106-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu15-5-2020
THYNHUNG
D
ự thảo Luật Giao thông
đường bộ (sửa đổi) được
BộGTVTbổ sung nhiều
điểm mới. Trong đó có đề
xuất người điều khiển xe kinh
doanh vận tải phải bổ sung
chứng chỉ hành nghề lái xe
kinh doanh vận tải. Quy định
này nằm ở khoản 11 Điều 9
của dự thảo.
Nhiều doanh nghiệp
sử dụng chứng chỉ
sơ cấp thay thế
Theo đó, chi tiết về chứng
chỉ hành nghề lái xe kinh doanh
vận tải được quy định tại Điều
109 của dự thảo.
Cụ thể, người có nhu cầu
được cấp chứng chỉ hành nghề
lái xe kinh doanh vận tải phải
được đào tạo nghiệp vụ vận
tải và kỹ năng lái xe an toàn
tại các cơ sở đào tạo lái xe
theo nội dung và chương trình
quy định.
Hiện nay, việc yêu cầu lái
xe vận tải có chứng chỉ hành
nghề không quá xa lạ. Tuy
nhiên, vẫn có những đơn vị
vận tải cho phép tài xế sử dụng
chứng chỉ sơ cấp để đủ điều
kiện vào làm việc.
Anh Lê Hồng Sơn (tài xế
chở vật liệu xây dựng cho một
công ty tư nhân tại TP.HCM)
cho biết: “Phía công ty chúng
tôi không yêu cầu tài xế phải
có chứng chỉ hành nghề lái
xe. Trước khi thi sát hạch giấy
phép lái xe, chúng tôi đã phải
vượt qua một kỳ thi khác và
được cấp chứng chỉ sơ cấp”.
Theo anh Sơn, chứng chỉ này
cũng đào tạo cho tài xế các kỹ
năng an toàn khi lái xe. Việc
bổ sung chứng chỉ hành nghề
này liệu có cần thiết không.
Anh Hà Hồng Hải (tài xế lái
xe container) cũng cho rằng
trường hợp lái xe cần nâng
bậc thợ, nâng trình độ cho tài
xế nhằmmục đích nâng lương
hoặc mục đích nào đó thì sẽ
phù hợp hơn là yêu cầu tất cả
tài xế vận tải nói chung.
Về vấn đề trên, ôngBùi Đình
Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận
tải hàng hóa TP.HCM, nhận
định việc yêu cầu lái xe vận
tải cung cấp chứng chỉ hành
nghề là cần thiết.
Hiện nay, các doanh nghiệp
Thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 theo ý tưởng
tre Việt Nam
Để xem xét kết quả tổ chức tuyển chọn phương án thiết
kế kiến trúc công trình cầu Thủ Thiêm 4, UBND TP.HCM
đã giao Sở QH-KT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên
quan đề xuất phương án tổ chức giao thông phía quận 7.
Phương án tổ chức này phải đảm bảo tối ưu nhất để kết
nối cầu Thủ Thiêm 4 với hai nút giao thông tại vị trí đường
Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát và cầu đường Tân
Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh.
Ngoài ra, phương án đề xuất phải thuận lợi cho các xe
lưu thông trên trục đường Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn
Linh. Đồng thời dễ dàng tiếp cận lối lên và xuống cầu, nhất
là khu vực nút giao Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát
(phía trước Khu chế xuất Tân Thuận). Lý do là khu vực này
thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm và khi
công nhân tan tầm.
Đơn vị tư vấn có phương án thiết kế kiến trúc công
trình cầu Thủ Thiêm 4 được hội đồng tuyển chọn cần phải
nghiên cứu hoàn chỉnh thêm phương án ý tưởng tre Việt
Nam. Trong đó thể hiện rõ cấu trúc tre, chi tiết lan can cầu,
kiến trúc các nhịp dẫn đặc sắc cũng như các phương án
chiếu sáng mỹ thuật.
Sở QH-KT cũng được giao nghiên cứu đặt tên cho bốn
cây cầu Thủ Thiêm, báo cáo UBND TP trước ngày 10-6.
