BaoXuanPhapluat-2025

Sau một cơn mưa, khi không khí có đầy hơi nước, khi mặt trời đi rải ánh sáng, chúng ta sẽ có cầu vồng. Sài Gòn có TRƯƠNG GIA HÒA SƠN PHẠM Từng ngày từng ngày, nơi đây người ta vẫn trao cho nhau những điều nhỏ nhoi như tuýp thuốc bảy màu, để rồi hiệu ứng cầu vồng trở nên sáng rực. Chuyện của mình, tôi biết nó lọt thỏm trong muôn ngàn nghĩa tình sống động đã diễn ra hằng ngày và thùng quà của bà Hai bán hoa đã giúp tôi hiểu rằng nhận hay cho đều có thể khiến ta hạnh phúc. Hạnh phúc vì trái tim mình đã mở ra và được cộng hưởng. Sài Gòn dù giàu hay nghèo thì từng ngày từng ngày, nơi đây người ta vẫn trao cho nhau những điều nhỏ nhoi như tuýp thuốc bảy màu, để rồi hiệu ứng cầu vồng trở nên sáng rực. Trời mưa, người Sài Gòn cho nhau những chiếc áo mưa miễn phí. Trời nắng, người Sài Gòn bưng ra những thùng trà đá để dước gốc cây. Đêm mùa đông chỉ hơi se lạnh, Sài Gòn có những nhóm nhỏ đi phát chăn mền, đi trao những tô cháo nóng giữa khuya… Những cửa hàng 0 đồng, những quán cơm 2.000 đồng... hết thảy tạo ra những vùng ánh sáng lung linh. Tôi không thể nào nghĩ khác đi được, những bàn tay Sài Gòn đã dựng lên cầu vồng. Công nhận Sài Gòn màu mè thật nhưng vui thì cứ màu mè tiếp thôi. miền Tây về thứ ta có thể cho đi và nhận lại. Sau một cơn mưa, khi không khí có đầy hơi nước, khi mặt trời đi rải ánh sáng, chúng ta sẽ có cầu vồng. Một nhân duyên lành được gieo, một chiếc cầu được bắc. Năm vừa qua, bão lũ tang thương ở vài nơi trên đất nước. Từng đoàn xe từ Sài Gòn chở hàng đi cứu trợ đồng bào. Trong những ngày xôn xao nhộn nhạo ấy, tôi nhớ có một gợi ý về danh sách những thứ hữu dụng hơn là bánh chưng hay mì gói cho những người đang dầm chân trong nước lạnh. Trong danh sách tinh gọn ấy, có nhắc tới tuýp thuốc bảy màu! À đúng rồi, Sài Gòn luôn có thuốc bảy màu từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Người Sài Gòn không kịp và không hề nghĩ đến “thùng trái cây” đâu, thấy bàn tay tha nhân ửng đỏ thì đưa ra tuýp thuốc mà thôi. Sự an ủi bằng lời với người Sài Gòn chưa bao giờ là không đủ. Phải lục trong giỏ xách của mình coi có gì hữu ích rồi trọn vẹn cho đi… Nếu phải chọn một màu sắc nào đó để viết về Tân Phú, à không, về Sài Gòn thân thương thì đó sẽ là màu gì? Sài Gòn không thể mang một màu sắc cố định hay riêng biệt, mà tựa như bức tranh ghép từ những sắc màu cầu vồng của lòng nhân ái, sự sẻ chia và tình người. Người Sài Gòn hào phóng không phải bằng lời nói mà ẩn hiện trong từng hành động nhỏ. Những điểm cầu đầu và cuối, cứ thế chuyền đi khắp non sông. Tôi thấy một Việt Nam thật đẹp, lung linh thâm trầm với muôn màu đời sống, muôn sắc cầu vồng. “Dạ không có gì đâu, bà giữ tuýp thuốc để dành xức vài ngày coi có bớt không nha”. Tôi vừa nói vừa vẫy tay chào rồi vội vàng lên xe chạy theo chú ba gác chở hoa về nhà. Không biết sau đó bà có nghe lời mình cố gắng xức thêm vài lần và thuốc có tác dụng gì không, chỉ nhớ cái dáng người nhỏ nhắn của bà lẫn vào muôn màu hoa mà bà đang bán dịp Tết. Vậy mà thứ đọng lại trong lòng tôi lại là hình ảnh bàn tay đầy vết cào vì gai bông giấy và những ngón tay nhiễm nấm đang sưng đỏ khi bà xòe tay ra nhận tiền hoa. Đợi bà cất tiền vào túi xong, tôi cầm bàn tay bà lên nhìn cho kỹ trong sự bối rối giải thích của bà rồi sực nhớ mình có tuýp thuốc bảy màu trong giỏ. Tuýp thuốc ấy cô gái ở tiệm nói với tôi là thần kỳ, sát thủ của các thể loại dị ứng, nấm và virus: “Chị không cần nhớ tên nó, chỉ cần nói thuốc bảy màu”… Tôi lẩm nhẩm tên thuốc gì mà nghe như một cái cầu vồng và quả thật cái cầu vồng kỳ diệu ấy đã nhổ đi đốm dị ứng ở cổ chân tôi chỉ sau ba lần dùng. Ba tháng sau Tết, hiệu ứng cầu vồng từ tuýp thuốc bảy màu ấy lại hiện ra khi chú ba gác gọi vào số điện thoại của tôi nói chút nữa sẽ chở đến nhà một thùng quà. Tôi không lưu số nên khi chú nói nhanh quá tôi không kịp hiểu gì mà đóng đinh luôn ấy là lừa đảo. Rồi chú đến thật, trên xe là một thùng trái cây miền Tây, nói là “chị Hai tôi gửi tặng cho cô, phải cô là người đã cho bả cái tuýp thuốc bảy màu hôn? Bả gửi lời cảm ơn cô, nói cô khi nào về Bến Tre thì ghé bả chơi, bàn tay bả nay ngon lành rồi nhờ thuốc cô đưa đó”. Chú vừa nói vừa khệ nệ bưng vô nhà thùng trái cây giúp tôi. Tôi nhớ ra liền gương mặt đen sạm mà hồ hởi của chú, tôi đã hiểu lý do chú đến đây, lòng tôi vỡ ra bao nhiêu niềm vui lấp lánh. Nhà tôi hôm ấy thơm mùi sầu riêng, cam, bưởi. Tôi hỏi: “Sao chú nhớ con, sao chú còn lưu số con hay vậy?”. Chú quệt mồ hôi rồi nổ máy xe: “Có gì đâu cô, Tân Phú này như cái làng vậy mà, bà chị tôi năm nào cũng mang hoa lên bán ở góc công viên đó, Tết tôi chở hoa cho bả, ngày thường tôi chở vải quanh khu Phú Thọ Hòa này. Quanh đi quanh lại biết nhau hết mà…”. Chú trả lời lạc đề hết sức rồi rời đi, tôi quay vô nhà lưu số của chú vào điện thoại mà trong lòng vẫn y nguyên thắc mắc sao chú còn nhớ mình. Theo một nghĩa nào đó, chú ba gác cũng là một cái cầu vồng, chú đã bắc cầu cho tôi và chị Hai của chú “dễ ẹt, cái một” như lời chú nói. Tự nhiên tôi thấy mình nợ họ sự ấm áp, thân thương. Tôi đã mua chậu hoa giấy từ Tết, ba tháng sau hoa bất ngờ nở một lần nữa trong tâm hồn tôi. Tôi đã nghĩ thật nhiều sau khi nhận thùng quà của người phụ nữ bán hoa người 35 2025 Ất Tỵ Xuân

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==