BaoXuanPhapluat-2025

A 2025 Ất Tỵ Xuân Ông David Dương: Mẹ dặn phải nhớ cội nguồn và đóng góp cho quê hương Dù bà đã đi xa nhưng lời căn dặn “dù ở đâu, chúng ta vẫn là người con đất Việt và phải có trách nhiệm đóng góp, xây dựng quê hương” luôn được ông David Dương ghi nhớ và thực hiện bằng cả trái tim. NGUYỄN PHI LÂN Đây cũng là cái Tết đầu tiên đại gia đình doanh nhân David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty California Waste Solutions (CWS) và Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS), đón năm mới mà không còn thân mẫu kính yêu bên cạnh. “MẸ DẶN CHÚNG TÔI PHẢI NHỚ CỘI NGUỒN” Tranh thủ quỹ thời gian hiếm hoi khi về Việt Nam trong những ngày cuối năm 2024, doanh nhân David Dương đã có những chia sẻ về mẹ của mình cũng như dự định muốn thực hiện trong năm 2025. Nhớ về người mẹ kính yêu vừa đi xa, ông David Dương không nén được xúc động, nghẹn ngào nói: “Ngày cuối cùng của mỗi năm (3112), đại gia đình tôi thường sum họp. Đây cũng là sinh nhật của mẹ nên chúng tôi cùng quây quần bên nhau. Năm nay không còn mẹ nữa, chúng tôi rất nhớ bà. Hầu như tuần nào tôi cũng sắp xếp để đến ăn cơm cùng mẹ, bà rất vui và ăn được nhiều hơn. Bây giờ có muốn cũng không còn cơ hội nữa”. Hồi tưởng lại những ký ức về người mẹ kính yêu, ông David Dương tâm sự mẹ mất đi là một mất mát rất lớn nhưng bà cũng đã trao trọng trách cho ông để nuôi dưỡng ngọn lửa đoàn kết gia đình. “Cha mẹ luôn căn dặn chúng tôi phải trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội, phải nhớ nguồn cội và đóng góp xây dựng quê hương… Làm doanh nhân không chỉ nghĩ đến việc kiếm tiền mà phải biết làm lợi cho xã hội, quê hương, đất nước và nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đây là điều cha mẹ tôi luôn nhắc nhở và chúng tôi vẫn đang cố gắng gìn giữ, thực hiện ngày càng tốt hơn” - ông David Dương bày tỏ. TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG Chính những lời căn dặn ấy đã thôi thúc doanh nhân David Dương - người con đất Việt trở về phục vụ quê hương trong lĩnh vực môi trường. Từ năm 2005 đến nay, ông David Dương đã đầu tư số tiền hơn 200 triệu USD để xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Thời điểm đó, VWS được xem là công ty tư nhân đầu tiên ở Việt Nam tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn theo công nghệ tiên tiến, bao gồm: Khu chôn lấp công nghệ cao, nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy phân loại và xử lý rác tái chế, nhà máy sản xuất phân compost, nhà máy phát điện từ khí metan thu từ bãi chôn lấp… Đến nay, Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước không chỉ là nơi tiếp nhận, xử lý hơn 70% lượng rác thải của TP, mà còn trở thành nơi check-in, điểm giao lưu chia sẻ kinh nghiệm của các trường học, đoàn khách tham quan trong nước và quốc tế. “Chỉ tính năm 2024, đã có hàng chục đoàn khách, sinh viên, học sinh đến tham quan, học tập mô hình xử lý rác hiện đại. Tôi không bất ngờ lắm về điều này bởi khi quyết định trở về đóng góp cho quê hương, tôi luôn cháy bỏng khát vọng góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, làm cho TP.HCM ngày càng sạch, xanh và trở thành nơi đáng sống. Và thực tế đã chứng minh bằng những việc làm tâm huyết của chúng tôi. Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề môi trường nên chúng tôi muốn làm hết khả năng để xử lý, giúp môi trường trong lành hơn” - ông David Dương bộc bạch. Về Việt Nam vào những ngày cuối năm 2024, đúng thời điểm diễn ra đợt tổ chức thăm khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho cán bộ, người lao động, ông David Dương đã đến trò chuyện, động viên các anh em công nhân viên. Thấy mọi người đều có sức khỏe tốt, ông tỏ ra vui mừng: “Chúng tôi là công ty của nước ngoài, hơn nữa tôi là người Mỹ gốc Việt nên sự đóng góp của các công nhân viên, người lao động đối với công ty trong việc bảo vệ môi trường là rất đáng trân quý. Vì vậy, chúng tôi có bổn phận phải chăm sóc, làm những gì tốt nhất có thể cho người lao động, không chỉ khám sức khỏe, chúng tôi luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của