164-2025

SỐ 164 (7437) - Thứ Tư 23-7-2025 Bí thư Nguyễn Văn Nên thăm thương bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng Long Đất CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO ĐIỆN TỬ: www.plo.vn TĂNG MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH: NÊN THỰC HIỆN NGAY! Dự kiến tháng 10-2025, Quốc hội sẽ thông qua Nghị quyết về mức giảm trừ gia cảnh mới và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026. Ảnh: TTXVN An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn visa để hút khách quốc tế Tiếp tục tháo gỡ cho dự án chống ngập 10.000 tỉ ở TP.HCM 2 viện kiểm sát kháng nghị vụ vận chuyển 5.700 tỉ sang Campuchia Giải pháp gỡ kẹt xe nút giao Tân Vạn, TP.HCM Bão số 3 suy yếu: Không để bị động khi xảy ra mưa lớn kéo dài trong so nay trang 11 trang 7 trang 2+3 trang 9 trang 5 trang 8 trang 13 Người đi trước nhắc giới trẻ sống biết ơn, trách nhiệm trang 13

2 Thời sự - Thứ Tư 23-7-2025 NHÓM PHÓNG VIÊN Sáng 22-7, khi bão số 3 (Wipha) bắt đầu đổ bộ vào đất liền, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác Trung ương đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bão tại một số điểm xung yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, gồm công trình kè chống sạt lở hai bên cầu Vạn Hà, cống Ngọc Quang (xã Xuân Lập) và hồ thủy lợi Cửa Đạt. Sẵn sàng ứng phó mưa lớn Kiểm tra công trình kè chống sạt lở hữu - tả sông Chu khu vực cầu Vạn Hà, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận nỗ lực của địa phương và các đơn vị thi công trong việc hoàn thành dự án đúng tiến độ, góp phần bảo đảm an toàn hạ tầng và phòng, chống thiên tai cho khu vực. Tại cống Ngọc Quang (xã Xuân Lập), Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là vị trí có nguy cơ cao, cần thường xuyên kiểm tra, trực ban 24/24 giờ trong thời gian bão đổ bộ và mưa lớn kéo dài, chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực để ứng phó kịp thời. Tại hồ Cửa Đạt, công trình thủy lợi, thủy điện quan trọng ở thượng nguồn sông Chu với dung tích 1,4 tỉ m3, trước khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn vào cuối tuần, phương án điều tiết sớm đang được cân nhắc. vực hồ, đập, hồ chứa, nhất là các hồ lớn - nơi tiềm ẩn nguy cơ sự cố khi lượng mưa vượt ngưỡng. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương phải duy trì nghiêm chế độ thường trực, tuyệt đối không được chủ quan, sẵn sàng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra, chủ động phương án liên lạc, hiệp đồng giữa các lực lượng. Phân công lực lượng thường Mưa lớn, nhiều tuyến đường ngập sâu Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ sáng 22-7, trên địa bàn hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa có mưa to đến rất to khiến nhiều tuyến đường ngập sâu cục bộ. Tại tỉnh Ninh Bình, lúc 10 giờ 30 ngày 22-7, nhiều tuyến đường tại xã Phát Diện ngập sâu trong nước, khu vực nhà thờ Phát Diệm, Trường THPT Kim Sơn A ngập sâu 30-50 cm. Trong khi đó, mưa lớn cũng gây ngập trên nhiều tuyến phố ở Hoa Lư, nhiều cây xanh bị quật đổ, tốc mái tôn tại BV Sản Nhi Ninh Bình. Trong khi đó, tuyến đê ven nam sông Quần Liêu (đoạn qua xã Nghĩa Sơn) bị sạt lở. Chính quyền địa phương cùng Công an xã Nghĩa Sơn và ban ngành, đoàn thể xã Nghĩa Sơn đã hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, lực lượng chức năng cùng người dân đang gia cố tuyến đê ven nam sông Quần Liêu. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống bão tại công trình kè chống sạt lở hai bên cầu Vạn Hà. Ảnh: MINH KHÔI Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo lúc 16 giờ ngày 22-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ vĩ bắc; 105,9 độ kinh đông, trên đất liền các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10; di chuyển theo hướng tây với tốc độ 10-15 km/giờ. Tối 22-7, bão di chuyển theo hướng tây tây nam trên khu vực thượng Lào với tốc độ 10-15 km/giờ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. Sức gió dưới cấp 6. Khu vực chịu ảnh hưởng là vùng biển phía tây khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3. Do ảnh hưởng của bão, trong chiều tối 22-7, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu và Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao 2-4 m, biển động mạnh. Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo thời tiết trên biển, vùng đất liền ven biển trong bão cực kỳ nguy hiểm, không an toàn cho bất kỳ phương tiện, công trình nào hoạt động trong vùng nguy hiểm như tàu du lịch, tàu chở khách, tàu vận tải, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, đê kè, tuyến đường ven biển. Các phương tiện có khả năng cao bị lật úp, phá hủy, ngập úng do gió mạnh, giông lốc, sóng lớn. Gió cấp 8 có thể làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Dự báo đến 16 giờ ngày 23-7, bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới sau tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp. (Ảnh do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp) Nhấn mạnh vai trò quan trọng của hồ Cửa Đạt đối với an toàn hạ du, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu công tác vận hành phải chủ động, tính toán kỹ các kịch bản, không để bị động khi mưa lớn xảy ra. