sẽ cấm xe khách trên 16 chỗ và xe tải lưu thông trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 20 giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu; xe sơmi rơmoóc cũng không được phép hoạt động trên tuyến đường này. Đồng thời lệnh cấm dừng, đỗ xe cũng được áp dụng tại tuyến đường trên. Taxi sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy định này. Trước đó, Sở GTVT (nay là Sở Xây dựng) đã từng áp dụng biện pháp cấm taxi, xe khách và xe tải trong khung giờ từ 6 giờ đến 20 giờ trên đường Lê Thánh Tôn. Qua theo dõi, giao thông khu vực trước UBND TP.HCM diễn ra ổn định, không ghi nhận tình trạng ùn ứ giao thông. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng cho taxi truyền thống, trong khi các xe công nghệ vẫn được phép hoạt động bình thường. Điều này gây ra sự thiếu công bằng giữa các loại hình vận tải, tạo nên bất cập cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh hiện tại. Nhằm khắc phục tình trạng trên, đồng thời sắp xếp lại lưu lượng xe cho hợp lý, Sở Xây dựng tiến hành điều chỉnh lại phương án tổ chức giao thông như đã nêu. Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ được yêu cầu lắp đặt hệ thống báo hiệu giao thông mới tại khu vực, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng để đảm bảo thông tin được truyền đạt đầy đủ, rõ ràng đến người dân. Sau khi triển khai, các đơn vị sẽ theo dõi tình hình giao thông thực tế và báo cáo kết quả sau 30 ngày cho Sở Xây dựng để có cơ sở xem xét điều chỉnh tiếp theo nếu cần thiết. Sở Xây dựng cũng đề nghị Phòng CSGT chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các xe vi phạm Luật Giao thông đường bộ trên tuyến đường này, đặc biệt trong các khung giờ cấm. Việc tổ chức lại giao thông là cần thiết nhằm ổn định trật tự, giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn cho toàn khu vực trung tâm TP. N.NGỌC Dự án vướng thủ tục pháp lý và bố trí vốn Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM (giai đoạn 1), tổng vốn gần 10.000 tỉ đồng, khởi công từ năm 2016, đến nay đã hoàn thành hơn 90% khối lượng nhưng phải tạm dừng thi công từ tháng 11-2020 do vướng thủ tục pháp lý và bố trí vốn. Tháng 9-2024, UBND TP.HCM có văn bản gửi Thủ tướng về kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng. Cuối năm 2024, TP.HCM tiếp tục có kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án này, ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có công văn yêu cầu các bộ, ngành tập trung tháo gỡ vướng mắc cho dự án. Đến tháng 2-2025, UBND TP.HCM cũng có văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành để gỡ vướng cho dự án này. Sau đó, Bộ Tài chính được Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc giao phối hợp với UBND TP.HCM và Bộ NN&MT để làm rõ các nội dung về: Nguyên tắc ngang giá, yêu cầu đấu giá đất, thời điểm giao đất và thời điểm tính giá đất trong trường hợp sử dụng quỹ đất để thanh toán cho các dự án BT. Tháng 6-2025, Bộ Tài chính đã có tờ trình gửi Chính phủ về nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án. Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sắp được tái khởi động nhờ nghị quyết mới. Ảnh: NN Nghị quyết này được xem như bước “mở khóa” cuối cùng, giúp các dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng thoát khỏi vòng luẩn quẩn của những vướng mắc kéo dài và tiến tới đích một cách dứt điểm sau thời gian dài trì trệ. Tiếp tục tháo gỡ cho dự án chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM Sau nhiều năm đình trệ, dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng sắp được tái khởi động nhờ nghị quyết của Chính phủ, mở đường cho việc hoàn thành dự án trì trệ này. Từ 26-7, nhiều xe bị cấm lưu thông trên đường Lê Thánh Tôn, TP.HCM

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==