Ngoài ra, Sở KH&ĐT được giao đề xuất kế hoạch tổ
chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cầu Thủ
Thiêm 4 theo hình thức PPP.
THÁI NGUYÊN
Xử lý gấp ùn tắc giao thông trên
đường An Dương Vương
Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản thông báo đến các
đơn vị về việc xử lý tình trạng mất trật tự an toàn giao
thông và ùn ứ giao thông trên đường An Dương Vương
(quận 8 và quận Bình Tân).
Qua theo dõi tình hình giao thông trên đường An
Dương Vương đoạn từ đường Võ Văn Kiệt đến đường Lý
Chiêu Hoàng - đường số 1 (quận 8 và quận Bình Tân),
Sở GTVT nhận thấy thường xảy ra tình trạng ùn ứ giao
thông.
Các xe mỗi khi qua khu vực giao lộ An Dương Vương -
Ngô Y Linh (quận Bình Tân) và giao lộ An Dương Vương
- đường số 4 (quận 8) thường phải đi rất chậm.
Nguyên nhân phần lớn là do có chợ tự phát lấn chiếm
lòng đường và vỉa hè. Đồng thời, ô tô dừng, đỗ xe dưới
lòng đường để bốc dỡ hàng hóa dẫn đến tình trạng bề rộng
mặt đường bị thu hẹp. Từ đó gây khó khăn cho các xe lưu
thông trên tuyến đường này (đặc biệt vào giờ cao điểm) và
tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Về vấn đề này, Sở GTVT đề nghị UBND quận 8,
UBND quận Bình Tân tăng cường công tác tuần tra, xử lý
nghiêm tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng đường và
vỉa hè gây cản trở giao thông (đặc biệt vào giờ cao điểm).
Mục đích là đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế ùn ứ
giao thông trên tuyến đường này.
Ngoài ra, UBND hai quận bố trí lực lượng điều tiết giao
thông tại khu vực giao lộ An Dương Vương - Nguyễn
Y Linh và An Dương Vương - đường số 4, hạn chế tình
trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này.
Sở GTVT giao nhiệm vụ cho Trung tâm Quản lý hạ
tầng giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp, rà soát cùng
các đơn vị liên quan nghiên cứu tổ chức giao thông tổng
thể khu vực trên các đường An Dương Vương, Nguyễn
Y Linh (quận Bình Tân) và đường số 4 (quận 8).
Trung tâm này cũng được giao nghiên cứu lắp đặt biển
báo cấm dừng xe và đỗ xe trên tuyến đường An Dương
Vương (đoạn từ đường Lý Chiêu Hoàng - đường số 1 đến
đường Võ Văn Kiệt) theo một số thời điểm trong ngày.
THU TRINH
Đề xuất tài xế vận
tải phải có chứng chỉ
hành nghề
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GTVT đề xuất tài xế vận tải phải có chứng chỉ
hành nghề là cần thiết nhưng còn băn khoăn về nơi cấp chứng chỉ.
BộGTVT đề xuất lái xe kinh doanh vận tải phải có chứng chỉ hành nghề. Ảnh: THUTRINH
“Nếu không có các
khóa nghiệp vụ này,
vô hình trung làm
cho doanh nghiệp
xa rời và bỏ mặc tài
xế lái xe dễ dẫn đến
nguy hiểm.”
Ông
Bùi Đình Quản
,
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải
hàng hóa TP.HCM
Cấp chứng chỉ hành nghề theo lộ trình
Trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Bộ GTVT
đề xuất:
Chínhphủquyđịnh lộ trình thực hiệnviệc cấp chứng chỉ hành
nghề lái xe kinh doanh vận tải. Đồng thời, Chính phủ cũng quy
định thu hồi chứng chỉ hành nghề lái xe kinh doanh vận tải.
Bộ trưởng Bộ GTVT quy định hình thức, các yếu tố kỹ thuật
bảo an đối với chứng chỉ hành nghề lái xe kinh doanh vận tải.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng quy định nội dung, chương trình, thủ
tục học và kiểm tra để cấp chứng chỉ hành nghề lái xe kinh
doanh vận tải. Song song, quy định về thủ tục gia hạn, đổi, cấp
lại và thu hồi chứng chỉ hành nghề lái xe kinh doanh vận tải.
vận tải thuộc hiệp hội vẫn yêu
cầu tài xế cung cấp chứng chỉ
thực tập. Đồng thời, chủ doanh
nghiệp và hiệp hội phải có kỳ
tập huấn, giáo dục để tài xế
chấp hành luật lệ giao thông
và các kỹ năng nghiệp vụ khác.
