BaoXuanPhapluat-2025

Ngày cuối năm, bạn tôi - chủ một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu có nguy cơ bị ách hàng lại vì vướng quy định liên quan đến carbon hớt hải gọi điện thoại hỏi về thị trường mua bán loại hàng hóa đặc biệt này. Trong suốt năm qua, nhiều chủ DN đã trò chuyện với tôi và họ đều có chung mối quan tâm là làm thế nào để kinh doanh bền vững gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải và trung hòa carbon. MỐI QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA DN Câu chuyện này liên quan đến cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU). CBAM yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và khí nhà kính tương tự như sản phẩm sản xuất trong nước nhằm giảm phát thải. Vì thế, các DN Việt phải cải thiện hiệu suất năng lượng và giảm phát thải, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất. CBAM giúp phát triển thị trường mua bán tín chỉ carbon tại Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài nhưng lại gây áp lực cho các DN sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, cơ chế CORSIA là một chương trình toàn cầu giảm lượng khí thải carbon ngành hàng không. Chương trình này yêu cầu các hãng hàng không mua tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng phát thải CO2 vượt mức. CORSIA có ba giai đoạn và Việt Nam sẽ bắt buộc áp dụng từ năm 2027. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng thông qua giá vé máy bay. Năm qua có các hội thảo, diễn đàn liên quan đến tín chỉ carbon, thị trường carbon với nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi, DN rất quan tâm. Thị trường tín chỉ carbon đang xây dựng với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về mục tiêu net zero vào năm 2050 với cơ sở là Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 06/2022 của Chính phủ. Thị trường này sẽ tạo đột phá lớn về phát triển bền vững và tạo được nguồn huy động tài chính xanh cho DN. LÀ ĐỘNG LỰC CHO TÀI CHÍNH XANH Chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải do điều kiện tự nhiên để phát triển năng lượng tái tạo, nhiều dư địa để phát triển rừng. Ngành nông nghiệp, quản lý chất thải cũng có rất nhiều cơ hội để giảm phát thải và tạo tín chỉ carbon. Đó là Đề án 1 triệu ha lúa tại khu vực ĐBSCL; các dự án tín chỉ rừng ở Bắc Trung Bộ hay Tây Nguyên; các dự án quản lý chất thải vật nuôi (làm compost hoặc khí biogas phát điện); các dự án xử lý phế phẩm nông nghiệp tạo biochar hoặc phân sinh học… Tuy nhiên, việc vận hành thị trường tín chỉ carbon đối mặt với nhiều thách thức, từ việc thiếu một khung pháp lý đầy đủ đến sự cần thiết hợp tác quốc tế và việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng DN và công chúng. Các DN đang gặp khó trong việc thực hiện yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính, cần cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn rõ ràng. Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon cũng phải kết nối với các thị trường khu vực và toàn cầu để tận dụng tối đa lợi ích từ việc giao dịch. Chúng ta cần xây dựng hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh (MRV) hiệu quả cùng với phát triển các tiêu chuẩn và phương pháp luận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm từ các thị trường carbon đã thành công. Nền kinh tế carbon thấp và tín chỉ carbon là cuộc chơi toàn cầu, vừa là cơ hội vừa là thách thức của chúng ta. Việc cần làm là có hệ thống pháp lý hoàn thiện, có hệ thống tiêu chuẩn, giám sát, báo cáo đồng bộ và tiêu chuẩn toàn cầu để kết nối với thị trường quốc tế. Lúc này các cơ chế liên quan đến carbon sẽ không là rào cản mà còn là động lực tạo nguồn tài chính xanh. (*) Viện Tư vấn phát triển tài chính carbon CODE Tín chỉ carbon: LÊ QUANG LINH (*) FREEPIK T.TÙNG Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, giai đoạn 2025-2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc; chưa bán tín chỉ carbon ra nước ngoài; chưa quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới. Từ năm 2029, thị trường carbon được vận hành chính thức trên toàn quốc; bổ sung các loại tín chỉ carbon được giao dịch trên thị trường; mở rộng chủ thể được giao dịch tín chỉ carbon trên sàn; nghiên cứu kết nối thị trường carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới... Theo số liệu của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT, hiện có hơn 300 chương trình, dự án đăng ký nhưng chỉ 150 chương trình được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon. Giá tín chỉ carbon rừng Việt Nam ở mức 5-10 USD/tín chỉ. Indonesia, Thái Lan, Singapore và Malaysia đều thành lập thị trường carbon chính thức từ năm 2022 đến nay và được kết nối với sàn chứng khoán. Trên thế giới hiện đã có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành thuế carbon, mức thuế 1-137 USD/tấn khí thải. Theo số liệu của Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT. Giá tín chỉ carbon rừng Việt Nam ở mức 5-10 USD/tín chỉ ai mua? Ai bán, Từ năm 2029, thị trường mua bán tín chỉ carbon sẽ chính thức vận hành trên toàn quốc kết nối với thị trường thế giới và có thể liên thông với sàn chứng khoán. 21 2025 Ất Tỵ Xuân Chính thức vận hành thị trường carbon từ năm 2029

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==