BaoXuanPhapluat-2025

TS - nhà báo NHỊ LÊ 50NĂM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Công cuộc Đổi mới 1986 sau khi Việt Nam thống nhất từ năm 1975 đã mang lại rất nhiều thành tựu và đất nước đang tiến vào “kỷ nguyên mới” với những thay đổi mạnh mẽ, có thể nói là “đổi mới 2.0”. Xuân 2025, một mùa xuân đặc biệt gợi nhớ đến sự kiện cách đây tròn nửa thế kỷ, Việt Nam thống nhất, Nam - Bắc một nhà, nối liền một dải non sông (30-4-1975). TS - nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, nhận xét: Trong suốt 50 năm kể từ ngày Việt Nam thống nhất, dấu ấn đậm nhất chính là công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986. Cùng với việc đất nước đang tiến vào “kỷ nguyên mới” - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta đang tiến vào công cuộc đổi mới lần 2, hay “đổi mới 2.0”. 50 năm thống nhất, 40 năm đổi mới . Phóng viên: Kính thưa TS - nhà báo Nhị Lê, 50 năm kể từ khi Việt Nam thống nhất, nếu điểm lại những điểm nhấn quan trọng nhất của đất nước, ông sẽ nghĩ ngay đến những sự kiện, bước ngoặt, chuyển biến ấn tượng nào? + TS - nhà báo Nhị Lê: Năm 2025 không chỉ đánh dấu 50 năm đất nước thống nhất, mà cũng là năm bản lề trước khi kỷ niệm 40 năm Việt Nam bước vào giai đoạn Đổi mới. Ý nghĩa của sự kiện 30-4-1975 có lẽ đã được nhiều lãnh đạo đất nước, chuyên gia, học giả, nhà khoa học, Nhân dân và cả báo chí trong nước và quốc tế dùng rất nhiều giấy mực để mô tả. Nói về sự kiện thống nhất đất nước, tôi khẳng định rằng: Nền độc lập, tự chủ của Tổ quốc là bất khả xâm phạm! Đất nước Việt Nam thống nhất, chiến thắng trước mọi thế lực xâm lăng là lẽ tự nhiên, thuận với lòng người, luật pháp và đạo lý quốc tế. Càng có nhiều nguy cơ, đe dọa, thăng trầm hay thậm chí đứng trước những kẻ thù mạnh nhất, đất nước ta càng có nhu cầu mãnh liệt về độc lập, tự do và tự chủ; càng sẵn sàng hy sinh tất cả, bằng mọi giá và mọi quyết tâm giữ gìn bằng được nền độc lập, tự chủ và tự do vô giá ấy. Không chỉ sự kiện thống nhất vào mùa xuân năm 1975, mà lịch sử ngàn năm của đất nước, dân tộc ta đều cho thấy điều ấy. Trong không khí kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất, tôi cho rằng chúng ta nên tập trung đào sâu bước ngoặt 1986, khi đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức không chỉ từ bối cảnh quốc tế (Chiến tranh lạnh đang dần vào hồi kết, tạo ra những biến động lớn) mà còn từ những “bài toán” kinh tế - xã hội, đói nghèo, tụt hậu trong nước. Trong bối cảnh ấy, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã dũng cảm, nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa từng có tiền lệ, chưa hề có khuôn mẫu. Đó là nền tảng, cùng với việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối đổi mới qua các thời kỳ với sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý, mà “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng), đồng thời tiếp tục bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” (như lời Tổng Bí thư Tô Lâm). Dũng cảm đi “con đường chưa ai đi qua” . Như ông vừa chia sẻ, trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã dũng cảm. Xin ông có thể giải thích hơn sự dũng cảm ấy? + Việt Nam những năm đầu 1980 gặp rất nhiều khó khăn. Chúng ta vẫn là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị nhiều nước cô lập và cấm vận; chịu tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội gay gắt, tỉ lệ lạm phát có thời điểm lên đến ba con số, đời sống của hầu hết người dân rất khó khăn, có đến khoảng 3/4 dân số sống ở mức nghèo khổ. Tôi tin chắc đến nay, sau gần 40 năm đổi mới, có những người vẫn còn giữ hoặc sưu tầm tem phiếu, sổ gạo từ thời bao cấp. Khi đó, chúng ta mong cầu đủ thứ, từ những điều đơn giản như bát cơm đầy, cơm có thịt, cây bút chì, quyển vở trắng đến những điều xa xỉ hơn như cái xe đạp, cái bàn là… Bạn biết đấy, chúng ta đứng trước bài toán “mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường” mà đặt trong bối cảnh bấy giờ và nếu nhìn rộng ra sau này khi nhóm các nước Đông Âu tan rã thì sẽ thấy Đảng và Nhà nước ta ở thời điểm ấy đứng trước bài toán sống còn lớn đến từng nào. Tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: “Đó là con đường của những người mở đường mới mẻ trong lịch sử mà chưa một ai đi qua”. Thậm chí theo tôi, còn chưa từng (dám) nghĩ tới. Đổi mới thật sự là một cuộc cách mạng về tư tưởng, mang tính sinh tử chứ không đơn thuần là những khát vọng được tô hồng. Bất chấp có người nói rằng tư tưởng là chuyện viển vông nhưng lịch sử loài người cho thấy điều ngược lại, có tư tưởng đổi mới thì đất nước mới có thể được dẫn dắt đi đến những thể chế, chính sách và quyết định đúng đắn. Gần 40 năm trước, Đảng và Nhà nước ta đã làm được một cuộc đại cách mạng về tư tưởng, đó chính là dũng cảm. Dũng cảm còn ở chỗ “nói được, làm được”. Nghĩ ra đã khó, quyết định càng khó và triển khai một cách rộng rãi từ Nam chí Bắc càng khó. Phải vượt qua những khác biệt về đặc thù địa lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, kỳ vọng… để hiện thực hóa các chính sách cụ thể vào đời sống người dân cả nước chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chưa kể khi đổi mới, đất nước phải đối diện với những khuynh hướng giáo điều, bảo thủ, thực dụng và cơ hội đủ loại. Dũng cảm còn ở chỗ chúng ta cũng phải nhìn nhận hàng loạt sự kiện, lý thuyết bàn định về sự cải cách, canh tân trong lịch sử đất nước để rút ra những bài học xương máu, từ những cuộc cải cách của ĐỖ THIỆN thực hiện NHẬT TIẾN - NGUYỆT NHI - SHUTTERSTOCK Đất nước trên đà 50 năm Việt Nam thống nhất:

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==