TÌNH NGƯỜI NAM - BẮC MỘT LÒNG MỘT DẠ Từ mùa xuân 1975 đến nay, đất nước thăng trầm nhiều giai đoạn. Chia cắt hai miền Nam - Bắc trong mấy mươi năm do chiến tranh để lại những vết thương nhất định nhưng chủ yếu về tài lực, của cải, hạ tầng, địa lý. Duy chỉ có tình người là chưa bao giờ thay đổi. Tôi đơn cử, đại dịch COVID-19 ở TP.HCM và nhiều tỉnh miền Nam bùng phát giai đoạn 2021, khi ấy cả nước hướng về miền Nam, từ những lô vaccine đến những đoàn nhân viên tình nguyện. Đến đợt bão số 3 vừa rồi, miền Bắc tan hoang vì mưa gió, ngập lụt thì nối đuôi nhau từng đoàn người, đoàn xe thực phẩm, quần áo, nước sạch và cả tài lực từ mọi miền đổ ra để đồng bào sớm vượt qua thiên tai. Trong chiến tranh, tình cảm dân tộc là động lực để cha ông chúng ta hy sinh xương máu giành độc lập, tự chủ, thống nhất và thời bình thì từ Bắc chí Nam vẫn đồng hành, che chở, dìu dắt nhau, nhất là những lúc khó khăn. TS - nhà báo NHỊ LÊ Hồ Quý Ly (thế kỷ 15), của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch (thế kỷ 19) đến những dự án canh tân của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và các chí sĩ yêu nước (đầu thế kỷ 20). Tiếp tục “lấy dân làm gốc” . Tổng Bí thư Tô Lâm gần đây nhiều lần nhắc đến “kỷ nguyên vươn mình”. Giai đoạn này sẽ kế thừa những di sản nào trong suốt 50 năm từ ngày thống nhất, gần 40 năm từ khi đổi mới? + Tôi nghĩ kế thừa cốt lõi nhất nằm ở bốn chữ “lấy dân làm gốc”. Lòng dân, theo tôi, chính là quốc bảo của Việt Nam. Gần 40 năm đổi mới, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp thuận lợi, cũng huy động được hết các sức mạnh về tài lực, vật lực. Tuy nhiên, nếu nhìn lại thì những lúc thiếu thốn nhất, gian nan nhất, nếu “khoan thư sức dân” thì mọi thách thức đều được chinh phục. Chúng ta giữ được sự độc lập, tự chủ như hiện nay; xây dựng được nền móng xã hội, thể chế vững chãi để phát triển nền chính trị như hiện nay; hội nhập một cách toàn diện, sâu rộng như hiện nay đều từ Dân mà ra. Bởi lẽ nước ta là do Nhân dân là chủ và làm chủ! Có Nhân dân là có tất cả; do đó, toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước đều buộc phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Một điều nữa mà tôi cho rằng Việt Nam cũng cần kế thừa, phát huy và phát triển đó là chủ thuyết đổi mới mà chúng ta theo đuổi suốt gần bốn thập niên qua. Về mặt lý luận thì nội dung chi tiết của chủ thuyết đổi mới rất phức tạp nhưng nội hàm chính là giữ vững các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc hoạch định đường lối chính trị phù hợp, góp phần nhận thức đúng đắn và sâu sắc về chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Và thúc đẩy “đổi mới 2.0” . Liên quan đến câu chuyện đổi mới, chỉ trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Quốc hội ngày 21-10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đến từ “đổi mới” đến 11 lần. Thưa ông, nhiều chuyên gia cho rằng dư địa phát triển đất nước từ công cuộc Đổi mới 1986 đến nay đã giảm đáng kể. Trong “kỷ nguyên vươn mình”, đâu sẽ là những câu chuyện đổi mới mang tính “thực tiễn nóng bỏng” mà “Nhân dân mong chờ và kỳ vọng”? + Tôi nghĩ “kỷ nguyên vươn mình” là một lời hiệu triệu cả dân tộc cùng đổi mới, có thể nói là đổi mới lần 2, hay “đổi mới 2.0”. Lần đổi mới này cũng quyết liệt, sáng tạo, hứa hẹn tạo đột phá lớn đặt trong bối cảnh thế giới đã “phẳng” và sự thống trị của công nghệ mới mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tôi lấy ví dụ, các thuật ngữ trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) đã xuất hiện từ cuối những năm 1950 nhưng chủ yếu được quan tâm trong các tiểu thuyết trinh thám, các bộ phim khoa học viễn tưởng. Còn bây giờ, AI, ML xuất hiện trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh hằng ngày, chi phối mạnh mẽ cách quản trị các nguồn lực như thời gian, con người, tiền bạc, tài sản, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu suất công việc. Ngoài ra, bối cảnh thế giới, dòng chảy của tài sản, tài chính, công nghệ, sự hiện diện của các rào cản thuế quan hay phi thuế quan, sự xuất hiện của các rủi ro về an ninh truyền thống, phi truyền thống, quan hệ của Việt Nam với các nước… đều đã có những thay đổi rất lớn trong suốt 40 năm qua. Trong bối cảnh đó, tôi nghĩ đổi mới đầu tiên chính là phải đoạn tuyệt tư duy “chương hồi” kiểu “quả đấm thép” về kinh tế. Không thể phát triển theo hướng dàn trải, nghề nào cũng làm, ngành nào cũng là mũi nhọn. Phải có giải pháp, lộ trình thực hiện mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực châu Á về sản xuất dịch vụ thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; tức là chúng ta hướng đến năng suất lao động cao, hiện đại, có năng lực làm chủ công nghệ. Tuy nhiên, tôi cũng muốn lưu ý rằng đổi mới là một quá trình chuyển tiếp và kế thừa, chứ không phải nóng vội, phủ định giai đoạn trước. Nơi nào phù hợp phát triển công nghiệp thì phải công nghiệp hóa đến chín muồi; nơi nào phù hợp nông nghiệp thì phát triển nông nghiệp thông minh, sản phẩm chất lượng cao… chứ không phải tất cả đổ xô làm dịch vụ hay các lĩnh vực được báo chí - truyền thông, dư luận tâng bốc, kỳ vọng quá đà. Thứ hai, phải tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải cách, đổi mới thể chế. Thể chế có tốt thì mới dẫn dắt các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội phát triển được. Ngoài việc khuyến khích cán bộ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm những cách làm mới thì cần tiếp tục công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực, lệch lạc và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ. Khi nào mà người dân, doanh nghiệp hài lòng với nền công vụ; những cán bộ giỏi có đất dụng võ; đảng viên, công chức, viên chức không nên, không cần và không muốn tham nhũng thì khi đó đất nước sẽ phát triển bền vững. . Xin cảm ơn ông. Mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực châu Á về sản xuất dịch vụ thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. 13 2025 Ất Tỵ Xuân
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==