trong chiến lược và mô hình kinh doanh, thậm chí là đã mua bán tín chỉ carbon và chống chịu tốt với những biến động môi trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, qua trao đổi với một số DN vừa và nhỏ thì phải thừa nhận là họ chưa thẩm thấu được về pháp lý nên chưa sẵn sàng hoặc là than khó, ngại làm. Hạn chế về con người gồm cả chủ DN và cán bộ chuyên trách chưa có đủ kiến thức, trình độ về phát triển bền vững cũng là một trở ngại. Ngoài ra, giá thành sản xuất ra sản phẩm theo tiêu chí của KTTH cũng đội lên khá cao khiến DN gặp khó về đầu tư. Giải pháp cho chuyện này tôi nghĩ sự hỗ trợ của Nhà nước như thông qua chương trình mua sắm công xanh là rất cần thiết và nhiều quốc gia đã thực hiện. Theo đó thông qua đấu thầu, Nhà nước có thể mua các sản phẩm mà có tỉ lệ tái chế cao, thân thiện với môi trường và có thể giá cao hơn sản phẩm thông thường để sử dụng cho các nhu cầu công. Về quy định, hiện Bộ KH&ĐT đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ chế thí điểm mô hình KTTH, đơn vị chúng tôi cũng đã tham gia góp ý. Khi nghị định này ban hành thì một số dự án cụ thể đang bị vướng các quy định về đấu thầu, mua sắm công, chính sách đất đai, hợp tác công tư… sẽ được gỡ. Khi có cả bệ đỡ về kinh tế và thể chế thì DN sẽ có thêm lực và sự an toàn giống như người đi xe máy ngoài đường được bảo vệ bởi chiếc nón bảo hiểm. Cần “bơm” nhiều tiền hơn nữa . Nhiều DN đang rất quan tâm đến nguồn tài chính cho phát triển xanh, ông đánh giá gì về các kênh tài chính xanh hiện nay và cơ chế vận hành sao cho phù hợp? + Có một thực tế là tỉ trọng nguồn tài chính xanh, tỉ lệ cho vay trong lĩnh vực xanh của cả Ngân hàng Nhà nước và thương mại hiện còn khá khiêm tốn so với nguồn vốn. Hiện một số DN lớn đã tiếp cận được nguồn lực tài chính xanh từ quốc tế thông qua các kênh đầu tư hoặc vay thông qua tín chỉ carbon nhưng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do đó cần khai mở mạnh mẽ nguồn tài chính xanh, nâng mục tiêu giải ngân của hệ thống ngân hàng cho đầu tư xanh thêm khoảng 30% và vạch ra lộ trình rõ. Ngân hàng Nhà nước có thể hướng dẫn các ngân hàng thương mại tạo ra một không gian tín dụng bền vững, lâu dài thông qua các lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, Chính phủ cần sớm ban hành quy định về phân loại xanh vì nó là nền tảng giúp DN tận dụng nguồn tài chính xanh. TP.HCM là địa phương tiên phong cho việc này khi đang khẩn trương triển khai mô hình công ty quản lý vốn nhà nước và TP đã dự trù một khoản kinh phí lên tới ngàn tỉ đồng để hỗ trợ DN chuyển đổi xanh. Đây là những khoản đầu tư có tính chất dài hạn rất có lợi cho DN. . Ông luôn khẳng định KTTH là mô hình kinh doanh cho mọi lĩnh vực và tạo ra đa giá trị cho xã hội, vậy cần điều kiện gì để đạt được kết quả như mong muốn? + Mô hình kinh doanh rất quan trọng, gắn liền với chiến lược phát triển của DN, bao gồm dòng chi phí, lợi nhuận, thị trường ngách, nhà đầu tư và các bên liên quan… Tôi ví dụ sự hợp tác giữa DN với Nhà nước và giữa các DN với nhau. Mục tiêu của DN là giá trị kinh tế, tạo lợi nhuận, mục tiêu của Nhà nước là giải quyết các vấn đề liên quan đến giá trị về xã hội và môi trường. Khi làm dự án về lâm nghiệp thì bên cạnh khai thác các sản phẩm gỗ (mục tiêu của DN) thì cần gắn với sinh kế của đồng bào và phát triển văn hóa bản địa, giảm phát thải carbon (mục tiêu của Nhà nước). Các DN cần sáng tạo, lồng ghép các yếu tố này với nhau vì tại đó các dự án của Nhà nước đã có, có thể kết hợp di chuyển nguồn lực kinh tế cho nhau để tạo ra kết quả lớn. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ doanh nhân và công chức trong các cơ quan nhà nước vì nó là sự kết hợp đa ngành và không tách rời vì mục tiêu chung. Dư địa để kết hợp công tư nhằm phát triển kinh tế xanh còn rất nhiều nên trong thiết kế chính sách cần làm nhưng phải từng bước, không gấp được, cần sáng tạo trong việc lồng ghép KTTH vào các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội đang triển khai ở trung ương và địa phương để tối ưu hóa nguồn lực thực hiện. . Xin cảm ơn ông. (Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Quân) CÁCH CÁC NƯỚC CHUYỂN ĐỔI XANH Khi xây mới hoặc cải tạo các tòa nhà xuống cấp, họ ghi rõ trong thông báo đấu thầu quy định tỉ lệ phần trăm các nhà thầu phải sử dụng các vật liệu tái chế hoặc các vật liệu dư thừa phải được tái chế thành sản phẩm khác để xây dựng. Mục đích là tạo vòng đời khép kín cho sản phẩm, tránh lãng phí và xử lý luôn phần rác thải rắn. Đức Trung Quốc Thái Lan Nhà nước hỗ trợ rất nhiều cho các DN xanh trong các khu công nghiệp hoặc công nghiệp sinh thái. Các ngân hàng của Nhà nước luôn đảm bảo có nguồn tín dụng ưu đãi cho DN phát triển trong dài hạn. Có mô hình thiết kế chính sách theo sứ mệnh. Đó là có một cơ quan chuyên trách về chuyển đổi xanh, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm này có đội ngũ nhân sự hùng hậu để đủ sức điều phối các công việc quan trọng, vừa định vị được mục tiêu chung và cụ thể trọng yếu. 19 2025 Ất Tỵ Xuân Cần khai mở mạnh mẽ nguồn tài chính xanh, nâng mục tiêu giải ngân của hệ thống ngân hàng cho đầu tư xanh thêm khoảng 30% và vạch ra lộ trình rõ.
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==