BaoXuanPhapluat-2025

Đại sứ Anh tại VN IAIN FREW: Kinh tế VN đã và sẽ phát triển rất ấn tượng Sự phát triển kinh tế - xã hội của VN năm 2024 tiếp tục trên quỹ đạo tăng trưởng mạnh, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và ASEAN với ước tính 6%-7%. Chìa khóa cho sự phát triển này là sự cởi mở về kinh tế và hội nhập quốc tế, giúp thu hút đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên thực tế, VN xuất khẩu rất nhiều mặt hàng ra thế giới, điều này đã hỗ trợ sự phát triển kinh tế và tăng trưởng cho xuất khẩu của VN theo thời gian. Mối quan hệ thương mại Anh - Việt tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng gấp đôi trong thập niên qua lên hơn 6 tỉ bảng Anh. Việc Anh chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 1512-2024 tiếp tục đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia. Một số tổ chức (ví dụ như Ngân hàng Thế giới) dự đoán kinh tế của VN vào năm 2025 sẽ còn tăng trưởng nhanh hơn năm 2024. Theo ước tính, GDP của VN sẽ tăng trưởng ở mức 6,5%. Để đạt được vị thế đầy tham vọng là một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, VN sẽ tiếp tục cần đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6% trong 20 năm tới. Trong những năm gần đây, việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đã cải thiện sự phát triển kinh tế - xã hội của VN. Những xu hướng tích cực này sẽ cần tiếp tục để phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao và tăng trưởng trong việc đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ mới. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ thấy động thái hướng tới việc VN phát triển và phi carbon hóa ngành năng lượng. Việc tiếp cận năng lượng sạch, đáng tin cậy sẽ giúp hỗ trợ thu hút đầu tư trong tương lai vào VN. Phó Đại sứ Úc tại VN RENÉE DESCHAMPS: Hoan nghênh ngoại giao độc lập, đa phương của VN Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: DƯƠNG GIANG/TTXVN NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG Tính đến hết năm 2024, Việt Nam (VN) đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với chín quốc gia, gồm Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp và Malaysia. Trong đó, chỉ tính giai đoạn 2023-2024, VN nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất này với năm nước. Đây không chỉ là những con số mang tính biểu tượng. Trong các nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với VN có bốn nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có năm nước nằm trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới; có những quốc gia dân số đông nhất thế giới và cũng có những nước có nền khoa học công nghệ, giáo dục hàng đầu thế giới. Đó là chưa kể VN cũng thiết lập quan hệ chiến lược với khoảng 20 quốc gia và đối tác toàn diện với hơn 10 quốc gia. Chưa bao giờ cơ hội bước ra thế giới và khẳng định vị thế quốc gia rõ ràng như thời điểm hiện tại. Kinh nghiệm gần 40 năm đổi mới kể từ thời điểm 1986 cho thấy sự cởi mở trong các chính sách đối ngoại, hội nhập kinh tế, trách nhiệm và đóng góp cho môi trường quốc tế luôn mang lại những thành quả ngoài mong đợi cho VN. Chúng ta có thể nâng cao giá trị hàng hóa Việt khi gửi đi khắp các thị trường xa gần. Sẽ có nhiều người giỏi hơn nếu được trao đổi, học tập từ các nền giáo dục phát triển. Việc tham gia vào các định chế quốc tế, chẳng hạn các hiệp định thương mại tự do (FTA) tạo động lực mạnh mẽ cho những cải cách về thể chế, môi trường đầu tư; việc mở cửa chào đón doanh nghiệp nước ngoài vừa giúp doanh nghiệp nội tăng sức đề kháng, cạnh tranh và trưởng thành hơn, mang lại nhiều hàng hóa chất lượng cao phục vụ người dân; quá trình hiện đại hóa sẽ nhanh hơn nhờ vào các thỏa thuận chuyển giao công nghệ; môi trường an ninh ổn định hơn nhờ vào các hợp tác lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như các sáng kiến chống tội phạm xuyên quốc gia… Cần có những đánh giá chi tiết, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, hay xa hơn là công cuộc hội nhập sau bốn thập niên đổi mới. Tuy nhiên, biểu hiện của những thành tựu tích cực, thậm chí được ví là một “cú nhảy vọt” là hoàn toàn dễ hiểu. Đất nước bước vào năm 2025 với nhiều biến động lớn trên thế giới. Sự xuất hiện của các cuộc chiến tranh, xung đột quy mô lớn chưa từng có kể từ sau Chiến tranh lạnh, cả trên mặt trận quân sự lẫn kinh tế. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, một số cường quốc hoài nghi, thậm chí đặt ra rào cản đối với chủ nghĩa đa phương, tiến trình hội nhập quốc tế. Tất cả đều sẽ là những thách thức rất lớn khi VN đang bắt đầu bước vào “kỷ nguyên mới” - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Thế nhưng, trên con đường ấy, việc kiên trì theo đuổi “ngoại giao cây tre”, “chọn công lý, lẽ phải chứ không chọn phe”, tuân thủ luật pháp quốc tế, đề cao tinh thần hợp tác, giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột trên tinh thần thượng tôn pháp luật, hòa bình và cùng có lợi… vẫn sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất, là chìa khóa giúp VN tiếp tục tranh thủ được sự tín nhiệm, ủng hộ và hợp tác từ cộng đồng quốc tế. ANH THÙY Thật đáng khích lệ khi thấy nhiều cải cách thể chế mới của VN diễn ra vào năm 2024, phù hợp với tốc độ phát triển và kỳ vọng của VN, đặc biệt là những cải thiện hành lang pháp lý đối với quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và đầu tư nước ngoài. Việc VN tiếp tục đầu tư vào con người thông qua giáo dục sẽ giúp xây dựng lực lượng lao động ngày càng năng suất hơn. Chúng tôi vô cùng tự hào về 100.000 người VN đã học tập tại các trường ĐH của Úc, hy vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy nhiều hơn. Chúng tôi cũng rất mong chờ sự nâng hạng của thị trường chứng khoán VN lên thị trường mới nổi. Chúng tôi cũng tự hào khi hợp tác với VN trong các mục tiêu chuyển đổi số và công nghệ xanh - những lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Úc hoan nghênh những cải cách cũng như việc xây dựng môi trường kinh doanh linh hoạt, đặc biệt là trong các lĩnh vực giúp hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 của VN. Úc cũng là đối tác đáng tin cậy khi VN định vị trở thành một nhân tố chính trong thị trường năng lượng sạch. Việc VN ưu tiên cải cách thể chế và cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực cũng rất được hoan nghênh và chúng tôi mong đợi sẽ tiếp tục chứng kiến vị thế ngày càng tăng của VN trong khu vực, đặc biệt là trong cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn đầu. Việc VN tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tập trung vào việc thúc đẩy sự ổn định và duy trì quan hệ đa phương là một chiến lược tích cực cho cả hai quốc gia và khu vực. người VN đã học tập tại các trường ĐH của Úc sẽ giúp xây dựng lực lượng lao động ngày càng năng suất hơn. 100 ngàn Mối quan hệ thương mại Anh - Việt tiếp tục phát triển mạnh, tăng gấp đôi lên >6tỉ bảng Anh “KỶ NGUYÊN MỚI” 11 2025 Ất Tỵ Xuân

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==