Hạt lúa phù sa Mai sau từ giã cuộc người Chỉ mong gặp lại nụ cười bình yên Trong miền thăm thẳm lãng quên Mây vô danh ngủ, gió biền biệt xa. Sóng thời gian xóa quên ta Chỉ mong làm hạt phù sa trở về Tìm miền yêu dấu làm quê Làm con, mong mẹ chở che tháng ngày. Mai sau bạn với cuốc cày Ta ca dao giữa bùn lầy quê hương Nắng thơm rơm rạ còn vương Xin làm hạt lúa yêu thương trên đồng. Nguyễn Việt Chiến Thơ gửi ngón áp út Bàn tay mấy ngón thuôn đều Lòng tay mấy sợi chỉ trêu duyên phần Đốt tay mình bấm mình lần Mà mong ngóng cứ theo chân dã tràng. Tình yêu như thể thời gian Mưa đi ngược, nắng ngỡ ngàng đi xuôi Gang tay mình rướn hết rồi Mà đo chẳng được mấy hồi thuộc nhau. Trái tim biết giả vờ sao Tình yêu biết bến bờ nào phân chia Ví dù ngón áp út kia Mai này chiếc nhẫn sớm khuya khoen vào... NTD c h i ề Bu c ờ u ố đ i ê n ă m Anh về tìm lối xuân xưa Những thương nhớ, những dại khờ đã phai Đã đi qua tháng năm dài Mù mây ký ức đắng cay thị thành Anh về tìm tóc em xanh Thời gian nhuộm những trong ngần còn đâu Tháng Giêng trẩy hội nơi nào Xuân xưa mình trẩy về nhau một thời Anh về mắt biển mù khơi Đời như sóng bạc nên lời chìm sâu Vệt bùn còn lấm áo nâu Con cò ngơ ngác giữa lầu giữa xe Anh về trong cái lạnh se Hoa cải không chốn mà khoe áo vàng Con đê với cả chợ làng Ngác ngơ như thể ai mang đi rồi Anh về là cứ về thôi Em và hoa cải xa rồi. Rất xa! Nguyễn Đức Hiển cộng đồng với không văn bản, hay lời hứa nào. Nhìn nhau mà cất cho tử tế, đúng khoảng lùi, đúng kiến trúc truyền thống, tương thích khối tích, hình thái để không lỏi chỏi, để hài lòng nhau, tôn trọng nhau, gìn giữ nhau, không làm tổn thương nhau hay gây mất mát chung về không gian sống cùng. Nhận thức văn minh tự thân xuyên thời đại, sâu sắc và rực rỡ đến kỳ lạ. Cùng nhau bình dị, đơn sơ, hiền lương. Cùng nhau tha thiết với gió, với nắng, với mưa, với cây, với mặt đất và trời xanh. Thở chung một hơi thở. Nó khiêm nhường dưới tầng cây, chan hòa, ấm áp. Không quá thấp để lấp hút và không quá cao để thô lỗ với thiên nhiên hay phá hỏng sinh thái. Đẹp một cách thướt tha. Một công trình kiến trúc để người ở mà có gì đó tự tình, bí ẩn, hoang hoải. Một thứ kiến trúc dân gian, trí tuệ dân gian. Như một bản hòa nhạc về không gian sống của cộng đồng. Sống vi tế nhiều khi là hiện đại hơn sống hoành tráng. Sơn nhân bảo tất cả đều làm bằng tay. Họ bảo khó mà tả được cái thú của làm nhà bằng gỗ (chi), cảm xúc ở từng chi tiết khi được liên kết, xử lý, ráp vào, giữ chặt. Phần thân trên của nhà là dài từ 15 cho đến năm, bảy chục mét, với hai bên hông của nó mở rải ra nhiều cửa sổ để được trao đổi khí, thông thoáng. Cả căn nhà cứ như một chiếc tàu dài lướt trên mặt đất. Nhà dài dần, dài dần, mà theo họ nói là bởi các gia đình thế hệ sau sinh con đẻ cái thì cứ nở dài cùng năm tháng, thế