226-2019 - page 20

16
Quốc tế -
Thứ Tư2-10-2019
Tiêu điểm
Lễ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (TQ) 1-10 bắt
đầu với tổng cộng 56 khẩu súng đại bác tượng trưng 56
sắc dân chính ở TQ, bắn tổng cộng 70 lần, tương ứng
quốc khánh lần thứ 70.
Đứng giữa hai người tiền nhiệm Giang Trạch Dân và
Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có bài phát
biểu dài bảy phút. Ông Tập tuyên bố “quân đội TQ sẽ
bảo vệ chủ quyền, an ninh và các quyền lợi phát triển
của đất nước và hòa bình thế giới, trong bối cảnh TQ mở
rộng dấu ấn quân đội ra toàn cầu, kể cả ở căn cứ quân sự
nước ngoài đầu tiên ở Djibouti”. Ông Tập cũng đề cập
chủ đề Hong Kong, vốn đã gần bốn tháng chìm trong
biểu tình. Ông khẳng định chính phủ trung ương sẽ duy
trì sự thịnh vượng và ổn định lâu dài ở Hong Kong và
Macau, cũng như sẽ theo đuổi nguyên tắc “một quốc gia,
hai chế độ”.
Lễ diễu binh mừng quốc khánh năm nay được xem có
quy mô lớn nhất trước nay, kéo dài 80 phút. Theo ước
tính của
SCMP
thì lễ diễu binh này là lần xuất hiện công
khai đầu tiên của khoảng 40% khí tài, vũ khí TQ, bao
gồm các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-17, DF-41.
DF-41 là loại vũ khí được chú ý nhiều nhất tại lễ diễu
binh, có tầm bắn tới 15.000 km, xa hơn mọi tên lửa hiện
có trên Trái đất và có khả năng mang 10 đầu đạn hạt
nhân độc lập. Ngoài ra, xuất hiện tại lễ diễu binh còn có
tiêm kích tàng hình J-20A, máy bay ném bom H-6, hệ
thống phòng thủ tên lửa HQ, xe tăng, xe bọc thép, súng
trường tấn công Type-19…
Trước lễ diễu binh, Bộ Quốc phòng TQ nói phiên trình
diễn vũ khí này không phải để thể hiện sức mạnh. Tuy
nhiên,
SCMP
đặt câu hỏi về việc TQ phô diễn quân sự
hoành tráng trong bối cảnh sự đối đầu chiến lược, cạnh
tranh quyền lợi khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
giữa nước này với Mỹ đang căng thẳng, cũng như cuộc
thương chiến giữa hai nước đang leo thang.
Ngày 1-10, trong khi Trưởng đặc khu Lâm Trịnh
Nguyệt Nga có mặt ở Bắc Kinh thì Hong Kong chìm
trong ngày biểu tình nghiêm trọng nhất suốt gần bốn
tháng qua. Từ chiều 1-10, hàng ngàn người đổ ra đường
bất chấp lệnh cấm của cảnh sát. Cuộc biểu tình nhanh
chóng biến thành bạo lực khi người biểu tình phóng hỏa,
ném bom xăng vào cảnh sát. Sau khi dùng đạn cay đối
phó không hiệu quả, cảnh sát đã phải nổ ít nhất năm phát
súng cảnh cáo.
ĐĂNG KHOA
Ông Trump gặp khó, đàm phán
Mỹ-Triều khó suôn sẻ
Với việc đảng Dân chủ khởi động quy trình luận tội ông Trump khi chỉ còn vài ngày nữaMỹ và CHDCND
Triều Tiên sẽ bước vào vòng đàmphán phi hạt nhân hóa tiếp theo, nhữngmâu thuẫn trong nội bộ
Washington ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sự kiện này.
VĨ CƯỜNG
H
ãng tin
Yonhap
ngày
1-10 dẫn lời Đại sứ
CHDCND Triều Tiên
tại Liên Hiệp Quốc KimSong
kêu gọi Mỹ cần có đề xuất có
thể chấp nhận được khi đàm
phán về vấn đề hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên.
Được biết tại kỳ họp Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc,
ông Kim chỉ trích “chính sách
thù địch” của Washington là
nguyên nhân khiến căng thẳng
kéo dài. Đại sứ Triều Tiên
nhấn mạnh tất cả mọi chuyện
giờ đây phụ thuộc vào việc
liệu Washington có biến các
cuộc đàm phán trong tương
lai thành “cánh cửa cơ hội”
hay không. “Nếu Mỹ có đủ
thời gian tìm ra biện pháp có
thể chia sẻ, chúng tôi sẵn sàng
ngồi lại thảo luận toàn diện
các vấn đề đã cân nhắc” - vị
này khẳng định.
Ông Trump khó tập
trung lo đối ngoại
Theo tờ
The Hankyoreh
,
ảnh hưởng của quá trình luận
tội trước mắt sẽ là việc chính
quyền của Tổng thống Mỹ
DonaldTrump nhiều khả năng
phải tái phân bổ các nguồn
lực và dồn sức xử lý đòn tấn
công từ đảng Dân chủ. Đặt
trong bối cảnh đàm phán với
Bình Nhưỡng, Washington
khó có thể giữ vững vai trò
trung tâm, đồng thời là bên
điều phối cuộc đối thoại.
“Sắp tới chúng ta có thể thấy
tốc độ ra quyết định và triển
Ảnh hưởng trước
mắt sẽ là việc chính
quyền Tổng thống
Trump nhiều khả
năng phải tái phân
bổ các nguồn lực và
dồn sức xử lý đòn
tấn công đến từ
đảng Dân chủ.