nguồn lực vàng này”. Trong đợt bão Yagi năm 2024, VWS không chỉ đóng góp vật chất, hỗ trợ tinh thần giúp đồng bào phía Bắc mà còn kêu gọi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung sức. Hay như trong đại dịch COVID-19, hai công ty CWS và VWS đã tài trợ nhiều trang thiết bị y tế như que test nhanh, tặng máy thở, khẩu trang… cho người dân gốc Việt tại Mỹ và nhiều tỉnh, TP tại Việt Nam trị giá hàng triệu USD… Khi kinh tế suy thoái, Công ty CWS tại Mỹ cũng như Công ty VWS tại Việt Nam vẫn cố gắng giữ việc làm, đảm bảo lương, thưởng, chăm lo tinh thần cho người lao động. Hằng năm tổ chức cho tất cả gia đình công nhân viên, người lao động đi nghỉ mát, vui chơi… nhằm tái tạo sức lao động. Bên cạnh đó, vào các dịp lễ, Tết… công ty đều tổ chức cho công nhân viên liên hoan, quay số trúng thưởng với những phần quà có giá trị để khích lệ, động viên tinh thần; tổ chức cho các con em công nhân viên vui hè, Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu… Nhờ đó, người lao động luôn xem Công ty VWS như ngôi nhà thứ hai để cống hiến và phát triển. Nói về năm 2025, ông David Dương vẫn đau đáu khát vọng được tiếp tục đóng góp đầu tư và tái đầu tư cho quê hương trong lĩnh vực môi trường cũng như phát triển kinh tế. “Hy vọng năm 2025, với sự lãnh đạo mới của Việt Nam và Mỹ, sẽ có những sáng kiến để có nhiều sự hợp tác sâu hơn về kinh tế và giao thương, phát triển khoa học công nghệ để hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu nhiều hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, để cùng nhau xây dựng đất mước Việt Nam mạnh mẽ và phồn thịnh” - ông David Dương kỳ vọng. NHIỀU KẾ HOẠCH ĐANG TRIỂN KHAI Nhìn lại một năm đầy biến động, ông David Dương nói rằng điều may mắn là các dự án mới ở Mỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện. Đó là đang xây dựng khu vực nạp khí nén lỏng CNG và khu vực nạp điện để tiếp nhiên liệu cho xe thu gom rác. Theo quy định của bang California (Mỹ), từ nay đến năm 2035, các xe thu gom rác đều phải chạy bằng điện. Mặc dù Công ty CWS đang có đoàn xe chạy bằng năng lượng sạch là khí nén lỏng CNG nhưng ông David Dương vẫn quyết định đầu tư đội xe mới chạy hoàn toàn bằng điện… Bên cạnh đó, nhà máy phân loại tái chế tại TP Oakland đang tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh. “Thời gian có chậm hơn do chi phí nguyên liệu tăng, thiếu nhân công… nhưng hợp đồng thu gom, xử lý rác của CWS với TP Oakland đã ký vẫn còn gần 20 năm nên chúng tôi vẫn hoạt động bình thường” - ông David Dương nói. Tại Việt Nam, Công ty VWS vẫn đang trình dự án đốt rác phát điện theo yêu cầu của UBND TP.HCM và đang chờ xét duyệt. Nếu được chấp nhận và thỏa thuận giá cả, hai bên sẽ cùng ký kết phụ lục hợp đồng và bắt tay thực hiện. Kết thúc buổi trò chuyện, ông David Dương cho biết: “Chúng tôi áp dụng việc chôn lấp bằng công nghệ hợp vệ sinh chứ không phải chôn lấp truyền thống. Trước đây việc chôn lấp rác hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường đến mức lo ngại nhưng hiện nay thành phần rác đã biến chuyển theo sự phát triển của nền kinh tế. Nghĩa là nếu chôn lấp không đúng công nghệ để xử lý nguồn nước và khí metan thì chắc chắn sẽ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi sinh và sức khỏe con người”. Được biết giấy phép hoạt động của Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước có thời hạn đến năm 2055 và theo yêu cầu của UBND TP.HCM, ông David Dương vẫn kỳ vọng dự án chuyển đổi sang đốt rác phát điện được giải quyết nhanh hơn.• “Năm nay không còn mẹ nữa, chúng tôi rất nhớ bà. Hầu như tuần nào tôi cũng sắp xếp để đến ăn cơm cùng mẹ, bà rất vui và ăn được nhiều hơn. Bây giờ có muốn cũng không thể làm được” - ông David Dương nói. “Năm 2024, hàng chục đoàn khách, sinh viên, học sinh đã đến tham quan, học tập mô hình xử lý rác hiện đại… Tôi luôn khao khát góp phần chung tay đảm bảo vệ sinh môi trường, làm cho TP.HCM ngày càng sạch, xanh và trở thành nơi đáng sống” - ông David Dương bộc bạch. 5 ỵ n

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==