280-2019 - page 10

Môi trường
&
Doanh nghiệp -
Thứ Tư4-12-2019
Giải pháp quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại TP.HCM
CHÂUNGUYÊN
M
ới đây, trong báo
cáo của Sở TN&MT
TP.HCM tại hội thảo
tham vấn lấy ý kiến về đẩy
mạnh phối hợp trong công tác
tuyên truyền về bảo vệ môi
trường của các cơ quan báo
chí tại TP.HCM (do Trung
tâm Thông tin và Dữ liệu
môi trường, Tổng cục Môi
trường) tổ chức cho thấy:
Hiện nay khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
phát sinh mỗi ngày trên địa
bàn TP.HCM khoảng 9.000
tấn/ngày. Trong đó, chủ yếu
phát sinh từ khu vực dân
cư, cơ quan, chợ, trung tâm
thương mại...
Lượngchất thải rắnsinh
hoạt ngày càng tăng
LượngCTRSH tạiTP.HCM
được thu gom và sau đó vận
chuyển về hai khu liên hợp
xử lý chất thải của TP để xử
lý. Tỉ lệ gia tăng CTRSH
hằng năm khoảng 5%. Theo
dự báo đến năm 2020, khối
lượng CTRSH phát sinh
khoảng 10.300 tấn/ngày và
đến năm 2025, khối lượng
CTRSH phát sinh khoảng
13.000 tấn/ngày.
Hiện trên địa bàn TP đang
hoạt động song song hai hệ
thống tổchức thugomCTRSH
tại nguồn gồm: Hệ thống thu
gom công lập và dân lập.
Theo thống kê báo cáo của
các quận, huyện thì cho đến
nay đã có 8/24 quận, huyện
hoàn thành công tác vận động
100% lực lượng thu gom rác
dân lập tham gia vào mô hình
hợp tác xã hoặc doanh nghiệp
có tư cách pháp nhân.
Về tỉ lệ công nghệ xử lý
CTRSH tại TP.HCM gồm:
69% công nghệ chôn lấp hợp
vệ sinh; 31% bao gồm sản
xuất compost, tái chế nhựa
và đốt không phát điện.
Tăng hiệu quả quản lý
chất thải rắn sinh hoạt
Nhằm tăng cường hiệu quả
quản lý CTRSH trên địa bàn
TP.HCM,SởTN&MTTP.HCM
đã đưa ra nhiều giải pháp để
triển khai trong thời gian sắp
tới. Cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh
và duy trì công tác tuyên truyền
và vận động người dân tham
gia bảo vệ môi trường; tăng
cường tuyên truyền sâu rộng
hơn đối với nhóm đối tượng
công nhân, người lao động…
tại các cơ sở sản xuất, nhà trọ,
nhà máy…
Đặc biệt phải giải quyết
dứt điểm các điểm ô nhiễm
về rác tại các quận, huyện,
đồng thời duy trì chất lượng
vệ sinh tại các khu vực này
sau khi đã chuyển hóa. Ngoài
ra, cần xây dựng kế hoạch
kiểm tra và giám sát thường
xuyên việc triển khai này của
các địa phương.
Nghiên cứu các giải pháp
tăng cường xử lý vi phạm
về vệ sinh môi trường nơi
công cộng để làm cơ sở cho
các địa phương thực hiện;
nghiên cứu đề xuất áp dụng
hình phạt lao động công ích
đối với những trường hợp vi
phạm quy định về vệ sinh nơi
công cộng.
Tiếp tục tổ chức, sắp xếp
lại hoạt động thu gom của
lực lượng dân lập. Chuyển
đổi các lực lượng này thành
các hợp tác xã hoặc doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân
nhằm quản lý có hiệu quả và
có cơ chế tài chính để hỗ trợ
lực lượng dân lập chuyển đổi
phương tiện thu gom để phù
hợp theo mẫu phương tiện
thu gom tại nguồn.
Tổ chức dịch vụ thu gom,
vận chuyển chất thải rắn đặc
biệt như rác thải công nghiệp,
rác thải xây dựng, vật dụng
có kích thước lớn…và quy
định mức phí đối với dịch
vụ này…•
9A
(028)
TP.HCMsẽ giải quyết dứt điểm các địa điểmô nhiễmvề rác thải và duy trì chất lượng vệ sinh tại các khu vực
sau khi đã được chuyển hóa.
