5% chi thường xuyên năm 2024 của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Một tinh thần mới Bước sang năm 2025, năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ của nhiệm kỳ 20212026; trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 10, khóa XIII, trong đó có yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới, QH, Ủy ban Thường vụ QH, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của QH, Văn phòng QH, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ QH khóa XV sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ. Cùng với đó, QH sẽ khẩn trương sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Đồng hành cùng với Chính phủ, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các địa phương trong cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, QH sẽ rà soát, sửa đổi các luật có liên quan như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương… nhằm tạo hành lang pháp lý cho công cuộc này. Chúng ta tin rằng: Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, với sự chủ động của QH, sự quyết liệt của Chính phủ, sự ủng hộ của toàn quân, toàn dân, nguồn lực của đất nước sẽ được phát huy, cơ hội phát triển sẽ được tận dụng. Cả hệ thống chính trị sẽ nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; bầu cử đại biểu QH khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031; tạo tiền đề tốt nhất cho công cuộc đổi mới và phát triển mạnh mẽ của dân tộc trong “kỷ nguyên mới”. 5 2025 Ất Tỵ Xuân Tại kỳ họp thứ 8, QH khóa XV diễn ra hồi tháng 10, tháng 11-2024, số lượng các chương, điều, khoản trong các dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã giảm đáng kể so với dự thảo luật ban đầu do Chính phủ trình. Chẳng hạn như dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) giảm 2 chương, 3 điều và 5 khoản; dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) giảm 49 điều; dự án Luật Việc làm (sửa đổi) giảm 36 điều; Luật Nhà giáo giảm 21 điều; Luật Đầu tư công giảm 9 điều; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn giảm 6 điều; Luật Dữ liệu giảm 5 điều… Việc xây dựng và trình QH thông qua dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật sửa đổi 4 luật trong lĩnh vực đầu tư; Luật sửa đổi 9 luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách… là ví dụ điển hình cho việc xây dựng luật theo hướng chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực với tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương Đảng, QH, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh tạo cơ chế “xin-cho”; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể… Như Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỉ đồng trở lên; chuyển thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương từ Ủy ban Thường vụ QH cho Thủ tướng Chính phủ; chuyển thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C từ HĐND các cấp cho UBND các cấp. Hay như tại Luật sửa đổi 9 luật, đã giao Chính phủ quyết định phân bổ, sử dụng các khoản chi của ngân sách trung ương chưa phân bổ và UBND các cấp quyết định các khoản chưa phân bổ vốn ngân sách địa phương; bổ sung quy định chi ngân sách nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ từ cả nguồn chi đầu tư và chi thường xuyên theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định của Chính phủ. Ảnh 1: Sáng 4-7-2024 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ và nữ doanh nhân Lào, Campuchia nhân dịp tham dự Diễn đàn kết nối, giao lưu nữ doanh nhân ba nước với chủ đề “Nữ doanh nhân và Kinh tế xanh”. Ảnh 2: Nhiều vấn đề quan trọng đã được Quốc hội thảo luận, quyết định trên tinh thần quyết liệt, vì mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế - xã hội hôm nay, tạo nền tảng cho thịnh vượng trong tương lai. Bảo đảm các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đồng bộ, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026 và những năm tiếp theo, đưa nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong “kỷ nguyên mới”, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. NHỮNG THÀNH TỰU MỚI VỀ LẬP PHÁP
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==