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chuyên môn phải theo dõi sát tình hình mưa, dòng chảy về hồ từ lưu vực, nhất là khu vực phía thượng nguồn bên Lào. “Dù hệ thống vận hành hồ hiện đại nhưng các đơn vị phải tập trung cao độ, chủ động điều tiết sớm để giảm thiểu thiệt hại. Việc nắm chắc thông tin dự báo mưa, phân bố lưu vực nước về là yếu tố then chốt” - Phó Thủ tướng nêu rõ. Phó Thủ tướng cho biết theo thông tin được cập nhật liên tục, sau khi đổ bộ vào đất liền, bão số 3 đã giảm cấp gió và sức giật. Vì thế, trọng tâm ứng phó lúc này phải chuyển sang mưa lớn kéo dài, có thể tiếp diễn trong ngày 22 và 23-7. Đặc biệt lưu ý đến các khu trực 24/24 giờ tại công trình. Kiểm tra, rà soát hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị trước mưa lũ, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, mưa lớn xảy ra do bão. Các địa phương, đơn vị liên quan đã chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ người dân, không để người dân đói rét trước, trong và sau bão số 3. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương phải duy trì nghiêm chế độ thường trực, tuyệt đối không được chủ quan, sẵn sàng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản khẩn gửi Sở Công Thương các tỉnh, TP về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, cục này yêu cầu Sở Công Thương các địa phương các tỉnh, TP trong vùng ảnh hưởng của bão số 3 chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường thường xuyên bám sát diễn biến và tình hình thị trường tại cơ sở. Đồng thời, tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra và kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trước, trong và sau mùa mưa bão. Đặc biệt, trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, các sở Công Thương được đề nghị khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Kế hoạch này phải xác định rõ danh mục, số lượng, phương thức bảo quản, vận chuyển và phân phối các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước sạch, vật liệu xây dựng và xăng dầu, nhằm bảo đảm khả năng cung ứng kịp thời trong trường hợp thiên tai gây chia cắt địa bàn… Bộ Công Thương: Phải bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu ứng phó với bão số 3 thoisu@phapluattp.vn Bão số 3 suy yếu: Không để mưa lớn kéo dài Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nguy cơ mưa có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của hồ Cửa Đạt đối với an toàn hạ du, vì vậy công tác vận hành phải hết sức chủ động, tính toán kỹ, không để bị động khi mưa lớn xảy ra.

3 Thời sự - Thứ Tư 23-7-2025 Trước diễn biến của bão số 3 (Wipha), các tuyến tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo đã được thông báo tạm dừng khai thác từ ngày 22 đến hết ngày 25-7 nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành khách và phương tiện. Cụ thể, hai tuyến tàu bị ảnh hưởng gồm: Tuyến TP.HCM - Côn Đảo do Công ty TNHH Phú Quý Express vận hành và tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc (Phú Quốc Express) khai thác.• Tiêu điểm thoisu@phapluattp.vn bị động khi xảy ra cường suất lớn Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Ảnh: NS Phát hiện thêm thi thể 1 nạn nhân trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long Chiều 22-7, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, cơ quan chức năng đã xác định được danh tính của thi thể nam giới trôi dạt trên vùng vịnh Hạ Long vào trưa cùng ngày. Theo đó, danh tính nạn nhân là anh Hoàng Việt Hùng (46 tuổi), một trong ba người còn mất tích trên biển trong vụ lật tàu tham quan Vịnh Xanh 58, QN 7105 xảy ra vào chiều 19-7. Như vậy, tính đến 18 giờ ngày 22-7, trong số 49 người có mặt trên tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn trên vịnh Hạ Long, lực lượng chức năng đã cứu sống 10 người, tìm thấy 37 thi thể để bàn giao cho gia đình. Còn hai nạn nhân vẫn còn mất tích trên biển là anh Hoàng Văn Thái (40 tuổi) và chị Hoàng Thị Quyên (50 tuổi). Trước đó, nhận được tin báo của người dân về việc thấy có xác một nam giới trôi dạt ở vùng vịnh Hạ Long, khu vực giữa bãi tắm Bãi Cháy và hang Đầu Gỗ, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Hòn Gai đã huy động một xuồng và năm cán bộ, chiến sĩ ra hiện trường tiến hành trục vớt. Nạn nhân được xác định là nam giới, thân hình to cao, gần 40 tuổi, mặc quần short, áo phông màu xám, điện thoại trong túi màu đen, tóc ngắn. Vị trí phát hiện thi thể cách vị trí tàu bị lật khoảng 500 m. Trước đó, ngày 21-7, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tìm thấy một thi thể cháu bé trôi dạt gần khu vực đảo Ti Tốp, vịnh Hạ Long lúc 9 giờ 30. Sau khi xác minh, lực lượng chức năng xác định đây là một trong những nạn nhân còn mất tích trong vụ lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long. Mới đây, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại, bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58. Theo đó, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết về lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tổng số tiền bồi thường bảo hiểm dự kiến là 4,2 tỉ đồng. Cụ thể, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hành khách và bảo hiểm tai nạn thuyền viên do Công ty Bảo hiểm Bảo Long dự kiến chi trả là 1,2 tỉ đồng. Bảo hiểm tai nạn hành khách do Công ty