Ông Đỗ Tiến Đoàn, Vụ Quản lý chất thải - Tổng cục Môi
trường, thông tin về khối lượng CTRSH trên cả nước. Cụ thể,
lượng CTRSH phát sinh khoảng 61.000 tấn/ngày, trong đó
CTRSH đô thị khoảng 37.000 tấn/ngày, CTRSH ở nông thôn
khoảng 24.000 tấn/ngày.
TP.HCMđang tích cực chuyển đổi phương tiện thu gom
để phù hợp theomẫu. Ảnh: CN
VitaDairy: Mua lại thương hiệu
sữa dê Goatlac
Nhằm tiếp
tục hoàn thiện
và đa dạng
hóa sảnphẩm,
VitaDairyvừa
thôngbáomua
lạithươnghiệu
sữadêGoatlac
của Công ty
CP Sữa dê
Dairygoat.
Goatlac được
người tiêu dùng biết đến là thương hiệu sữa dê mát lành,
giàu dinh dưỡng, giúp tiêu hóa tốt, hỗ trợ hấp thu tối đa cho
trẻ. Việc sở hữu thương hiệu sữa dê Goatlac sẽ góp phần
giúp VitaDairy mang đến các sản phẩm tốt nhất cho người
tiêu dùng.
Trước đó, VitaDairy là đơn vị được Bộ Y tế lựa chọn đồng
hành trong năm hành động miễn dịch, được tập đoàn sữa
non lớn nhất toàn cầu trao gửi niềm tin là đối tác độc quyền
sữa non ColosIgG 24h tại Việt Nam.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ưu điểm lớn nhất của sữa
dê Goatlac đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ là có phân tử đạm
cấu trúc nhỏ giúp bé hấp thu, tiêu hóa dễ dàng và hạn chế
táo bón một cách tự nhiên. Sữa dê còn có hệ chất béo dễ hấp
thu, giàu MCT (chất béo chuỗi trung bình), các vitamin và
khoáng chất có tỉ lệ hấp thu cao nên rất có lợi với trẻ nhỏ
đang trong giai đoạn phát triển. Ngoài ra, đối với các trẻ dị
ứng đạm sữa bò thì sản phẩm dinh dưỡng từ sữa dê luôn
được coi là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo.
Khoa học đã chứng minh sữa dê Goatlac có lợi ích vượt
trội về tiêu hóa.
“Cùng với sản phẩm ColosBaby giúp trẻ miễn dịch,
VitaDairy mong muốn mang đến nguồn sản phẩm dinh
dưỡng hàng đầu về tiêu hóa cho trẻ. Sữa dê Goatlac là sản
phẩm tiên phong nhờ tính chất “mát và lành”, hỗ trợ tiêu
hóa vượt trội cho các bé” - bà Nguyễn Thị Hà, Tổng giám
đốc VitaDairy, nói.
NG.MẪN
Đã có nhà bảo tàng cho “sâm Ngọc Linh”
Bảo tàng Sâm Ngọc Linh vừa được cắt băng khánh thành
tại 374 Nguyễn Sơn, quận Tân Phú, TP.HCM. Qua đó trở
thành bảo tàng ngoài công lập đầu tiên về “sâmViệt Nam”…
Nhà sưu tập Nguyễn Tấn Việt, Giám đốc bảo tàng, chia
sẻ: Bảo tàng Sâm Ngọc Linh sẽ là nơi bảo tồn, trưng bày,
quảng bá các hiện vật về sâm Ngọc Linh - một loại di sản
quý vừa được Thủ tướng Chính phủ gọi là “sâm Quốc Bảo”
và đưa vào danh sách sản phẩm quốc gia.
Bảo tàng SâmNgọc Linh cũng sẽ trở thành một điểm tham
quan, du lịch độc đáo ở TP.HCM để du khách trong và ngoài
nước tìm hiểu về một loại thực vật, đồng thời cũng là một
loại dược liệu quý hiếm có giá trị đặc biệt của Việt Nam.