Thứ trưởngNgoại giaoTriều
TiênChoeSon-huichobiếtđàm
phán cấpchuyênviênMỹ-Triều
sẽdiễn ra vàongày 5-10nhưng
không nói rõ địa điểm. Hãng
thông tấn nhà nước Triều Tiên
KCNA
ngày 1-10 dẫn thông
báo củaThứ trưởngNgoại giao
ChoeSon-hui chobiết hai nước
thống nhất sẽ “tiếp xúc sơ bộ”
vàongày4-10 trước khi tổchức
đàmpháncấpchuyênviênmột
ngày sau đó.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Triều
Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân
Trong bài phát biểu đầu tiên hôm 30-9, sau gần ba tuần
kể từ khi bị sa thải, cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton
khẳng định ông không tin Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ vũ khí
hạt nhân, theo tờ
The New York Times
. “Ông Kim Jong-un sẽ
làmbất cứ điều gì để duy trì năng lực vũ khí hạt nhân có thể
triển khai được, đồng thời phát triển và mở rộng năng lực
đó hơn nữa. Ông ta có thể đàm phán để được nới lỏng cấm
vận quốc tế, có thể đưa ra một số nhượng bộ nhưng trong
hoàn cảnh hiện thời, ông ta sẽ không bao giờ tự nguyện từ
bỏ vũ khí hạt nhân” - ông Bolton nhận định.
Quốc khánhTrungQuốc được tổ chức hoành tráng
khai chính sách ngoại giao
củaMỹ trở nên chậm hơn. Về
Triều Tiên, kế hoạch tổ chức
thêmmột hội nghị thượngđỉnh
Mỹ-Triều trong năm nay có
thể sẽ bị trì hoãn” - GS Kim
Jung, ĐHTriềuTiên học (Hàn
Quốc), nhận định. Điều này
cùng với việc Bình Nhưỡng
gần đây đã cho ngừng các vụ
thử tên lửa tầm xa, trong ngắn
hạn sẽkhiếnWashingtonmuốn
giữ nguyên thế đàmphán hiện
tại cho đến khi giải quyết xong
các vấn đề nội bộ.
Bên cạnh đó, một số chuyên
gia bày tỏ lo ngại quá trình
luận tội ông Trump có khả
năng khiến vòng đàm phán
phi hạt nhân hóa sắp tới “xôi
hỏng bỏng không”. Theo đó,
Thượng đỉnh Hà Nội diễn ra
trùng với phiên điều trần của
cựu luật sư riêng của tổng
thống, ông Michael Cohen,
người sau đó đã đưa ra những
thông tin gây bất lợi cho ông
Trump. Chủ nhân Nhà Trắng
sau đó cũng đã lên tiếng chỉ
trích phe Dân chủ cố tình tổ
chức điều trần nhằm cản trở
tiến trình đàm phán giữa ông
và nhà lãnh đạoKim Jong-un.
Phản ứng khó lường
của Bình Nhưỡng
Một ẩn số cũng cần phải cân
nhắc là thái độ và phản ứng
của Triều Tiên trước những
lùm xùm chính trị của ông
Trump. Đài
KBS World
(Hàn
Quốc) lưu ý trong lịch sử quan
hệ hai nước, khó có một tổng
thống Mỹ nào lại tích cực đối
thoại với Triều Tiên như ông
Trump. Bình Nhưỡng do đó
sẽ vẫn muốn đạt được một
thỏa thuận với Washington
ngay khi điều kiện vẫn có
lợi, dù chỉ là thỏa thuận một
phần. Mặt khác, ông Trump
và đảng Cộng hòa vẫn còn cơ
hội tổ chức “phản công”, triệt
tiêu động cơ luận tội của phe
Dân chủ và thay đổi cục diện
chính trường Mỹ theo hướng
hoàn toàn khác.
“Nhữngcuộcđàmphángiữa
ông Trump và Triều Tiên đã
cho những kết quả hết sức rõ
ràng và tích cực. Ông ấy có
thể sử dụng đàm phán hạt
nhân sắp tới để hướng sự chú
ý ra xa các thách thức trong
nội bộ” - GS KimYong-hyun
thuộc ĐHDongguk dự đoán,
đồng thời cho rằng nếu nguy
cơ từ việc bị luận tội quá cao,
ông Trump đơn giản chỉ cần
bước khỏi bànđàmphán tương
tự như Thượng đỉnh Hà Nội
nhằmgửi một thông điệp cứng
rắn rằng ông sẽ không nhún
nhường trước sức ép của đảng
Dân chủ.
Tuy vậy, GS Kim Jung
cảnh báo không thể loại trừ
việc Bình Nhưỡng sẽ rút khỏi
đàm phán hạt nhân với chính
quyền ông Trump nếu lãnh
đạo nước này không tin vào
khả năng Tổng thống Trump
có thể tái đắc cử. “Khi những
mơ hồ xung quanh khả năng
tái đắc cử của ôngTrump tăng
dần, Chủ tịch Kim có thể sẽ
nghi ngờ khả năng ký được
thỏa thuận với Mỹ cũng như
nội dung gì sẽ bao gồm trong
thỏa thuận” - ông Kim Jung
cho biết.•
Tổng thống Trump
(trái)
và chủ tịch Kim Jong-un. Ảnh: AFP
Xe tăng
chiến đấu
chủ lực Type
99 và xe
tăng hạng
nhẹ Type 15
tại buổi
diễu hành.
Ảnh: CNN
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 20
Powered by FlippingBook