Bảo hiểm Bảo Việt phối hợp đồng bảo hiểm với Tổng Công ty CP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC), dự kiến chi trả là 2 tỉ đồng. Riêng bảo hiểm tín dụng do Công ty CP Bảo hiểm AAA chi trả, số tiền bồi thường dự kiến là 1 tỉ đồng. Với bảo hiểm nhân thọ, tổng số tiền chi trả bảo hiểm dự kiến là 10,07 tỉ đồng. Trong đó, Bảo Việt dự kiến chi trả 2 tỉ đồng, Generali Việt Nam 4,2 tỉ đồng. Manulife hơn 3 tỉ đồng, Dai-ichi 700 triệu đồng, Prudential 100 triệu đồng và AIA 50 triệu đồng. Hiện các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động liên hệ với thân nhân của các nạn nhân để hướng dẫn thủ tục và thực hiện chi trả. Tuy nhiên, theo thông tin từ các doanh nghiệp, nhiều trường hợp nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân vẫn chưa hoàn tất hồ sơ do đang trong quá trình điều trị thương tật hoặc lo hậu sự. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình thực hiện của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đôn đốc, hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp trong quá trình tạm ứng và chi trả bảo hiểm, nhằm bảo đảm quyền lợi bảo hiểm được giải quyết đầy đủ, kịp thời và đúng quy định. NGỌC SƠN - MINH TRÚC Trên đất liền, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; khu vực sâu trong đất liền các tỉnh, TP Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình và Thanh Hóa có gió giật cấp 6-8. Từ chiều tối 22 đến sáng 23-7, Thanh Hóa, Nghệ An, phía nam Phú Thọ và Sơn La có mưa to đến rất to và giông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm; các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và giông với lượng mưa 2040 mm, cục bộ có nơi trên 100 mm. Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 150 mm trong 3 giờ. Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp. PV Chiều 22-7, tại khu vực bờ biển gần điểm du lịch nhà thờ đổ của tỉnh Ninh Bình trời đổ giông gió kèm mưa to. Khu vực chân nhà thờ đổ, sóng biển táp mạnh tạo thành cột sóng cao khoảng 4 m. Nước tràn vào khiến chân nhà thờ đổ ngập hơn nửa mét. Gió lớn cũng đẩy sóng biển xô mạnh vào bờ, làm đổ nhiều bao cát được người dân dựng lên để chắn sóng. Tại tỉnh Thanh Hóa, sáng 22-7, các xã, phường Hạc Thành, Quảng Phú, Đông Sơn, Hàm Sơn, Nguyệt Viên xảy ra mưa to đến rất to kèm theo gió giật mạnh. Tại các xã ven biển Hoằng Thanh, Hoằng Tiến, tỉnh Thanh Hóa, gió giật mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập cục bộ trên một số đường của biển Hải Tiến. Hàng loạt nhà hàng, khách sạn lưu trú phải đóng cửa. Nhiều tuyến phố đường trung tâm tỉnh Thanh Hóa cũng ngập sâu trong nước. Ở các phường trung tâm như Đại lộ Lê Lợi, các đường Lê Hoàn, Hàn Thuyên, Lê Quý Đôn… nhiều ô tô chết máy. Trên tuyến Đại lộ Lê Lợi - trục giao thông huyết mạch của phường Hạc Thành có nhiều đoạn nước mưa dâng cao 20-40 cm, nhiều xe quay đầu tìm hướng khác. Dọc bờ biển Hải Tiến, phường Hoàng Tiến cũng xảy ra tình trạng tương tự, nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước khoảng 30-40 cm. Tại các điểm ngập sâu, lực lượng chức năng đặt biển báo tạm thời để cảnh báo người dân di chuyển an toàn. Khoảng 12 giờ 30, bão số 3 đổ bộ vào khu vực bờ biển Thanh Hóa và gây mưa lớn kèm gió giật mạnh, sóng biển cao 1-2 m. Đến 16 giờ ngày 22-7, mưa lớn kèm gió giật mạnh khiến nhiều biển quảng cáo gãy đổ ở nhiều nơi. Đặc biệt, hàng loạt cây xanh bị gãy đổ dọc lối đi trên đường ven biển Hải Tiến, xã Hoằng Tiến, mái che tại một số nhà hàng ven biển bị cuốn phăng. Tại tỉnh Nghệ An, nhiều địa phương xảy ra mưa lớn, gây ngập cục bộ. Nhiều diện tích rau màu, ngô, vừng... bị ngập úng, đổ rạp, dập nát. Một số vùng trũng thấp có nguy cơ tiếp tục bị ảnh hưởng nếu mưa lớn kéo dài. Tại xã Chiêu Lưu, do mưa lớn nên nhiều cầu tràn bị ngập, nguy cơ sạt lở đất. Cây xanh ngã đổ chắn ngang Quốc lộ 7A (đoạn qua xã Tương Dương) gây ách tắc quốc lộ. Lực lượng chức năng đã cắt dọn cây đổ, giải phóng giao thông. Bão gây thiệt hại nặng Báo cáo nhanh của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&MT) cho hay để ứng phó với bão số 3 và mưa lũ, cơ quan chức năng đã sơ tán, di dời 12.485 người. Trong đó, di dời, sơ tán người dân do bão là 11.756 người (Quảng Ninh 2.052 người, Hải Phòng 4.994 người, Ninh Bình 4.710 người); di dời, sơ tán người dân ngập lụt, sạt lở là 729 người (Thanh Hóa 468 người, Nghệ An 261 người). Thống kê về thiệt hại ban đầu, tính đến 17 giờ ngày 22-7, Nghệ An có 79 nhà ở bị tốc mái. Về nông nghiệp, Bão số 3 đổ bộ vào đất liền. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Nhiều xe máy, ô tô ngập nước được lực lượng CSGT ở Thanh Hóa hỗ trợ người dân đưa vào nơi an toàn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG Ban Bí thư chỉ đạo kiểm tra, ứng phó với bão số 3 Ngày 22-7, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký công văn chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với bão số 3 (Wipha). Công văn gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban Đảng Trung ương; Đảng ủy các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; các Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương; các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Công văn nêu rõ tại phiên họp ngày 22-7, trước diễn biến phức tạp của bão số 3, thực hiện ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm, Ban Bí thư đã chỉ đạo tăng cường đôn đốc, kiểm tra, ứng phó với bão số 3, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra. Để chủ động ứng phó với bão và mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và tài sản của Nhà nước, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội không được chủ quan, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, ứng phó với bão, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra. Hằng ngày cập nhật tình hình, gửi báo cáo về Văn phòng Trung ương Đảng (trước 16 giờ). Ban Bí thư giao Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình, hằng ngày báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư tình hình liên quan. trên 107.200 ha lúa bị ngập tại các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa, trong đó Ninh Bình là địa phương có diện tích lúa bị ngập nhiều nhất (trên 74.000 ha). Các tỉnh đã vận hành máy bơm tiêu nước, chống úng. Liên quan đến sự cố đê điều, Bộ NN&MT cho hay đê hữu Cầu bị nứt dọc mặt dài 20 m (cấp III), xã Đa Phúc, Hà Nội. Hiện địa phương đã lập chốt hạn chế người, cấm xe đi qua. Ngoài ra, sạt hai đoạn mái phía đồng đê tả Cùng (cấp IV), xã Hoằng Châu, Thanh Hóa với tổng chiều dài 65 m; địa phương đang tổ chức xử lý. Sạt mái đê bối nam Quần Liêu dài 5 m tại K1+850 (cấp V), xã Nghĩa Sơn, Ninh Bình; địa phương đã xử lý giờ đầu phủ bạt và đắp gia cố bằng bao tải đất.•

4 Thời sự - Thứ Tư 23-7-2025 thoisu@phapluattp.vn Bộ Quốc phòng trao quyết định cho sĩ quan tham gia gìn giữ hòa bình ở Abyei Chiều 22-7, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho các sĩ quan đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA, khu vực Abyei. Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ trì buổi lễ. Các sĩ quan được cử đi lần này gồm: Trung tá Hoàng Quốc An đảm nhiệm vị trí sĩ quan tham mưu hậu cần; Thiếu tá Ngô Quốc Cường đảm nhiệm vị trí sĩ quan tham mưu tác chiến; Đại úy Phạm Phú Hải đảm nhiệm vị trí sĩ quan tham mưu điều phối quân - dân sự. Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn giao nhiệm vụ và yêu cầu các sĩ quan nắm chắc địa bàn, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình thực địa một cách sát sao; tích cực giúp đỡ nhân dân địa phương; đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho lực lượng và trang thiết bị; góp phần lan tỏa hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong môi trường đa quốc gia. VIẾT THỊNH • 1 phụ nữ lừa hơn 1 tỉ đồng để đánh bạc online. Ngày 22-7, Công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Linh (39 tuổi) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng của một phụ nữ khác để đánh bạc online. NGUYỄN DO • Người đàn ông tàn tật bị giật gần 100 tờ vé số. Ngày 22-7, Công an TP.HCM làm việc, lấy lời khai của NTT (24 tuổi) về hành vi giật gần 100 tờ vé số của người đàn ông tàn tật ở phường Tăng Nhơn Phú vào tối 20-7. Bước đầu, T thừa nhận hành vi. PHẠM HẢI • Người phụ nữ cướp giật hàng chục thùng bia của tiệm tạp hóa. Ngày 22-7, Công an xã Cù Lao Dung, TP Cần Thơ cho biết vừa đấu tranh làm rõ vụ một phụ nữ cướp giật hàng chục thùng bia của các tiệm tạp hóa. Nghi phạm là Trương Thị Hồng Mai (42 tuổi). HẢI DƯƠNG Ngày 22-7, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Chan Chun Sing, Phó Tổng thư ký Đảng Hành động nhân dân (PAP), Bộ trưởng Điều phối dịch vụ công, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, đến chào nhân dịp thăm, làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa hai Đảng cũng như các cuộc trao đổi của đoàn với các cơ quan Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, hai nước cần củng cố tin cậy chính trị thông qua thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc trên tất cả các cấp, nhất là lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có thế mạnh và tiềm năng như an ninh lương thực, năng lượng tái tạo, phát triển các khu VSIP 2.0, phát triển hạ tầng logistics, tài chính, ngân hàng... Phó Tổng thư ký Chan Chun Sing bày tỏ nhất trí cao với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong đó có việc hai Đảng tăng cường đối thoại thường kỳ nhằm chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo, đánh giá về các vấn đề mới nổi hai bên cùng quan tâm; triển khai hiệu quả hợp tác kinh tế - đầu tư, nhất là các lĩnh vực năng lượng, tài chính, hợp tác chuỗi cung ứng, kết nối năng lượng. NGỌC DIỆP Chiều 22-7, Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức Đảng trực thuộc. Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và các quy định liên quan, Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương đã ban hành quyết định thành lập Đảng bộ Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, được chỉ định giữ chức bí thư Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, được chỉ định giữ chức phó bí thư thường trực Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. CHÂN LUẬN Ngày 22-7, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp báo thông tin hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025. Tại buổi họp báo, ông Trần Hòa Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết UBND tỉnh sẽ tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề “Khánh Hòa - hội tụ giá trị, đầu tư bền vững” vào ngày 25-7 với sự tham dự của khoảng 350 đại biểu. Hội nghị nhằm chia sẻ thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư, vận hội, cơ chế, chính sách đặc thù, một số định hướng phát triển, các vấn đề trọng tâm, đột phá chiến lược của tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập trong thời gian tới. Đồng thời, thông tin về một số đề án lớn hiện đang trình Trung ương như đề án khu thương mại tự do, đề án bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế Vân Phong, các nội dung đã triển khai để hiện thực hóa nghị quyết của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội. Lãnh đạo tỉnh sẽ lắng nghe, trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thể hiện cam kết đồng hành của lãnh đạo tỉnh, xây dựng môi trường đầu tư thân thiện, hiện đại, năng động, bền vững. HUỲNH HẢI Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Chan Chun Sing, Phó Tổng thư ký Đảng Hành động nhân dân (PAP), Bộ trưởng Điều phối dịch vụ công, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore. Ảnh: VGP Chủ tịch Quốc hội thăm Senegal, Maroc và làm việc tại Thụy Sĩ Sáng 22-7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Senegal, Maroc và tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6 và các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ. Chuyến đi diễn ra từ ngày 22 đến 30-7, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Senegal El Malick Ndiaye, Chủ tịch Hạ viện Morocco Rachid Talbi Alami, Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng thư ký IPU Martin Chungong. Chuyến công tác góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp cùng có lợi giữa Việt Nam với Senegal, Maroc và Thụy Sĩ; thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với khu vực châu Phi và châu Âu. Chuyến công tác cũng là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác nghị viện với các đối tác Senegal, Maroc và Thụy Sĩ, thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam cũng như Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế. NGỌC DIỆP Đà Nẵng chấn chỉnh tình trạng giả mạo bác sĩ khám chữa bệnh Ngày 22-7, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã có văn bản khẩn gửi đến UBND các xã, phường và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn về việc chấn chỉnh hoạt động hành nghề của cơ sở khám chữa bệnh. Thời gian qua, nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã bị cơ quan chức năng xử lý hình sự vì mạo danh bác sĩ, lừa dối khách hàng gây bức xúc dư luận. Để chấn chỉnh, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh, người hành nghề thực hiện tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho người hành nghề. Các cơ sở chỉ được phép hoạt động khám chữa bệnh khi đảm bảo các điều kiện quy định và chỉ được thực hiện các kỹ thuật theo phạm vi hoạt động, danh mục chuyên môn kỹ thuật do Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt khi đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, vệ sinh môi trường… Bên cạnh đó, các cơ sở phải rà soát thông tin hành nghề của người hành nghề tại cơ sở. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ về sử dụng chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề/văn bằng chuyên môn/chứng nhận đào tạo giả phải báo cáo kịp thời về Sở Y tế để kiểm tra, xác minh. MINH TRƯỜNG - THANH NHẬT Hà Nội duyệt đề án hồi sinh 4 con sông nội đô UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt đề án “Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống bốn sông nội đô Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét”. Trong đó có dự án xử lý nước thải Yên Xá - công trình trọng điểm góp phần cải thiện nguồn nước cho sông Tô Lịch và các nhánh sông liên quan. TP Hà Nội cũng giao nhiệm vụ cho các đơn vị nghiên cứu, đề xuất giải pháp bổ cập nước cho sông Kim Ngưu, Lừ và Sét - những tuyến sông thường xuyên trong tình trạng cạn kiệt vào mùa khô. Đối với sông Tô Lịch, sẽ có dự án tổng thể nhằm đầu tư, cải tạo, bổ cập nước và chỉnh trang đồng bộ toàn tuyến. UBND TP Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai đề án, đôn đốc tiến độ, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện hằng năm. TRỌNG PHÚ ĐT cung cấp thông tin nóng: 0982.000.333, (028) 39919613 Thủ tướng tiếp bộ trưởng Điều phối dịch vụ công, bộ trưởng Quốc phòng Singapore Chỉ định Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến giữ chức vụ mới Khánh Hòa tìm nhà đầu tư cho không gian phát triển mới Tin vắ n

