Cùng với đó, Chính phủ cũng xác định phải thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển điện lực và năng lượng tái tạo, hydrogen. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu; hạ tầng số quốc gia, hạ tầng đổi mới sáng tạo... Chính điều này sẽ tạo ra những đòn bẩy để kinh tế tăng tốc phát triển bền vững, giảm chi phí logistics, thu hút đầu tư, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc điều hành chính sách tài khóa mở rộng bốn năm qua đã thu được thành công lớn, tăng trưởng kinh tế cao, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thu ngân sách vượt trên 1 triệu tỉ đồng. Tuy vậy, cần phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tạo sức sống lâu bền. . Bên cạnh điều hành hiệu quả chính sách tài khóa, Chính phủ vừa qua cũng đề xuất và được QH chấp thuận, thông qua nhiều luật theo dạng thức “một luật sửa nhiều luật”. Phải chăng đây cũng là một trong những cách để chúng ta huy động nguồn lực cho phát triển đất nước? + Đây là chiến lược đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển với tư duy đổi mới “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới”, nhất là đổi mới sáng tạo trong “kỷ nguyên mới”. Vừa qua, chúng ta thấy định hướng phân cấp, phân quyền được thể hiện rõ trong đột phá về thể chế. Nhiều thẩm quyền của QH đã được phân cấp cho Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Và đương nhiên, Chính phủ cũng quyết liệt phân cấp cho địa phương theo tinh thần mà Thủ tướng đã tuyên bố là “địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh được QH thông qua là tiền đề để Chính phủ tiếp tục thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Các luật này có nhiều điểm đáng chú ý, nhất là thủ tục đầu tư đặc biệt sẽ cho phép Chính phủ linh hoạt, quyết định ngay những việc cấp thiết, phù hợp với xu hướng của thế giới để thúc đẩy đất nước hội nhập sâu rộng, thực chất hơn. Việc đột phá, hoàn thiện thể chế sẽ là nền tảng, tạo ra nhân tố mới để phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất, kinh doanh. Bởi khi và chỉ khi các quy định của pháp luật công bằng, minh bạch và an toàn, có tính khả thi cao thì người dân và doanh nghiệp mới mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo một nguồn lực bền vững cho cả thu ngân sách và đầu tư phát triển. Năm nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 để tạo đột phá . Năm 2025 được Chính phủ xác định là một thời điểm rất quan trọng để tăng tốc, bứt phá thực hiện mục tiêu kế hoạch cả giai đoạn 2021-2025. Theo Phó Thủ tướng, những nhiệm vụ trọng tâm sẽ là gì? + Trước hết, đó là cuộc cách mạng chiến lược về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt và chúng ta hy vọng sẽ sớm có một bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Thứ hai là việc hoàn thiện pháp luật và sự chỉ đạo quyết liệt. Các khó khăn, vướng mắc tồn tại nhiều năm đã cơ bản được tháo gỡ, chẳng hạn như các vướng mắc về đầu tư công, sử dụng Việc điều hành chính sách tài khóa mở rộng bốn năm qua đã thu được thành công lớn, tăng trưởng kinh tế cao, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thu ngân sách vượt trên 1 TRIỆU tỉ đồng PHẢI QUYẾT TÂM MÃNH LIỆT HƠN VÌ MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CHO ĐẤT NƯỚC . Phóng viên: Thưa Phó Thủ tướng, năm 2025 các chuyển động mạnh mẽ từ hệ thống chính trị của Việt Nam được coi là một trong những động lực để đất nước tiến vào “kỷ nguyên mới”. Tuy vậy, rõ ràng chúng ta không chỉ có những thuận lợi, mà còn có cả những khó khăn, thách thức không chỉ đến từ tình hình thế giới. Chúng ta cần có tâm thế nào? + Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chắc chắn phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, toàn dân, toàn quân sẽ luôn biết cách biến thách thức thành cơ hội để đất nước ngày càng phát triển, thịnh vượng. Mỗi người đều phải quyết tâm mãnh liệt hơn vì một tương lai tươi sáng cho đất nước. Bởi chúng ta hiểu rằng mỗi nỗ lực của chúng ta hôm nay sẽ là những viên gạch xây dựng nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai. Chính phủ luôn xác định cần phải tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức, viên chức, dựa vào ý chí tự lực, tự cường và khát vọng của dân tộc để biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển, đột phá trong các lĩnh vực. Cùng với sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị, nhân dân và với quyết tâm cao, Chính phủ sẽ hoàn thành các mục tiêu vì đất nước, vì nhân dân. ngân sách chi thường xuyên, điều hành tài khóa. Ở đây, chúng ta thấy một sự đổi mới tư duy rất lớn khi QH quyết định theo hướng “những gì có tính chất biến động, thường xuyên” thì giao cho Chính phủ điều hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn. Dĩ nhiên, khi QH phân cấp, phân quyền như vậy thì Chính phủ cũng xác định sẽ tăng cường cá thể hóa trách nhiệm và nâng cao năng lực giải trình. Thứ ba là việc ứng dụng công nghệ cao, AI và công nghệ số được đẩy mạnh, tạo ra năng suất cao, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số phát triển bền vững. Thứ tư là cải cách thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu, giải quyết nhiều vướng mắc trong đầu tư công. Cùng với đó là quan tâm an sinh xã hội, hoàn thành xóa nhà dột, nhà nát, nhà tạm bợ cho người nghèo, hộ nghèo… . Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng. Phối cảnh dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam mà Chính phủ đang nỗ lực triển khai. Ảnh: AI 7 2025 Ất Tỵ Xuân Ảnh: Shutterstock
RkJQdWJsaXNoZXIy Mjg2ODExMg==