228-2016 - page 14

14
THỨNĂM
25-8-2016
TRUNGNHÂN
N
gày23-8,TòaTrọng tàiThể thaoquốc tế(CAS)đãchính
thức bác bỏ đơn kháng nghị củaỦy banParalympic
Nga, phản đối lệnh cấm đoàn thể thao người khuyết
tật củaNga tham giaThế vận hội Paralympic 2016. Động
thái này có thể khiến vụ lùm xùm thể thao dần leo thang
thànhmột vấnđềchính trị giữaNgavàcác tổchứcquốc tế.
“Hết cửa”dựParalympic
Lệnhcấmnàyđượcđưa rabởiỦybanParalympicQuốc tế
(IPC) liênquanđếncáckết luậncủaTổchứcChốngdoping
Thế giới (WADA), cáo buộc các vận động viênNga được
hưởng lợi từmột chương trình doping có sự hậu thuẫn của
chínhphủ.CASđãgiữnguyênquyết định của tổ chức IPC,
khẳngđịnhcơquanquốc tếnày“khôngvi phạmbất cứđiều
luậtnào trongquá trình raquyếtđịnhkỷ luật”.Cơquan trọng
tài quốc tế cũng chobiết quyết định cấmđoàn thể thaoNga
tham gia Paralympic Rio 2016 “được đưa ra đúng với các
điều luật của IPCvàhoàn toànphùhợpvới cácyếu tốhoàn
cảnhhiệnnay”. Nhưvậy, các vậnđộngviênkhuyết tật của
Ngakhôngcònbấtkỳmộthyvọngnhỏnhoinàođể thamdự
thế vận hội Paralympic 2016 tại Rio de Janeiro, theo kênh
truyềnhìnhCNN.
Quyết định cấm toàn bộ đoàn vận động viên khuyết tật
Nga tham dự Paralympic Rio 2016 được đưa ra vào ngày
7-8, chỉ hai ngày saukhiThếvậnhộiOplympickhởi tranh.
Khi tuyênbốquyếtđịnhnày,Chủ tịchcủa IPCPhilipCraven
đã quy trách nhiệm cho chính phủ Nga. Ông khẳng định
chínhphủNga “gây ra thảmhọa đối với các vậnđộngviên
khuyết tật của nước này”. “Thứ tâm lý đề cao huy chương
trên cảđạođức thi đấu của chínhphủNga làm tôi cảm thấy
ghê tởm”, ôngCravenchobiết tạibuổihọpbáo.ÔngCraven
đánhgiáphánquyết lầnnày củaCAS làmột sự “độngviên
rất lớn”đối với cơquanphụ trách thếvậnhội người khuyết
tật. “Quyết định được đưa ra hôm nay đã nhấnmạnh niềm
tinchungcủachúng ta, rằngdopinghoàn toànkhôngcóchỗ
trong phong tràoParalympic. Nó cũng giúp chúng tôi tăng
cườngkhảnăngđảmbảo sựcôngbằng trong thi đấuvàxây
dựngmột sânchơi bìnhđẳngchomọi vậnđộngviênkhuyết
tật trên thế giới” - chủ tịch của IPC chia sẻ.
Tuynhiên, tổ chứcnàydườngnhư cũng tìm cáchxoadịu
phíaNga, khẳngđịnh: “Đâykhôngphải làdịpđể ănmừng.
Chúng tôi rất chia sẻvới cácvậnđộngviênNgabị vuộtmất
cơhội thamdựParalympicRio2016.Hômnay làmột ngày
buồnchophong tràoParalympic thếgiới”.Vịquanchứccao
nhất của IPC cũng bày tỏ hy vọng chính phủNga sẽ thay
đổi chính sách thể thao sau phán quyết lần này của CAS.
“Chúng tôihyvọngcó thểsớmđónchàoỦybanParalympic
Ngaquay lại với tưcách thànhviênmột khi tổchứcnàyđáp
ứng được các quy định vềmộtmôi trường thi đấu thể thao
công bằng” - ông Craven chia sẻ. Phía IPC khẳng định sẽ
sớm phối hợp cùng tổ chức chống doping đưa ra các điều
kiệnđể dỡ bỏ lệnh cấm đối với phíaNga.