5 Thời sự - Thứ Tư 23-7-2025 thoisu@phapluattp.vn Kinh tế - xã hội tỉnh An Giang có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng sáu tháng đầu năm đạt 8,12%. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế và an sinh xã hội có nhiều chuyển biến, nhất là chăm lo gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách. Tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng đền tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ và người có công tại phường Rạch Giá; triển khai tích cực các công trình, dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc. Sáng 22-7, Tổ công tác số 1 Ban chỉ đạo đại hội Thành ủy TP.HCM do Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo, tổ trưởng tổ công tác, làm việc về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ phường Bình Hưng Hòa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Đề xuất dự kiến tổ chức đại hội ngày 31-7 và 1-8 Trước khi làm việc, ông Nguyễn Thanh Nghị cùng tổ công tác đã khảo sát việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại Trung tâm hành chính công phường Bình Hưng Hòa, khảo sát ý kiến của người dân khi đến đây làm thủ tục. Báo cáo tại buổi làm việc, Bí thư Đảng ủy phường Bình Hưng Hòa Nguyễn Việt Quế Sơn cho biết từ khi thành lập, Đảng bộ phường Bình Hưng Hòa đã tiếp nhận 122 tổ chức Đảng từ hai Đảng bộ phường Bình Hưng Hòa (cũ), Bình Hưng Hòa A (cũ) và năm tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ quận Bình Tân (cũ). Phường cũng thành lập mới bốn tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc gồm Đảng bộ cơ sở các cơ quan Đảng phường, Đảng bộ cơ sở UBND phường, Đảng bộ cơ sở công an phường và chi bộ sở quân sự phường. Qua rà soát, thực hiện chuyển giao hai chi bộ trường mầm non về trực thuộc Đảng bộ phường Bình Trị Đông, do cả hai trường nằm trên địa bàn phường Bình Trị Đông. Song song đó, thực hiện đổi tên các chi bộ khu phố. Hiện nay Đảng bộ phường có 125 tổ chức Đảng trực thuộc với 1.772 đảng viên. Phường Bình Hưng Hòa đề xuất dự kiến tổ chức đại hội vào ngày 31-7 và 1-8. Theo ông Sơn, từ ngày 1-7 đến nay, UBND phường Bình Hưng Hòa đã tiếp nhận 2.239 hồ sơ, trong đó trực tuyến là 513 hồ sơ. Phường đã trả kết quả 2.094 hồ sơ (đều trước hạn), đang giải quyết 145 hồ sơ (trong thời hạn xử lý). Phường cũng phối hợp với các đơn vị ngành dọc tiếp nhận hồ sơ gồm lĩnh vực BHXH, lĩnh vực thuế; phối hợp với các đơn vị hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai. Qua thực tiễn hoạt động, lãnh đạo phường Bình Hưng Hòa đề xuất TP.HCM xem xét, cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp để địa phương chủ động thực hiện một số dự án đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội có quy mô nhỏ, nạo vét kênh rạch, thu gom rác... trong phạm vi địa bàn phường. Báo cáo riêng về việc thực hiện di dời nghĩa trang Bình Hưng Hòa, ông Sơn cho hay phường đang đầu tư và hoàn thành hạ tầng giao thông, trường học, công viên sinh thái Bình Hưng Hòa theo quy hoạch. Bám sát Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị ghi nhận, biểu dương trách nhiệm và sự chủ động sáng tạo, tích cực của Thường trực, Ban Thường vụ Đảng ủy phường Bình Hưng Hòa trong việc lãnh đạo, chỉ đạo vận hành Đảng bộ mới và chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ nhất. Ông Nghị đề nghị quá trình xây dựng báo cáo chính trị, phường Bình Hưng Hòa cần bám sát Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14. Trong đó, tập trung phân tích, đánh giá sâu kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhấn mạnh việc thực hiện các chủ trương lớn của TP trên địa bàn phường; đánh giá công tác xây dựng Đảng, không gian văn hóa Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ cán bộ, tình hình phát triển kinh tế - xã hội. “Báo cáo chính trị phường phải nêu ra được định hướng để phát huy các lợi thế, tiềm năng của phường, góp phần vào phát triển chung của toàn TP.HCM” - ông Nghị nhấn mạnh. THANH TUYỀN - LÊ THOA HẢI DƯƠNG Ngày 22-7, đoàn công tác của Trung ương do ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, chuẩn bị tốt cho Hội nghị APEC 2027 Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương nỗ lực của tỉnhAn Giang trong việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ chính trị, đạt nhiều kết quả tích cực. Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tập trung lãnh đạo triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp; hoàn thiện bố trí cán bộ, cơ sở vật chất, hạ tầng, dữ liệu, kinh phí bảo đảm hoạt động thông suốt, hiệu quả. Tỉnh cần đẩy mạnh đầu tư cho trung tâm phục vụ hành chính công, đảm bảo vận hành ổn định, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân. Đồng thời, giải quyết đầy đủ chính sách với cán bộ, công chức thôi việc, nghỉ hưu theo sắp xếp, tạo sự đồng thuận của nhân dân; quan tâm nắm bắt dư luận, đánh giá hiệu quả mô hình đơn vị hành chính hai cấp. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa lưu ý An Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, chuyển đổi số, hoàn thành cao nhất các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Cùng với đó, tỉnh cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, quan tâm phát triển giáo dục, y tế cơ sở, bảo tồn văn hóa truyền thống, chăm lo người có công; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là khu vực biên giới, hải đảo... Về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị Tỉnh ủy khẩn trương hoàn thiện văn kiện, nhất là dự thảo báo cáo chính trị, cập nhật các định hướng của Trung ương và Bộ Chính trị, đặc biệt là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc, xem đây là cơ hội lớn để thúc đẩy quảng bá hình ảnh, phát triển khu vực. Ông yêu cầu tập trung tối đa nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang. Ảnh: HẢI DƯƠNG An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn visa để hút khách quốc tế Lãnh đạo tỉnh An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn visa, sớm đầu tư điện lưới và hạ tầng