Đô thị ra đời và phát triển từ chức năng là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa hay kinh tế của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ. Văn hóa đô thị là văn hóa của các thành phố (TP) và đô thị, bao gồm một hệ thống các giá trị, niềm tin, sự tự hào, hình ảnh, uy tín, lối sống và các thói quen truyền thống, qua đó tạo nên các chuẩn mực hành vi cho mỗi người dân và cộng đồng thị dân. Văn hóa đô thị hiện diện trong không gian đô thị, bao gồm các yếu tố không gian tự nhiên (vị trí, địa hình, thiên nhiên) và không gian nhân văn (quy hoạch, hạ tầng, các công trình, cảnh quan...), yếu tố thời gian là tiến trình lịch sử, yếu tố dân cư và văn hóa của họ. Đó là môi trường mà ở đó các nhóm dân cư trở thành một tập hợp xã hội đặc biệt có văn hóa thị dân, tái tạo và phát triển các cấu trúc văn minh đô thị, phản ánh diện mạo riêng biệt của từng đô thị. Đánh giá “văn hóa của một TP” không thể không xét đến các yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau là không gian, thời gian, chủ nhân của TP đó. 1 Nếu tính từ khi con người có mặt trên vùng đất Sài Gòn, theo các bằng chứng khảo cổ học trải khắp từ Củ Chi - Hóc Môn - Thủ Đức đến nội thành rồi kéo đến Bình Chánh - Cần Giờ thì TP này có tuổi đời đã trên 3.000 năm. Cùng với cả Nam Bộ, Sài Gòn không phải là một “vùng đất mới” như quan niệm xưa nay. Đặc biệt nếu lấy mốc năm 1790 thành Gia Định được xây dựng theo kiểu phương Tây thì đô thị Sài Gòn hình thành vào loại sớm và đã phát triển liên tục trên 200 năm. Từ nửa sau thế kỷ 19, Sài Gòn được quy hoạch và xây dựng hiện đại hơn. Đó chính là không gian đô thị mới, là cơ sở hình thành văn hóa đô thị mới của TP, cùng với sự tồn tại của không gian cư trú và các thiết chế văn hóa cổ truyền giúp duy trì văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư. Có thể nói ở nước ta, văn minh đô thị Sài Gòn hình thành sớm, phát triển ở mọi khu vực, mọi nhóm dân cư. 2 Sau khi đất nước hòa bình, thống nhất, trải qua những biến cố chính trị lớn, kinh tế - xã hội TP có những biến đổi sâu sắc. Thời kỳ bao cấp ở TP.HCM chỉ khoảng 10 năm (1975-1985) nhưng cũng ảnh hưởng không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, mà còn ở cả văn hóa, xã hội. Từ năm 1986, cùng với quá trình xóa dần thời bao cấp là thời kỳ phát triển kinh tế. Từ đó nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa là điều kiện quan trọng nhất để TP.HCM lấy lại diện mạo văn minh đô thị, tạo nền tảng cho vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, cải thiện và nâng cao chất lượng sống của mọi tầng lớp nhân dân TP. Đó cũng là tiền đề cho tương lai gần, khi TP.HCM có thể đạt đến quy mô đại đô thị trên 15 triệu dân. Những điểm nhấn Sài Gòn - TP.HCM là một đô thị có những đặc trưng tự nhiên và nhân văn độc đáo. NGUYỄN THỊ HẬU CHÍ THÀNH VĂN HÓA ĐÔ THỊ TP.HCM 14 2025 Ất Tỵ Xuân
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==