Nơi đây cũng là cơ sở tin cậy phục vụ cho nhu cầu nghiên
cứu về sâm Ngọc Linh của các nhà chuyên môn và lĩnh vực
y dược học cổ truyền. Ngoài ra, nơi đây còn giúp tư vấn cho
mọi người sử dụng sâm hiệu quả khi có nhu cầu.
Bảo tàng
được phân
chia thành
sáu chủ đề,
gồm: (
1
)
L ị c h s ử
phát hiện
và giá trị
c ủ a s âm
NgọcLinh;
(
2
) S âm
Ngọc Linh
tự nhiên;
(
3
) C ổ
sâm Ngọc
Linh; (
4
)
Sâm trồng; (
5
) Sâm tam thất và (
6
) Các loại củ mang tên
“sâm”. Như vậy, sau chủ trương xã hội hóa của Chính phủ
trong lĩnh vực bảo tàng nhằm kêu gọi sự chung tay của các
doanh nghiệp, ngoài Bảo tàng Sâm Ngọc Linh vừa khánh
thành, TP.HCM đã có hai bảo tàng ngoài công lập trong
lĩnh vực áo dài và cổ vật. Hiện cả nước đã có 43 bảo tàng
ngoài công lập.
NM
VitaDairy chính thức sở hữu thương hiệu sữa dê
Goatlac.
Nhà sưu tậpNguyễn Tấn Việt (Giámđốc bảo tàng)
đang giới thiệu lịch sử sâmNgọc Linh với bàNguyễn
Thị Thanh Thúy (PhóGiámđốc Sở VH&TT TP.HCM)
và quan khách.
Abbott ra mắt chương trình hỗ trợ
chăm sóc sức khỏe a:care
Abbott Việt
Nam vừa ra
mắt a:care,
chương trình
hỗtrợchămsóc
sức khỏe đặc
biệt tích hợp
kỹ thuật số và
côngcụ truyền
thống. Theo
đó, a:care hỗ
trợ giải quyết
cácnhucầuvề
chăm sóc sức khỏe của người dùng, từ phòng ngừa cho đến
hỗ trợ điều trị sức khỏe.
Tại trang điện tử a:care, bệnh nhân có thể tiếp cận các
thông tin chăm sóc sức khỏe hay tham gia chương trình tích
lũy điểm thưởng thú vị, tuân thủ điều trị theo chỉ định của
bác sĩ. Ngoài ra, các bác sĩ có thể cập nhật những thông tin
y khoa mới nhất tại trang điện tử
.
“a:care là mô hình của tương lai. Chúng tôi thấu hiểu sâu
sắc những thách thức và nhu cầu của bác sĩ cũng như bệnh
nhân... Vì vậy, Abbott đã tạo ra chương trình hỗ trợ chăm sóc
sức khỏe này để giúp hàng triệu người trên khắp đất nước
đang tìm kiếm một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Với a:care,
Abbott hỗ trợ giải quyết những nhu cầu quan trọng nhất giữa
bệnh nhân, bác sĩ và dược sĩ” - ông Ngô Văn Huy, Tổng giám
đốc ngành hàng dược phẩm Abbott tại Việt Nam, chia sẻ.
Được biết tại Việt Nam, trung bình có tám bác sĩ/10.000
dân, tỉ lệ rất thấp so với mức trung bình tại các nước phát
triển là 33 bác sĩ/10.000 dân. Điều này cho thấy các bác sĩ
trong nước đang gặp sự quá tải cũng như áp lực lớn về việc
đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong nước.
Vì lẽ đó, a:care được xây dựng như một trung tâm kiến thức
và là nơi hỗ trợ giúp người dùng có được các thông tin đáng
tin cậy và cung cấp những hỗ trợ cần thiết giúp bệnh nhân
nâng cao sức khỏe cho bản thân; giúp bác sĩ và dược sĩ cải
thiện sức khỏe cho bệnh nhân của mình.
MẪN PHI
PGS-TS-BS PhạmLê An, Phó Chủ tịchHội Bác sĩ
gia đình Việt Nam, Chủ tịchHội Bác sĩ gia đình
TP.HCM, trình bày về những thách thức trong
điều trị và chẩn đoán cho người bệnh ở Việt Nam.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,...20
Powered by FlippingBook