cáp quang ra đặc khu Thổ Châu... khai các công trình hạ tầng trọng điểm phục vụ hội nghị. Kiến nghị sớm có chính sách đầu tư điện lưới ra đặc khu Thổ Châu Tại buổi làm việc, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết sau sáp nhập, tỉnh có diện tích hơn 9.888 km², dân số gần 5 triệu người, có tiềm năng về nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, kinh tế biên mậu, logistics và đô thị thông minh. Tỉnh An Giang kiến nghị Trung ương, bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp; chỉ đạo triển khai Nghị quyết 08-NQ/ TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch. Đồng thời, kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn visa để thu hút khách quốc tế thông qua các cảng hàng không quốc tế trong cả nước (đối với các đường bay không bay trực tiếp đến Phú Quốc). Đặc biệt, Chính phủ sớm có chính sách đầu tư điện lưới, hạ tầng cáp quang ra đặc khu Thổ Châu, đảo Nam Du nhằm bảo đảm đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.• Ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc và yêu cầu tập trung tối đa nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng trọng điểm phục vụ hội nghị. Ông Nguyễn Thanh Nghị làm việc với phường Bình Hưng Hòa về chuẩn bị Đại hội Đảng Trước khi làm việc, ông Nguyễn Thanh Nghị đã khảo sát việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại Trung tâm hành chính công phường Bình Hưng Hòa. Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị làm việc về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ phường Bình Hưng Hòa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ảnh: THANH THÙY

6 Pháp luật & cuộc sống - Thứ Tư 23-7-2025 tử hình thành tù chung thân”, theo dự thảo tờ trình nêu. Bên cạnh đó, Quốc hội đã giao Chánh án TAND Tối cao chủ trì, phối hợp với Viện trưởng VKSND Tối cao, bộ trưởng Bộ Công an, bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành, tại Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự 2025. Do đó, việc ban hành thông tư liên tịch quy định về chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân và xem xét bản án tử hình trước khi thi hành là cần thiết. Vì vậy, dự thảo đã có quy định về các trường hợp được chuyển sang hình phạt tù chung thân và trình tự, thủ tục chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân. Đồng thời, có các quy định xem xét bản án tử hình theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; gửi đơn xin ân giảm; trình tự, thủ tục Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao trình Chủ tịch nước về việc xét đơn xin ân giảm và xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước. Quy định về điều kiện chuyển án Đối với tội phạm quy định tại Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy) và Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy), Luật sửa đổi, bổ sung BLHS 2025 quy định hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1-7-2025 đối với hai tội trên mà chưa thi hành án thì không thi hành và Chánh án TAND Tối cao quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với hai trường hợp. Thứ nhất, khối lượng, thể tích chất ma túy được xác định trong bản án để quyết định hình phạt bằng hoặc thấp hơn khối lượng, thể tích chất ma túy thấp nhất quy định tại khoản 5 Điều 248 hoặc khoản 5 Điều 251 của BLHS. Để áp dụng điều khoản này, dự thảo thông tư liên tịch đã quy SONG MAI Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, TAND Tối cao đang dự thảo thông tư liên tịch quy định về chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân và xem xét bản án tử hình trước khi thi hành. Nhiều đối tượng được chuyển hình phạt Theo cơ quan chủ trì soạn thảo, BLHS vừa được sửa đổi với nhiều điểm mới như bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, bổ sung việc không thi hành án tử hình đối với trường hợp “người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối”, đặc biệt là việc tách khung hình phạt “20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành hai khung hình phạt “20 năm hoặc tù chung thân” và “tù chung thân hoặc tử hình” tại Điều 248 và Điều 251 của BLHS. “Điều này dẫn tới nhiều đối tượng được chuyển từ hình phạt Sáng 25-6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. Ảnh: QH định rõ mức khối lượng, thể tích chất ma túy. Thứ hai, trường hợp khối lượng, thể tích chất ma túy được xác định trong bản án để quyết định hình phạt lớn hơn khối lượng, thể tích chất ma túy thấp nhất quy định tại khoản 5 Điều 248 hoặc khoản 5 Điều 251 BLHS (đã sửa đổi, bổ sung năm 2025) mà người phạm tội không phải là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy hoặc không có hai tình tiết tăng nặng (TTTN) trở lên. Đối với quy định này, tại dự thảo tờ trình về việc ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn, TAND Tối cao cho biết hiện đang có hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng điều luật chỉ quy định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người phạm tội có hai TTTN trở lên mà không quy định cụ thể về tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự đối với họ. Do vậy, cần bổ sung quy định “Trường hợp có hai TTTN trách nhiệm hình sự thì số TTGN phải nhiều hơn số TTTN từ bốn tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất ba TTGN quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS” tại dự thảo thông tư liên tịch để bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất. Trong khi đó, quan điểm thứ hai cho rằng việc dự thảo thông tư liên tịch quy định thêm về TTGN là vượt quá phạm vi quy định của luật.