trên toàn TP. Đây là bước tiến đầu tiên trong hành trình ấy bởi trước đó TP có hơn 40 cổng dịch vụ công rời rạc và riêng lẻ của các sở, ngành, địa phương. Năm 2023, TP nhận thức được tầm quan trọng của dữ liệu số và chọn chủ đề năm của chuyển đổi số là dữ liệu số. Đồng thời, chính thức đưa vào triển khai chiến lược quản trị dữ liệu và là địa phương đầu tiên trên cả nước xây dựng được chiến lược dữ liệu cấp tỉnh, TP. Năm 2024, bên cạnh quyết tâm thực hiện Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP, TP đã chọn chủ đề năm là quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số. Từ đây đến năm 2026, chúng tôi xác định công tác chuyển đổi số được thực hiện trên bốn trụ cột, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là thúc đẩy quản trị thực thi của chính quyền TP dựa trên nền tảng số và dữ liệu số. Mục tiêu của TP.HCM đến năm 2025 là một trong năm địa phương đứng đầu về chính quyền điện tử, kinh tế số chiếm 25% GRDP. Đến năm 2030, TP.HCM sẽ hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, dữ liệu được chia sẻ rộng khắp toàn xã hội. Chính vì vậy, việc đưa toàn bộ nền hành chính TP vận hành trên các nền tảng số trong năm 2025, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện về chính quyền số, chỉ là mục tiêu ngắn hạn trong hành trình chinh phục một đô thị thông minh của TP.HCM. Điều đáng mừng là từng sở, ngành TP, quận, huyện, TP Thủ Đức cũng đang nỗ lực vì mục tiêu này từng ngày. Chẳng hạn, tất cả hoạt động điều hành của TP Thủ Đức hiện đang diễn ra hoàn toàn trên môi trường điện tử. Việc triển khai và giải quyết TTHC trên môi trường số đã đạt 90% và phấn đấu đến giữa năm 2025, 100% TTHC sẽ được giải quyết trên môi trường số. Ngoài ra, các quận khác như Bình Tân, Phú Nhuận… cũng đang thực hiện và đạt nhiều kết quả tốt. Để người dân không phải đến cơ quan nhà nước . Khi đưa toàn bộ nền hành chính của TP lên nền tảng số vào năm 2025, người dân và DN sẽ được thụ hưởng điều gì, thưa Chủ tịch? + Như tôi đã chia sẻ ở trên, mục tiêu cuối cùng của TP.HCM khi chuyển đổi số là nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, tạo thuận lợi cho người dân, DN khi thực hiện TTHC. TP cũng hướng đến việc làm sao để người dân, DN được tiếp cận “một cửa” đúng nghĩa trên hệ thống; để người dân có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ dễ dàng, thuận lợi nhất và các ứng dụng công nghệ đó phải xoay quanh nhu cầu, lợi ích của bà con, DN. Việc này có thể hiểu đơn giản rằng một nền hành chính số, một chính quyền số không chỉ là số hóa hồ sơ, thủ tục mà toàn bộ quy trình phải được thực hiện trên nền tảng số. Dịch vụ công phải được đưa hoàn toàn lên trực tuyến toàn trình, khai thác tối đa lợi ích của dữ liệu để người dân, DN không phải đến cơ quan nhà nước nhiều lần, TTHC được công khai, minh bạch và đơn giản hóa tối đa. Điều này không chỉ có lợi cho người dân, DN mà còn là điều kiện tiên quyết trong tạo môi trường hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, thông thoáng, minh bạch, giúp thu hút các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả điều đó sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa TP.HCM trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực về thu hút đầu tư, thúc đẩy TP phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật . Như vậy, việc thực hiện chủ đề năm “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội” của TP.HCM chính là tiền đề nhằm hướng đến mục tiêu này. + Trên thực tế, chính quyền TP.HCM đã chuẩn bị nhiều năm bởi việc này cần một quá trình để thực hiện. Năm 2024, với việc chọn chủ đề năm “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội” đã tạo quyết tâm chính trị để các cấp, các ngành cùng nhau nỗ lực. Những định hướng trọng tâm trong năm nay để hướng đến nền hành chính số gần như đã hoàn thiện, chính là kết quả minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ đó. Cụ thể, TP đã phê duyệt gần 1.000 TTHC đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến với hơn 600 dịch vụ công trực tuyến đạt mức toàn trình. