164-2025

9 thép tại nút giao Tân Vạn, dành 1/2 mặt đường cho các loại xe tải, xe container lưu thông từ cầu Đồng Nai về đường Tỉnh lộ 743. Hiện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Dĩ An đang triển khai thi công đường Đại lộ Đông Tây kết nối với Quốc lộ 1 (dự kiến hoàn thành trước ngày 25-7). Do đó, đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bình Dương phối hợp, để thống nhất phương án sử dụng Đại lộ Đông Tây làm lộ trình thay thế phục vụ thi công nút giao Tân Vạn. Sở Xây dựng cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công, lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ (biển báo thi công, biển chỉ hướng, đèn báo hiệu ban đêm...) phục vụ thi công dự án xây dựng đường vành đai 3. Trong quá trình thi công, phải bố trí đầy đủ lực lượng điều tiết, dọn dẹp vệ sinh công trường, đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn lao động.• kinhtedothi@phapluattp.vn Để tránh xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông khu vực đông bắc TP, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bình Dương đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành đường song hành vành đai 3 (đoạn từ cầu Đồng Nai đến Tỉnh lộ 743) trước khi thực hiện phương án đóng đường Tỉnh lộ 743. đường vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương cũ. Dự án này do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương cũ làm chủ đầu tư. Trong đó tiến hành điều chỉnh đóng đường Tỉnh lộ 743 (hướng từ cầu Đồng Nai vào đường Tỉnh lộ 743) và sử dụng tuyến Quốc lộ 1 - đường nội bộ Khu công nghiệp dệt may Bình An làm lộ trình thay thế. Ngày 16-7, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bình Dương tổ chức đóng đường Tỉnh lộ 743 theo phương án được Khu Quản lý đường bộ IV thông qua. Sau khi triển khai, tình hình giao thông trên tuyến Quốc lộ 1 bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng và ảnh hưởng đến các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nguyên nhân do việc đóng đường Tỉnh lộ 743 khiến các loại xe bắt buộc lưu thông trên hai làn ô tô trên Quốc lộ 1, nút giao Quốc lộ 1 - đường nội bộ Khu công nghiệp dệt may Bình An có bán kính nhỏ, không đảm bảo cho các xe container rẽ phải. Do đó, với lưu lượng xe quá lớn tập trung vào tuyến Quốc lộ 1 đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông. Sau đó, Sở Xây dựng đã yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bình Dương tạm thời tháo dỡ rào chắn, hoàn trả lại mặt đường cho các xe lưu thông từ cầu Đồng Nai vào đường Tỉnh lộ 743, nên tình hình giao thông đã trở lại ổn định, thông suốt. Dùng Đại lộ Đông Tây thay thế tuyến ĐT743 Trước tình hình trên, Sở Xây dựng đã chủ trì họp với Công an TP, UBND phường Đông Hòa, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bình Dương, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Dĩ An và các đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng để trao đổi, thống nhất các giải pháp triển khai kéo giảm tình trạng ùn ứ giao thông tại khu vực nút giao Tân Vạn. Trên cơ sở ý kiến đồng thuận của các đơn vị, Sở Xây dựng đã yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Bình Dương tạm thời chỉ được phép rào chắn 1/2 mặt đường bên hông cầu vượt NHƯ NGỌC Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM báo cáo tình hình giao thông khu vực nút giao thông Tân Vạn, phường Đông Hòa, TP.HCM. Trước đó, Sở Xây dựng nhận được công văn của Văn phòng UBND TP đề nghị rà soát, báo cáo tình hình giao thông trên địa bàn TP. Kẹt xe khi điều chỉnh giao thông thi công nút giao Tân Vạn Trước đó, vào ngày 16-7, lực lượng chức năng đã tiến hành đóng tuyến đường ĐT743 để phục vụ công tác xây dựng nút giao Tân Vạn, thuộc dự án đường vành đai 3 TP.HCM. Việc này đã gây ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng với dòng xe kéo dài hàng chục kilomet. Theo đó, từ sáng đến trưa cùng ngày, các xe di chuyển rất khó khăn, chỉ nhích từng chút một