• Dự thảo cũng có các quy định xem xét bản án tử hình theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; gửi đơn xin ân giảm… 1 người Hàn Quốc trộm 100.000 USD của bạn để đánh bạc phapluat@phapluattp.vn Ngày 22-7, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Lee Hyun Soo (quốc tịch Hàn Quốc) 14 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Theo cáo trạng, anh KM (quốc tịch Hàn Quốc) và Lee Hyun Soo là bạn bè và cùng sang Việt Nam làm ăn. Cuối năm 2023, anh KM cùng bạn gái về Hàn Quốc. Do tin tưởng, anh KM đã cung cấp mật khẩu mở khóa căn hộ ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức (cũ) và mã số két sắt để nhờ Lee Hyun Soo qua kiểm tra. Lee Hyun Soo đã đến kiểm tra và điện thoại thông báo cho anh KM biết không có gì bất thường. Anh KM sau đó không đổi mật khẩu căn hộ và mật mã két sắt. Ngày 13-6-2024, Lee Hyun Soo đến casino dành cho người nước ngoài tại một khách sạn ở TP.HCM. Tại đây, bị cáo vay 50.000 USD của một phụ nữ Hàn Quốc (không rõ lai lịch) để chơi trò chơi trúng thưởng “Slot Machine” nhưng bị thua hết tiền. Do không có tiền trả nợ và tiếp tục chơi bạc, Lee Hyun Soo nảy sinh ý định trộm cắp tiền của anh KM trong thời gian anh này đang đi công tác ở Hà Nội. Sáng hôm sau, Lee Hyun Soo đến căn hộ của anh KM và nhập mật khẩu mở két sắt lấy 10 cọc tiền USD tổng cộng 100.000 USD. Sau khi trộm tiền, bị cáo tiếp tục đến casino Le Meridien Sài Gòn và dùng 50.000 USD để trả nợ cho người phụ nữ trên. Sau đó, tiếp tục chơi trò chơi trúng thưởng và thua thêm khoảng 23.000 USD. Còn lại 27.000 USD, Lee Hyun Soo cất vào túi xách và dẫn bạn gái đi chơi. Ngày 15-6-2024, anh KM và bạn gái về căn hộ kiểm tra thì phát hiện bị mất trộm số tiền như trên nên đã đến công an trình báo. Đến ngày 16-6-2024, Lee Hyun Soo đang ở khách sạn thì bị cơ quan công an mời về làm việc. Cơ quan điều tra đã thu giữ 270 tờ đô la Mỹ mệnh giá 100 USD và 24,5 triệu đồng của Lee Hyun Soo. Căn cứ bảng tỉ giá vàng - ngoại tệ của ngân hàng, tài sản bị chiếm đoạt là 100.000 USD (tương đương số tiền hơn 2,5 tỉ đồng). SONG MAI Đề xuất điều kiện chuyển án tử hình thànhtùchungthân Vụ Pháp chế và quản lý khoa học đề xuất điều kiện kèm theo khi áp dụng quy định chuyển hình phạt tử hình sang tù chung thân với tội phạm về ma túy. Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, TS- luật sư (LS) Nguyễn Thị Kim Vinh, nguyên thẩm phán TAND Tối cao, cho rằng việc chuyển hình phạt tử hình sang tù chung thân nên được áp dụng để thể hiện tính khoan hồng của pháp luật nhưng cũng không làm mất tính giáo dục, răn đe phòng ngừa chung cho xã hội. Không chỉ đối với hai loại tội phạm ma túy nêu trên mà đối với các loại tội phạm khác cũng nên áp dụng theo nguyên tắc nếu người phạm tội chỉ có TTTN mà không có TTGN thì không đủ điều kiện xem xét chuyển đổi khung hình phạt hay áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn điều luật quy định. “Do đó, theo tôi để có căn cứ xác định chuyển hình phạt từ tử hình sang tù chung thân đối với người phạm tội trên thì chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp người phạm tội có không quá một TTTN, đồng thời phải có ít nhất ba TTGN quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Phương án này vừa đảm bảo đúng tinh thần nhân đạo và tính nghiêm minh của pháp luật” - TS-LS Vinh nói. Còn theo LS Trần Cao Đại Kỳ Quân (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Đồng Nai), xuất phát từ nguyên tắc văn bản dưới luật không được trái với Hiến pháp, với luật, đồng thời đặt trong tổng thể chính sách hình sự khoan hồng của Nhà nước, áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, phương án thứ hai phù hợp với giới hạn lập pháp và thể hiện được tính nhân đạo. Tại điểm b khoản 3 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2025 đã xác lập tương đối rõ ràng các điều kiện để được chuyển từ hình phạt tử hình sang tù chung thân, trong đó không đề cập đến yêu cầu cụ thể về số lượng TTGN. LS Quân nhận định việc đề xuất thêm điều kiện “TTGN trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số TTTN từ bốn tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất ba TTGN quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS” đã bổ sung một điều kiện mới mà bộ luật không quy định, trái với tinh thần của pháp luật hình sự, đi ngược với định hướng chính sách khoan hồng mà cơ quan lập pháp đã thiết lập một cách có chủ đích và cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng theo LS Quân, trong bối cảnh pháp luật hình sự ngày càng hướng đến sự cân bằng giữa trừng trị và cải tạo, việc đưa ra điều kiện cứng nhắc sẽ làm phát sinh một rào cản pháp lý mới trong quá trình xét chuyển hình phạt, thu hẹp khả năng được hưởng chính sách hình sự khoan hồng, từ đó ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước. Hướng đến sự cân bằng giữa trừng trị và cải tạo Bị cáo Lee Hyun Soo tại phiên tòa. Ảnh: SM

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==