hệ, đủ lượng không gian cho đại gia đình sinh hoạt, ăn ở. Tình yêu thương gia đình, gắn kết, mọi vẻ đẹp và bản sắc cũng hình thành theo đó. Bao giờ cũng chỉ một tầng thôi, rằng để nó gần với T’rộ (ông Trời) ở trên kia và nghe được ụ (đất) thở ở bên dưới. Sàn gỗ nhà cách mặt đất từ bảy mươi phân đến một thước bảy, tùy ý tưởng ban đầu của bòn với những căn nhà đầu tiên xác lập cao độ. Công trình là khối lòng kiến trúc chạy suốt trục dọc căn nhà giúp cả công trình thoáng mát vào mùa nắng và ấm áp vào mùa mưa, tránh được ẩm và né được nóng, cùng với đó có độ ngăn cách các thú vật khác. Phần dưới đất của nó phải hoàn toàn phóng khoáng để thần thái con người sống trong đó thoải mái, khỏe mạnh, lạc quan; khi nhìn căn nhà được tuyệt đẹp, thơ mộng và cũng là chỗ để chơi. Đặt những khúc gỗ ngồi, treo võng nằm, cất vật dụng lao động, chất trữ củi khô, garage để máy cày... Xưa mái hìu rọt lợp bằng cỏ tranh hoặc lá vài loại cây rừng có độ bền chống chịu được nhiều mùa nắng mưa; sau thì lợp ngói nung từ đất rồi tôn. Nhà “dài như một tiếng chiêng ngân” (trong sử thi đã tráng lệ thế rồi) và trổ cửa sổ hai bên nhiều nên đoạn nào trên đó cũng có thể đặt bếp để nấu ăn. Mùa mưa hơi ấm từ những bếp củi kia như lò sưởi tỏa theo suốt chiều dài nhưng lúc không cần hơi ấm thì mở hàng loạt cửa sổ cho khí khói thoát đi. Một thiết kế tài hoa tuyệt vời về khí động học. Vòng tay của dòng nước Đực, Cái Em hỡi, Xứ này là vùng không gian rừng núi được ôm lấy bởi hai con sông Krông Nô và Krông Ana. Nhưng điều thú vị là hai con sông ấy lại thành danh bằng tiếng của người Êđê, với ý nghĩa sông Đực, sông Cái. Triết lý về phẩm tính “Đực” và “Cái” là biểu hiện phồn thực cho sức sống, sự sinh sôi dồi dào, bất tận trong vũ trụ, quê xứ. Một không gian nhiệt đới rộng lớn tích hợp đủ đầy các đặc trưng núi cao, đèo dốc, thung lũng, đầm lầy, thảo nguyên, khe nguồn, sông suối, thác ghềnh, mặt hồ. Không gian sinh tồn định dạng nên mọi thứ, từ nhận thức về vũ trụ quan đến cách thức tồn tại, tự vệ, phương thức sản xuất, cơm áo, ứng xử với thiên nhiên, với nhau, với vạn vật, thế giới tinh thần, lề thói, văn hóa, văn minh... Con người thì sinh tồn nhờ vào brê (rừng) và sêrê (ruộng). Sản vật trên rừng bao giờ chẳng dồi dào bao la, ruộng trên sình lầy lúc nào chẳng tốt tươi, trù phú. Cuộc sinh tồn quá dễ dàng. Nghĩa là có những bòn sinh sống thuần thành bằng nghề làm nương rẫy, nổi trội là gieo lúa cạn. Và có những buôn thuần thành với nghề làm ruộng, trồng lúa nước. Điểm chung là nhà cửa đều bằng thảo mộc, thế giới tinh thần hướng vào Mẹ rừng. Cấu trúc xã hội của một cộng đồng sơn nguyên, đời sống tinh thần, tâm linh, trồng trọt, văn hóa, lề thói... hình thành trên nền thảo mộc, thiên nhiên, vũ trụ. 41 2025 Ất Tỵ Xuân
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==