qua khu vực cửa ngõ phía đông TP.HCM, đặc biệt là đoạn gần cầu Đồng Nai. Nhiều tài xế vật vã chờ đợi, ô tô chen vào làn đường xe máy, xe máy phải leo lên lề đường khiến giao thông qua khu vực hỗn loạn, tê liệt. Theo Sở Xây dựng, hiện nay, tuyến Quốc lộ 1 (đoạn qua khu vực nút giao Tân Vạn) do Khu Quản lý đường bộ IV - Cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Ngày 7-7, Khu Quản lý đường bộ IV có văn bản thống nhất phương án điều chỉnh tổ chức giao thông tạm trên tuyến Quốc lộ 1 phục vụ thi công gói thầu xây lắp 1, thi công xây dựng nút giao Tân Vạn thuộc dự án thành phần 5, xây dựng Ùn ứ khu vực cửa ngõ phía đông TP.HCM khi đóng đường ĐT743 phục vụ xây nút giao Tân Vạn. Ảnh: P Lực lượng chức năng đã đóng tuyến đường ĐT743 để phục vụ công tác xây dựng nút giao Tân Vạn, thuộc dự án đường vành đai 3 TP.HCM. Việc này đã gây ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng với dòng xe kéo dài hàng chục kilomet. Bộ Xây dựng vừa tiếp tục điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là lần điều chỉnh quy hoạch thứ ba trong năm nay của Bộ Xây dựng. Hai lần trước, Bộ Xây dựng điều chỉnh nâng công suất sân bay Gia Bình và bổ sung sân bay này vào mạng lưới cảng hàng không trên cả nước. Trong lần điều chỉnh thứ ba này, Bộ Xây dựng tiếp tục hướng đến việc nâng công suất sân bay Gia Bình lên ngang bằng sân bay Nội Bài. Cụ thể, đến năm 2030, sân bay Gia Bình tiếp tục là cảng hàng không quốc tế đạt cấp 4E (theo tiêu chuẩn của ICAO) nhưng nâng công suất khai thác từ 5 triệu hành khác/năm lên 30 triệu hành khách/năm. Tầm nhìn đến năm 2050, sân bay này có công suất là 50 triệu hành khách/ năm, thay vì 15 triệu hành khách/năm như quy hoạch trước đây. Diện tích đất sân bay Gia Bình cũng được điều chỉnh tăng từ 408 ha lên gần 2.000 ha để phù hợp công suất trên. Với diện tích này, sân bay Gia Bình dự kiến sẽ rộng hơn sân bay Nội Bài và Tân Sơn nhất (khoảng 1.500 ha), chỉ đứng sau sân bay Long Thành (5.000 ha). Số tiền cần để đầu tư sân bay Gia Bình trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 khoảng 120.839 tỉ đồng, tầm nhìn đến năm 2050 số tiền để đầu tư khoảng 61.455 tỉ đồng. Cùng với việc tăng công suất sân bay Gia Bình, Bộ Xây dựng điều chỉnh giảm công suất sân bay Nội Bài. Cụ thể, từ nay đến năm 2030, sân bay Nội Bài giảm công suất từ 55 triệu hành khách/năm xuống còn khoảng 30 triệu hành khách/năm. Tầm nhìn đến năm 2050, sân bay chỉ có công suất 50 triệu hành khách/năm, thay vì 85 triệu hành khách/năm như quy hoạch trước đây. Như vậy, sân bay Nội Bài cơ bản giữ nguyên cấu hình hiện nay đến năm 2030 và không cần nâng cấp, vì hiện đã đạt công suất theo quy hoạch. Tầm nhìn đến năm 2050, sân bay Nội Bài cần gần 10.000 tỉ đồng để cải tạo hạ tầng nhằm tăng thêm công suất 20 triệu hành khách/năm. Theo Bộ Xây dựng, vùng trời sân bay Gia Bình nằm gần vùng trời kiểm soát tiếp cận của sân bay Nội Bài, vì vậy cần điều chỉnh tái phân bổ lưu lượng khai thác giữa hai sân bay cho phù hợp. Ngày 10-12-2024, dự án sân bay Gia Bình được khởi công xây dựng tại xã Xuân Lai và thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, cách sân bay Nội Bài khoảng 40 km, diện tích khoảng 125 ha. Đây là sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam. Sau đó, Chính phủ thống nhất nâng cấp sân bay Gia Bình trở thành cảng hàng không lớn bậc nhất cả nước và chia sẻ một phần hành khách, hàng hóa cho sân bay Nội Bài. VIẾT LONG Giải pháp gỡ kẹt xe nút giao Tân Vạn, TP.HCM Sau khi đóng đường ĐT743 để thi công nút giao Tân Vạn, phía đông TP.HCM xảy ra kẹt xe, Sở Xây dựng đã chỉ đạo tạm mở lại 1/2 mặt đường, đề xuất dùng Đại lộ Đông Tây và thúc tiến độ đường song hành vành đai 3 làm hướng thay thế. Điều chỉnh nâng công suất sân bay Gia Bình lên ngang bằng sân bay Nội Bài Sân bay Gia Bình được điều chỉnh ba lần trong năm nay. Trong ảnh: Quy hoạch sân bay Gia Bình. Ảnh: CTV

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==