Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN là một nhiệm vụ quan trọng được Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định thông qua Nghị quyết 27-NQ/TW. Các mục tiêu và giải pháp của nghị quyết khi được quán triệt, thực thi chắc chắn sẽ thúc đẩy công cuộc xây dựng một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, kiến tạo không gian đổi mới, sáng tạo, phát triển bền vững. Những định hướng chung Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của Tổng Bí thư Tô Lâm về nâng cao hơn nữa chất lượng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành luật, nghị quyết, Quốc hội (QH) đã xây dựng, ban hành luật, nghị quyết ngắn gọn, quy định những nội dung đúng thẩm quyền của QH, bám sát thực tiễn, không cầu toàn, không nóng vội. Các dự án luật, các quy định được QH thông qua đã đúng thẩm quyền, bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện. Những vấn đề mới đang trong quá trình vận động, thực tiễn biến động thường xuyên, chưa ổn định thì chỉ quy định mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành, phù hợp với thực tiễn. Giúp Chính phủ và các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện các nhiệm vụ: Triệt để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Đồng hành, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo đột phá Thực tiễn, trong các nhiệm kỳ, nhất là từ đầu nhiệm kỳ XV đến nay, các đại biểu QH luôn phát huy dân chủ, trí tuệ, vai trò trung tâm trong đổi mới với tinh thần chuyên nghiệp, khoa học, kỹ lưỡng nhưng không cầu toàn; bám sát yêu cầu của thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, tập trung nghiên cứu, tham gia góp ý kiến các dự thảo luật, nghị quyết nhằm tháo gỡ hiệu quả các vướng mắc, bất cập, nhất là các điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Cùng với đó, bảo đảm các luật, nghị quyết được QH thông qua đạt chất lượng cao, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đồng bộ, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026 và những năm tiếp theo, đưa nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong “kỷ nguyên mới”, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Minh chứng rõ nét cho điều này, ngoài những thành tựu lập pháp nói trên thì nhiều vấn đề quan trọng của quốc gia đã được QH thảo luận, quyết định trên tinh thần quyết liệt, vì mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế - xã hội hôm nay, tạo nền tảng cho thịnh vượng trong tương lai. Cụ thể là QH đã thông qua với tỉ lệ tán thành cao chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Dự án này là một minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức để mở ra cơ hội lớn cho đất nước. QH cũng hoàn thiện hành lang pháp lý cho vấn đề mới, vấn đề mang tính chất thời đại như phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... tạo đột phá cho phát triển đất nước những năm tiếp theo. Điều này có thể thấy rõ trong việc QH quyết định khởi động lại việc đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, vốn được kỳ vọng sẽ làm bền vững hơn cân đối về năng lượng cho nền kinh tế trong tương lai. Nhiều cơ chế, chính sách được thông qua để giải quyết kịp thời các vấn đề quốc kế dân sinh, tháo gỡ nhanh nhất các khó khăn, điểm nghẽn liên quan đến cơ chế, chính sách, các dự án, đất đai, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, giải phóng các nguồn lực, hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Cụ thể như Luật BHYT (sửa đổi) quy định từng bước liên thông, thông tuyến trong khám chữa bệnh BHYT; giảm thuế giá trị gia tăng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030… Đặc biệt, QH đã cho phép sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm TRẦN THANH MẪN, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam PHẠM THẮNG của dân tộc Chúng ta tin rằng: Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, với sự chủ động của Quốc hội, sự quyết liệt của Chính phủ, sự ủng hộ của toàn quân, toàn dân, nguồn lực của đất nước sẽ được phát huy, cơ hội phát triển sẽ được tận dụng. KỶ NGUYÊN MỚI vì phát triển, tiến vào Lập pháp
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==