Bảnđiều tra “địnhmệnh”
Thể thaoNga đối mặt với đợt sóng gió này chính là do
bản điều tra “định mệnh” của Tổ chứcWADA, dẫn đầu
thựchiệnbởi luật sưngườiCanada, ôngRichardMcLaren.
Bản điều tra này đã tố cáomột mạng lưới sử dụng doping
quymô lớn của thể thaoNga, được phối hợp che đậy bởi
nhiềucơquananninhquốcgiaNga. IPCđã liênhệvới ông
RichardMcLarenđể thu thập thêm thông tin trước khi đưa
ra lệnh cấm vô cùng cứng rắn lần này, kênhCNN cho biết.
Vị luật sư đã phát hiện ramột mạng lưới “làm bốc hơi kết
quảdương tính”vô cùng tinhvi tạiNga.Theobảnbáo cáo,
các kết quả kiểm tra dương tínhvới dopingđã được các cơ
quan chức trách hoán đổi với kết quả của những vận động
viên không sử dụng chất cấm.
TheobảnbáocáocủaMcLaren, cóđến35kết quảdương
tínhvới doping của vậnđộngviênParalympicNga đã biến
mất.Tuynhiên, theo tin trang thể thao
Inside theGames
, chỉ
có21 trườnghợpnằm trongdanh sáchcácchất cấmcủaTổ
chức IPC. Kể từ khi bản báo cáo điều tra đươc công bố, đã
có thêm 10 trường hợp tương tự được IPC phát hiện trước
khi đưa ra quyết định cấm vào ngày 7-8. Dựa vào những
thông tin thu thậpđược, ôngPhilipCravenkhi đónhậnxét
rằnghệ thống chốngdoping củaNgađã “thất bại, biến chất
và không còn tính côngbằng”.
Theo bản báo cáo của vị luật sư người Canada, toàn bộ
mạng lưới dopingđươc tiếnhànhdưới sựchỉ đạocủacáccơ
quan thể thaoNga.Mạng lướinàybao trùm lênphần lớncác
môn thể thaomùađông lẫnmùahè. Phát hiệncủaMcLaren
từngkhiếnnhiềunướcđòi cấmcửavậnđộngviênNgabước
chân vào Olympic Rio 2016. Tuy nhiên, với sự vận động
mạnhmẽ từ các quan chức thể thaoNga, Ủy banOlympic
Quốc tế (IOC) đã ra quyết định chỉ cấm những vận động
viên Nga dính doping. Còn những vận động viên “sạch”,
đáp ứng các tiêu chuẩn chống doping cực kỳ nghiêm ngặt,
chưa từng sử dụng chất cấm, đồng thời phải được cơ quan
thể thaoNgachophép thi đấuđềuđượcđếnRiode Janeiro.
Sau nhiều quá trình xét nghiệm nghiêm ngặt, IOC cuối
cùng cho phép 271 vận động viên Nga được quyền tham
giaOlympicRio 2016. Những vận động viên này đãmang
về cho thể thaoNga đến 56 huy chương và góp phần làm
giảm tính căng thẳng chính trị trong đấu trường thể thao
quốc tế. Bộ trưởngThể thaoNgaVitalyMukokhi đóđã ca
ngợiquyếtđịnhcủa IOC là“kháchquan”.Lãnhđạocơquan
Olympic Nga làAlexander Zhukov cũng vui vẻ nhận xét:
“IOC đã đưa ramột quyết định thấu tình đạt lý, cho phép
các vận động viên của chúng tôi được thi đấu tại Olympic
dưới màu cờ sắc áo nước Nga, bất chấp sức ép từ truyền
thông phươngTây”.
Tuynhiên, lầnnàyquyếtđịnhcứng rắncủa IPChoàn toàn
đi ngược lại cáchmà tổ chức “anh em” củahọdùngđểgiải
quyết vụ lùm xùm doping của Nga. Và đương nhiên rằng
phíaMoscow khôngmột chút
nào hài lòng.
Âmmưu chính trị?
