BaoXuanPhapluat-2025

TỪ 2025, người dân chỉ cần qua CHỦ TỊCH UBND TP.HCM PHAN VĂN MÃI: TP.HCM đặt mục tiêu sẽ đưa toàn bộ nền hành chính vận hành trên các nền tảng số trong năm 2025, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện về chính quyền số. LÊ THOA thực hiện NGUYỆT NHI - THUẬN VĂN Dự kiến cuối năm 2025, TP.HCM sẽ hoàn thành cơ bản nền hành chính số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn diện cho người dân, doanh nghiệp (DN) và lãnh đạo TP cũng sẽ quản trị thực thi qua các nền tảng số. Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM nhân dịp đầu năm mới 2025, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết đây là quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị TP. Quyết tâm ấy càng được khẳng định khi TP.HCM đưa công trình xây dựng chính quyền số là một trong hơn 60 công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hành trình chinh phục chính quyền điện tử . Phóng viên: Thưa Chủ tịch Phan Văn Mãi, hẳn lãnh đạo TP đã rất trăn trở, ấp ủ với mục tiêu đưa toàn bộ nền hành chính của TP lên nền tảng số vào năm 2025? + Ông Phan Văn Mãi: Đúng là như vậy. Lãnh đạo TP.HCM luôn trăn trở với việc phải làm sao cải cách hành chính ngày càng hiệu quả, số hóa toàn bộ nền hành chính để công khai, minh bạch, thay đổi cách làm nhằm phục vụ người dân, DN tốt nhất, không để người dân, DN phiền hà. Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TP.HCM xếp thứ 27 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của TP năm 2023 cũng đứng thứ 36 và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2023 đứng thứ 33/63 tỉnh, TP. Dù các chỉ số có sự chuyển biến nhưng vẫn còn chậm và chưa đạt như kỳ vọng của chính quyền, người dân TP. Trên thực tế, chúng ta nỗ lực rất nhiều, điều này Trung ương cũng đã ghi nhận song kết quả đo đếm bằng những con số thì không như TP mong muốn. Chúng ta thấy hiện nay đa phần người dân đều có điện thoại thông minh, nếu vẫn phải đến cơ quan nhà nước xếp hàng chờ làm thủ tục mà lẽ ra có thể ngồi nhà làm trực tuyến thì hoàn toàn chưa thỏa đáng. Chưa kể, TP nỗ lực “dọn tổ” để đón “đại bàng” đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nếu để DN mất thời gian cho việc này thì có thể họ sẽ rời đi và chúng ta sẽ lỡ mất thời cơ. Như tôi từng nói, lãnh đạo TP quán triệt việc cải cách hành chính phải luôn theo hướng đi lên, không có điểm dừng, không có kết thúc. Công việc này phải luôn được cải tiến và thúc đẩy bởi yêu cầu của người dân, DN cũng như yêu cầu phát triển không ngừng của TP. Chúng ta không cải tiến, đổi mới thì ngay lập tức sẽ tụt hậu trong khi người dân, DN đang cần chúng ta hàng ngày, hàng giờ. Do đó, TP.HCM xác định định hướng chuyển dịch hệ thống hành chính công lên môi trường số là hướng đi nhằm khai thác sức mạnh của công nghệ, tạo đột phá về hiệu quả cung cấp dịch vụ hành chính công, hiệu quả quản trị đô thị và quản trị nội bộ. . Nói như vậy hẳn TP đã lên kế hoạch thực hiện theo một lộ trình chi tiết, cụ thể? + Xuất phát từ mục tiêu phải cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho người dân, DN; công khai, minh bạch hoạt động của chính quyền và nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức, hiệu lực, hiệu quả chính quyền, TP.HCM đã xây dựng lộ trình này từ nhiều năm trước. Còn nhớ năm 2022, TP đã công bố hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thống nhất 8 2025 Ất Tỵ Xuân Mục tiêu của TP.HCM đến năm 2025 là một trong năm địa phương đứng đầu về chính quyền điện tử, kinh tế số chiếm 25% GRDP

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==