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC TP triển khai, liên thông kết nối trên 350 cơ quan, đơn vị tham gia với tần suất xử lý hơn 10.000 hồ sơ/ngày trên môi trường số. TP cũng nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của các nền tảng số dùng chung một cách đồng bộ và thống nhất. Trong năm 2024, TP đã rà soát, nâng cấp hạ tầng máy tính toàn bộ cơ quan nhà nước đến cấp xã; thực hiện triển khai ra mắt hàng loạt nền tảng số như hệ thống lắng nghe thông tin trên mạng xã hội cho các cơ quan nhà nước; hệ thống quản lý khiếu nại, tố cáo; bản đồ thực thi thể chế; nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; nền tảng hỗ trợ hoạt động HĐND TP ứng dụng trí tuệ nhân tạo; hệ thống vận hành chính quyền số. Đặc biệt, mới đây, app Công dân số cũng ra đời là ứng dụng di động thông minh, kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền TP và người dân bằng tương tác “một chạm” dễ dàng, thuận tiện. TP.HCM còn thành lập Trung tâm chuyển đổi số là đơn vị chuyên trách thực thi các nhiệm vụ đảm bảo vận hành các hạ tầng, nền tảng số dùng chung của TP để khắc phục thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Hơn thế nữa, TP đang đẩy nhanh tiến độ thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp, nhằm chuyên nghiệp hóa bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa và trả kết quả TTHC. Đồng thời, hướng tới mục tiêu tiếp nhận hồ sơ thủ tục, dịch vụ công không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Theo lộ trình, dự kiến Trung tâm phục vụ hành chính công sẽ được đưa vào vận hành trong đầu năm 2025 này. Tôi tin rằng với kết quả năm 2024 sẽ là tiền đề thuận lợi để TP hoàn thành mục tiêu đưa toàn bộ nền hành chính của TP lên nền tảng số vào năm 2025. . Xin cảm ơn ông. CÁN BỘ LẤY NGƯỜI DÂN LÀM TRUNG TÂM . Phóng viên: Vai trò của cán bộ, công chức, viên chức trong nền hành chính số sẽ được phát huy như thế nào, thưa Chủ tịch? + Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi: Để xây dựng nền hành chính số, bên cạnh việc đảm bảo hạ tầng số đầy đủ thì công chức số được xem là yếu tố quyết định. Cán bộ, công chức phải là những người có tư duy số, năng lực số để đảm bảo xây dựng nền văn hóa công vụ số của hệ thống cơ quan chính quyền tại TP. Chỉ thị 17/2022 của Thành ủy TP.HCM về đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng TP.HCM trở thành TP thông minh đã xác định mục tiêu cụ thể về vấn đề này. Đó là đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong môi trường số, trước hết là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, ban hành các quy định, chính sách hiện hành nhằm nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền theo kịp thực tiễn quá trình chuyển đổi số. Cán bộ, công chức phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa của quá trình chuyển đổi số đối với bản thân, đơn vị, hệ thống chính quyền và người dân. Từ đó mới hình thành thói quen và phong cách làm việc trên môi trường số. Hiện nay, TP đã và đang thực hiện nhiều chương trình để đào tạo “con người số” với nhiều khóa đào tạo giúp cán bộ, công chức sử dụng và vận hành hiệu quả các nền tảng số, công cụ công nghệ hỗ trợ công việc. Bên cạnh việc hoàn thiện kỹ năng số, cán bộ, công chức cũng phải thay đổi tư duy của mình, mạnh mẽ đổi mới, sáng tạo, phá bỏ giới hạn bản thân, những truyền thống cũ kỹ để tiến tới khám phá những điều mới mẻ. Tự mỗi cán bộ, công chức trong chuyển đổi số phải ý thức việc lấy người dân, DN làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh chuyển đổi số phải “nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, DN thụ hưởng thật”. 9 2025 Ất Tỵ Xuân App Công dân số ra đời là ứng dụng di động thông minh, kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền TP và người dân bằng tương tác “một chạm” dễ dàng, thuận tiện. Người dân làm thủ tục tại Trung tâm hành chính công TP Thủ Đức. TP đã phê duyệt gần 1.000 TTHC đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến với hơn 600 dịch vụ công trực tuyến đạt mức toàn trình.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==