Làmộtvấnđềthểthaovàthuộc
phạm vi của Ủy ban Olympic
Nga, tuynhiênphánquyết cuối
cùng của CAS ngày 23-8 vừa
quađãbuộccơquan thuộcchính
phủNga phải lên tiếng. Trả lời
hãng thông tấn Itar TASS, Bộ
trưởng Thể thaoVitalyMutko
chỉ trích: “Quyết định cấmnày
vốn không tồn tại trong khung
pháp lý quốc tế. Nómang tính chất chính trị nhiều hơn là
đểđảmbảo sựcôngbằng.Khôngcógì đểTòaTrọng tài bác
bỏ đơn kháng nghị của chúng tôi. Thếmà điều này vẫn cứ
xảy ra”.ÔngMutko cũng chobiết: “Nga sẽnghiên cứu các
khả năngđể đưa ra nhữngđộng tháimạnhhơnnữa. Sauđó
chúng tôi sẽ đưa ra quyết định”. Lãnhđạo cơquan thể thao
Ngacũngchỉ trích IPCvàCAS là“cáccơquanđáng lẽphải
thực hiệnnhiệmvụbảovệ nhữngvậnđộngviênkhuyết tật
nhưng thay vàođó lại đi trừngphạt họ”.
Các vậnđộngviênkhuyết tật và các huấn luyệnviên của
Ngacũngcảm thấyvôcùngsốcvàphẫnnộ trướcquyếtđịnh
của IPCvàCAS.Truyền thôngNgacho rằngquyếtđịnhnày
thựcchấtnhằm loạibỏNgavớivị thế là“ứngviênsánggiá”
chovị trí dẫnđầu thế vậnhội, theohãng tin
RT
. Thủ tướng
Nga DmitryMedvedev thì cho rằng quyết định của CAS
là nhằmphục vụ “lợi ích cá nhân”. Ông chobiết: “Rõ ràng
một số lãnh đạo của phong trào Paralympic thế giới muốn
loại bỏmột đối thủmạnh ra khỏi cuộc chơi. Đoàn thể thao
của chúng ta luôn luôn chiếm giữ vị trí cao trên bảng xếp
hạng. Các liênđoàn thể thaoquốc tế bị tác động từvụđiều
tra tham nhũng FIFAvừa qua và sợ hãi trước hệ thống tư
pháp xuyên biên giới củaMỹ. Đây là lý do vì sao doping
đượcphát hiệnởmột sốnước rất nhanh, cònởmột sốnước
thì chẳng thấyđâu”.
Viết trênFacebookcánhân, ôngMedvedevcáobuộcđây
làmột thái độ “tiêu chuẩn kép” và không công bằng. Thủ
tướngNga cho rằng vụ lùm xùm về doping củaNga “thật
đángghê tởm, với 80% làchính trị cònchỉ 20% làdoping”.
Trong khi đó, BộNội vụ và BộNgoại giaoNga cũng cáo
buộc lệnhcấmđãviphạmnhânquyền.Ủybanđiều traNga,
thành lập sau bản báo cáo củaWADA, cũng kết luận chưa
có “bằng chứng vững chắc” cho các cáo buộc doping. Đáp
lại bản báo cáo, thủ tướng NgaMedvedev cũng đã quyết
định ký lệnh “trừng phạt” ngược lại tổ chức chống doping
thế giới.WADAđã bị gạch tên khỏi danh sách các tổ chức
quốc tế đượcNga rót tiền.
n
Vụlùmxùmdoping
thểthaoNgadầnleo
thangthànhcăngthẳng
chínhtrị.
Ngaphẫnnộvì vận
độngviên“hết cửa”
dựParalympic2016
Phóng sự - Chuyên đề
“Chúngtôihyvọngcó
thểsớmđónchàoỦy
banParalympicNga
quay lạivớitưcách
thànhviênmộtkhitổ
chứcnàyđápứngđược
cácquyđịnhvềmột
môitrườngthiđấuthể
thaocôngbằng”-ông
Cravenchiasẻ.
ThủtướngNgatứcgiậntrước
quyếtđịnhcấmvậnđộngviên
khuyếttậtNga,chỉ tríchđộng
cơchínhtrịđằngsau lệnhcấm.
Ảnh:VEDOMOSTI
VậnđộngviênkhuyếttậtNgakhôngcònhyvọngthamdựParalympicRio2016.
Ảnh:SPUTNIK
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook