BaoXuanPhapluat-2025

Ngắm người ta sống mà ta yêu quý con người, thế giới con người, nhận thức của con người, tâm hồn con người, sự cao cả và hiện đại của con người. Chỉ dấu của “hiện đại” xuyên thời gian. Thảo Cõi Nhà Mộc “Từng rừng già âm thanh rung, có tiếng thác lăn tăn trôi, có tiếng suối gọi tên người!” (Có người đã viết những lời nhạc kia) Em ơi, Không có gì lao xao, loi nhoi ở nơi này. Nắng và mưa vẫn đều đặn “về” và “đi”, “đi” và “về” giữa vùng sơn nguyên cổ thổ quay đều hai mùa. Những bòn (làng) nằm hiền ngoan, bao đời, quanh các dãy núi, ngọn đồi, thung sâu hay các dòng suối lớn, nhỏ. Cái không gian sống nó quyết định chọn lựa cuộc sinh tồn, kết vào, tựa lời nguyền, hóa thiêng, trong cái bản chất ngại đổi thay, không coi trọng cái mới lạ kia. Lành Em ơi, Anh thả những bước chân tự do vào những bòn sơn nguyên. Không gian sống trộn lẫn phong vị người đời với các sắc tộc bản địa sơn nguyên, M’Nông, K’Ho, Êđê. Thả lỏng giữa đất trời rừng núi bao la nhưng nó ngẫu nhiên trở thành vùng đất mà người ta giao thoa, ảnh hưởng nhau phóng khoáng tự nhiên. Một sự hội tụ loãng, lấp lánh những phẩm chất “gốc”. Từng bòn như những “tổ người” rực rỡ giữa mênh mông hoang, bởi chốn sống cứ tách biệt giữa những lớp rừng núi nhiệt đới với dày đặc núi cao, vực sâu, đầm lầy, sông hồ. Giữa địa thế ấy, lạ là những “tổ người” vẫn có sợi dây thông hiểu, kết giao, chan hòa nhau, ảnh hưởng nhau, dù xã hội truyền thống của họ không phải là xã hội buôn bán - bởi đủ năng lực tự cung tự cấp phù hợp với nhận thức và lối sống của mình ở lịch sử đó. Chắc nhờ tình yêu. Nhờ sự kết hôn qua lại - nhu cầu đặc biệt ấy. Ngắm người ta sống mà ta yêu quý con người, thế giới con người, nhận thức của con người, tâm hồn con người, sự cao cả và hiện đại của con người. Chỉ dấu của “hiện đại” xuyên thời gian. Bòn xứ thiên thanh, an lành, tự tại. Anh được bước vào “thế giới của họ”. Chẳng có chiếc camera nào ở những bụi cây, nóc hiên, góc nhà nào cả. Của cải để khắp nẻo, mọi chỗ trong vườn, đầy nhà; tivi, tủ lạnh... cài dính trên vách nhà sàn; xe Honda, máy tưới, máy xay, nông phẩm và cả nhà nào đó đã có xe hơi... đều thả lỏng ở tầng mặt đất vốn luôn cố tình thiết kế trống hoác không cần vách che. Thiết bị phát sóng WiFi Internet hiện hữu đây đó ở kia trong nhà dài và điện thoại di động trong túi quần, trong sớ (gùi) hay trên tay sơn nhân. Mọi thứ truyền thống hay hiện đại đều tự tại, sắm xài hiển nhiên, chỉ là công cụ mà chẳng có bóng dáng nào xem nó là niềm tự hào, quan trọng hóa, hay coi nó là gì ghê gớm, “tiến bộ”, “văn minh”, “đẳng cấp” hay xa xỉ cả. Anh chậm rãi bước lên bất cứ căn nhà dài nào, cúi đầu nhìn gia chủ bằng ánh mắt xin phép được cho lên. Hình như khi lòng trong sáng thì người ta chỉ cần giao tiếp với người khác chủ yếu bằng ánh mắt, sự cảm nhận. Bất cứ căn nhà nào họ cũng đều cho vào. Cho anh ngồi xuống giữa căn nhà dài, rót nước cho anh uống và ngồi đó để chờ khách muốn hỏi gì thì họ trả lời hoặc chuyện trò cùng. Cho anh ngắm nghía khắp nhà dài. Rồi cả cho anh nằm dài thảnh thơi trên sàn nhà dài ấy để mà xả hơi, nghỉ, ngủ. Người ta ứng xử sao mà trìu mến, thiệt thà, thiệt bụng, nồng nàn, mát lành. Chẳng cần sự khách sáo, khéo léo, xã giao bằng kỹ thuật miệng lưỡi. Người bòn quý thương cả người xa lạ. Chẳng có bóng dáng nào của đề phòng, cảnh giác, nghi ngại “người ta” cả. * * Và anh ngắm nhìn những người phụ nữ bản địa mang sớ (gùi) đi chợ, lên thị tứ, thị trấn, TP. Vẫn ngồi lên xe máy, xe buýt, xe đò... với chiếc gùi trên vai. Mang gùi để đựng những thứ mình mua sắm, từ cọng rau, con cá đến bịch xà phòng, thay vì cầm những vật dụng ít mất công và rẻ tiền phổ biến dễ sắm như người ở TP là giỏ nhựa, bịch nylon, thùng nhôm, thùng inox... Sinh cảnh làng mạc êm ả, dễ chịu, thảnh thơi, an lạc. Họ đang sống. Đây không phải là “sống chậm” như thế nhân ngày nay bày vẽ thêm lung tung khái niệm mới mà nó là sống thản nhiên, điềm tĩnh, hướng vào xúc cảm giao hòa thay vì lao nhao lý tính. Sống mà như đang thở ra nhân tính, châu báu, là thứ mùi núi non. Không hào nhoáng là để tinh tế đến vô cùng. Tràn đầy niềm tin vào con người, thiên nhiên bằng sự lạc quan vô hạn. Một thế giới sống tha thiết và đam mê. Độ thăm thẳm của...“Nhà” Em hỡi, Anh thưởng thức nhà sàn, nhà dài thoát thai từ thảo mộc trên rừng mà như xem một thứ nghệ thuật về “tổ người”, thứ kiến trúc giả tưởng chỉ có thể tưởng tượng để làm phim. Hìu rọt, hìu jầng (nhà sàn, nhà dài) nó lạ, ấn tượng, độc đáo và e lệ quá. Chẳng cần ai phải hơn ai, vì nhà nào cũng khối tích nhỏ to đồng đều như nhau, kiến trúc giống nhau, ngang hàng thẳng lối, chẳng có trồi ra thụt vào, cao hơn thấp hơn, hay nhà này phải hơn nhà kia. Mỗi nhà một chủ, làm riêng nhưng không hiểu sao nó như đồng nhất vậy. Nó đồng điệu đến ngỡ ngàng, như bản hòa nhạc, dù chẳng có ông “kiến trúc sư trưởng” nào ở đây học trường kiến trúc Hà Nội, Sài Gòn, Pháp, Mỹ cả. Nó hình thành bằng thứ khế ước ý thức tôn trọng nhau giữa các gia đình sống trong Bút ký NGUYỄN HÀNG TÌNH M.PHƯƠNG - V.LONG 40 2025 Ất Tỵ Xuân

RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==