Nếu không có các khóa
nghiệp vụ này, vô hình trung
làm cho doanh nghiệp xa rời
và bỏ mặc tài xế lái xe dễ dẫn
đến nguy hiểm.
Nơi cung cấp
chứng chỉ hành nghề
phải phù hợp
Liên quan đến vấn đề này, dự
thảo củaBộGTVTyêu cầuviệc
cung cấp chứng chỉ hành nghề
lái xe vận tải phải thực hiện tại
các trung tâm sát hạch lái xe.
Giámđốcmột trung tâmđào
tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn
TP.HCMcho rằng yêu cầu trên
là chưa phù hợp. Đúng ra là do
công ty vận tải chuyên nghiệp
họ đào tạo những nghiệp vụ
như đưa đón khách, cách giao
tiếp và trang phục.
“Còn trường dạy lái xe là dạy
kỹ năng lái xe an toàn. Người
nào sử dụng lao động thì người
đó đào tạo nghiệp vụ chuyên
môn, chứng chỉ hành nghề” - vị
này nói.
Vị này phân tích thêm: Các
doanh nghiệp taxi như Mai
Linh, Vinasun họ thường đào
tạo nghiệp vụ cho tài xế về tác
phong, đạo đức… theo tiêu
chuẩn của doanh nghiệp.
“Ví dụ như tài xế taxi thì
không xăm mình, không chửi
thề hoặc tài xế của Nhà nước
phải có xácminh về lý lịch, yêu
cầu giữ bí mật… Về chuyên
môn thì không hút thuốc trong
khi lái xe. Nói chung, cần nhiều
yêu cầu khác chứ không riêng
gì về lái xe. Mỗi doanh nghiệp
sẽ có tiêu chuẩn của một người
lái xe riêng” - vị này nhận định
Vẫn theo vị này, các trường
dạy lái xe, cơ sở sát hạch giấy
phép lái xe cũng có thể làm
được nhưng vấn đề là sự phù
hợp. Nếu đào tạo các trường
xong nhưng tài xế vẫn phải
học một khóa khác tại các đơn
vị sử dụng lao động thì lại làm
khó tài xế.
Trongkhiđó,ôngDươngTiến
Thự, ChủnhiệmHợp tác xã taxi
27/27, cho hay: “Dự thảo Luật
Giao thông đường bộ (sửa đổi)
rất cụ thể, chi tiết và đồng bộ.
Với luật áp dụng định hướng
cho thời gian 30-50 năm thì sẽ
càng phù hợp”.
Việc chứng chỉ hành nghề lái
xe kinh doanh vận tải thuộc về
trung tâm sát hạch lái xe cung
cấp cũng sẽ phù hợp. Từ đó
các trường mới có sự chuyên
nghiệp, có đầy đủ cơ sở vật
chất, giảng viên cũng phải đủ
điều kiện để đào tạo.
Theo đó,Tổng cụcĐường bộ
Việt Nam và Bộ GTVT sẽ có
lộ trình áp dụng phù hợp và có
tài liệu đầy đủ hơn thay vì sự
sơ sài như nhiều doanh nghiệp
hiện nay.
Ông Thự cũng cho rằng khi
Bộ GTVT và tổng cục soạn
thảo chương trình sẽ kết hợp
cùng những chương trình tập
huấn, đào tạo chứng chỉ hành
nghề từ các doanh nghiệp.Mục
đích là cómột chương trình phù
hợp với cả vận tải hành khách
và vận tải hàng hóa. Nếu được
như vậy thì khi tài xế được đào
tạo xong có đến doanh nghiệp
nào cũng phù hợp.•
Ùn tắc giao thông trên đườngAnDương Vương
(quận 8 và quận Bình Tân). Ảnh: THUTRINH
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook