137-2020 - page 29

13
khác như H
2
S (hidro sunfua -
chất có mùi trứng thối) được
tạo ra từ quá trình phân hủy
chất thải hữu cơ trong môi
trường yếm khí, thường làm
nạn nhân suy hô hấp, tử vong
ngay tại hiện trường.
BSVykểkhônghiếmtrường
hợp tử vong hoặc nguy kịch
do ngộ độc H
2
S khi vào hầm
ủ cá, hầm xử lý chất thải, vệ
sinh buồng chứa nước mắm
hoặc chui xuống các ống cống,
té xuống hố ga làm phân bón
(biogas)... do không trang bị
các phương tiện bảo hộ.
Khi đi vào những môi
trường yếm khí như hầm
chứa, cần phải trang bị đồ
bảo hộ đầy đủ để đề phòng
hít phải các chất khí gây ngộ
độc như H
2
S. Bên cạnh đó,
các cơ sở sản xuất nên huấn
luyện cho công nhân các kiến
thức phòng tránh ngộ độc các
loại khí này, đồng thời đặt
biển cảnh báo và trang bị hệ
thống báo động cấp cứu kịp
thời trong các hầmxử lý nước
thải, hầm ủ.
Có tình huống ngộ độc khí
H
2
S rất hy hữu là trong lúc
vệ sinh nhà cửa, một người
đàn ông đã đổ 5 lít acid xuống
đường ống cống. Không ngờ,
một lúc sau, có ba người trong
nhà đột nhiên té xỉu, phải đưa
đi cấp cứu. Tìm hiểu nguyên
nhân, các BS được biết, theo
phản ứng hóa học, acid kết
hợp với chất thải hữu cơ ở
dưới đường cống sinh ra khí
H
2
S và theo hệ thống cống,
bốc khí lên ở trong nhà khiến
ba người bị ngộ độc loại khí
này. •
GIANGHI
N
gày 19-6, các bác sĩ BV
Chợ Rẫy (TP.HCM) đã
thông tin về ba trường
hợp nghi ngờ ngộ độc hóa
chất trong một cơ sở sản
xuất thực phẩm.
Chết, nguy kịch trong
hầm xử lý chất thải
ThS-BS Nguyễn Ngọc Tú,
Khoa hồi sức cấp cứu Khu
D - Trung tâmUng bướu của
bệnh viện, cho biết vào lúc
12 giờ 10 ngày 16-6, bệnh
viện tiếp nhận anh BMT (30
tuổi) trong tình trạng suy hô
hấp cấp nặng, hôn mê, nội
soi thấy chảy máu đường
thở nhiều. Bệnh nhân (BN)
được đặt nội khí quản giúp
thở. Phổi BN có tình trạng tổn
thương lan tỏa hai bên phổi,
có tình trạng suy đa cơ quan,
chức năng gan và thận. BN
hiện đã tỉnh nhưng vẫn còn
phải thở máy và được tích
cực theo dõi.
Khai thác thông tin, các
bác sĩ được biết trong lúc đi
vào hầm xử lý nước thải của
cơ sở sản xuất nước tương,
đồ chua thì một người bị ngã
xuống hầm. Hai người xuống
cứu thì tiếp tục gặp nạn và
hôn mê. Anh T. được đưa đi
cấp cứu và bị ngưng tim một
lần trên đường đi và hồi sức
thành công, chuyển lên BV
Chợ Rẫy. Hai người còn lại
đã tử vong.
Qua các diễn tiến lâm sàng
của BN, các bác sĩ nghĩ nhiều
đếnkhảnăngBNbị tổn thương
đường hô hấp do chất xút
(công thức hóa học là NaOH).
BN được theo dõi biến chứng
ăn mòn của xút diễn tiến từ
từ trong bảy ngày tới. Ngoài
biến chứng sớm là đường hô
hấp bị ăn mòn, hoại tử phổi,
phù phổi, BN ngộ độc xút
có thể gặp các biến chứng
muộn hơn là ung thư đường
hô hấp hay chít hẹp, sẹo hẹp
đường hô hấp.
Cái chết đến từ từ
ThS-BS Doãn Uyên Vy,
chuyênKhoa bệnh nhiễmđộc,
ngộ độc BV Chợ Rẫy, xút là
dạng chất kiềm, có tính ăn
mòn mạnh nên thường được
dùng làm hóa chất tẩy rửa.
Khi BN uống hoặc hít phải
sẽ gây tổn thương đường hô
hấp hoặc tiêu hóa. Tình trạng
BN có chảy máu đường thở
có thể do hít phải chất lỏng
này. Khác với acid thường có
tác dụng nhanh, tại chỗ, ngộ
độc xút có tác dụng chậmhơn
và sâu do tính chất ăn mòn
từ từ của xút.
Theo BS Vy, ngoài xút thì
có một loại hóa chất có tính
kiềm cũng được sử dụng phổ
biến trongnôngnghiệpvà công
nghiệp đó là amoniac (NH
3
).
BV từng tiếp nhận trường
hợp một BN nữ chuyên làm
nghề cạo mủ cao su bị ngộ
độc NH
3
trong thời gian dài
mà không hay biết. Mỗi lần
cạo vỏ cao su, BN nữ thường
mở thùng đựng dung dịch
NH
3
để bỏ cao su vào tránh
cho cao su bị đông lại nên vô
tình hít liên lục khí này mỗi
ngày. BN thường ho, tăng tiết
đàm nhớt mà chỉ nghĩ mình
bị ho thông thường nên chỉ đi
chuyên khoa tai mũi họng và
được cho uống thuốc kháng
sinh là chủ yếu trong nhiều
năm. Khi đến BV Chợ Rẫy
thì tình trạng hai phổi của
BN đã xơ hóa và diễn tiến
nặng, tử vong.
Ngoài ra, theoBSVy, không
loại trừ trong hầm xử lý nước
thải của doanh nghiệp sản xuất
thực phẩm kể trên có các chất
Bác sĩ đang
thămkhám
cho bệnh nhân
BMT.
Ảnh: GIA NGHI
Cẩn trọng khi sử dụng hóa chất
ThS-BS Doãn Uyên Vy khuyến cáo các gia đình cần chú ý
khi sử dụng các chất vệ sinh, tẩy rửa bồn cầu, không nên đổ
quá nhiều khi vệ sinh vì dễ sinh ra khí H
2
S, hít vào gây ngộ
độc. Biểu hiện khi ngộ độc H
2
S thường là nạn nhân sẽ ngửi
thấy mùi trứng thối đặc trưng nhưng khi liều khí H
2
S quá
cao, nạn nhân thường bị liệt khứu giác, không ngửi thấy gì.
Do H
2
S tác động ức chế tất cả tế bào trong cơ thể nên nạn
nhân thường bất tỉnh, liệt thần kinh, tử vong nhanh chóng.
Khi đi vào những
môi trường yếm khí
như hầm chứa, cần
phải trang bị đồ
bảo hộ đầy đủ để đề
phòng hít phải các
chất khí gây ngộ độc
như H
2
S.
Sổ tay
Tôi vẫn tinvào
lời thềHippocrates
Mới đây, khi sức khỏe của bệnh nhân COVID-19
thứ 91, một phi công người Anh, khá lên, tôi thấy
có một số người nói giá mà BN người Việt cũng
được bác sĩ mình chạy chữa nhiệt tình như vậy. Tôi
thấy buồn.
Cách đây hơn 10 năm, đang khỏe mạnh, trọng
lượng gần 60 kg, bỗng tôi gầy sút đi rất nhanh,
gần 15 kg trong hai năm mà không hiểu vì sao. Số
là trước đó, tôi trải qua ba lần tán sỏi ở BV Bình
Dân. Mỗi lần tán như vậy mất nhiều máu nhưng
đáng nói nhất là kháng sinh liều cao sau đó gây ra
viêm, loét dạ dày, tá tràng, đại tràng. Rồi mấy bệnh
tiêu hóa trên cũng được các bác sĩ ở bệnh viện nổi
tiếng này chữa lành. Nhưng vẫn gầy sút. Những
cơn thở dốc và chóng mặt bắt đầu kéo tới.
Nghĩ rằng đó là hậu quả của bệnh viêm xoang mạn
tính, tôi đi nội soi và điều trị ở BV Tai - Mũi - Họng.
Cái bệnh “đỏng đảnh” này cũng giảm phần nào.
Nhưng vẫn gầy sút và thở dốc. Tôi bèn đi khám
lao, khám hai lần, đều cho kết quả âm tính.
Kiểm tra suy nhược, cũng không phải.
Rồi tôi đi khám tổng quát ở BV ĐH Y Dược
TP.HCM. Tất cả đều ổn, chỉ có viêm xoang, hang
vị viêm nhẹ. “Không thể nào sút hơn 15 kg mà
không có lý do. Với các kết quả mà anh cầm trên
tay, tôi có thể kết luận là BÌNH THƯỜNG. Nhưng
tôi không chấp nhận điều này” - TS-BS Nguyễn Thị
Út nói.
- Có khi nào tôi bị K không bác sĩ? - tôi đánh
canh bạc ngửa.
- Không, nếu vậy mà lại sút 15 kg trong hơn hai
năm thì anh đã không còn ngồi đây. Đừng bi quan
như vậy. Vả lại kết quả tầm soát cũng không thể
hiện gì.
- Sáng giờ chạy qua chạy lại mệt không anh? - BS
Út hỏi.
- Dạ mệt chớ chị, muốn đứt hơi luôn. Tôi thay từ
bác sĩ bằng từ chị cho gần gũi.
BS Út bỗng ngồi dịch lại gần tôi, nhẹ nhàng “ra
lệnh”: Đưa hai tay ra trước, cho chúng song song
nhau, nhìn thẳng về trước. Để yên.
- Tay run quá trời đây nè. Lên cầu thang mệt lắm
phải không? - Dạ mệt!
- Nuốt nước miếng có cảm giác vương vướng
không? - Dạ có, nhiều khi thấy như viêm họng.
Bác sĩ rút hai tờ giấy, tiếp tục ra lệnh: Chạy nhanh
tới chỗ xét nghiệm máu, nói họ sử dụng chỗ máu còn
lưu hồi sáng, không phải lấy máu mới, rồi chạy đi
siêu âm cổ. Nhanh lên nha. Gần hết giờ rồi đó.
16 giờ 5 phút, cả máu và siêu âm cho kết quả
bướu cổ, thể loại cường giáp (Basedow). Tôi lao
vào phòng Tổng hợp 5, xìa xấp giấy. Một nụ cười nở
trên môi TS Nguyễn Thị Út. Tôi không bao giờ quên
được nụ cười mỉm của vị nữ bác sĩ này. Một nụ cười
thánh thiện. Một nụ cười lương y đích thực.
Nữ tiến sĩ kết luận ở mục chẩn đoán: Cường giáp,
chuyển Khoa nội tiết.
Tôi chạy đến phòng nội tiết và được BS Quỳnh
cho thuốc, nhẹ nhàng giải thích chế độ ăn uống thì
cũng vừa hết giờ làm việc.
Tôi điều trị ở BV ĐH Y Dược 27 tháng rồi xuất
viện, lấy lại được 8 kg. Song bệnh tôi lại tái phát
và tôi được giải thích là nằm trong nhóm xác suất
1/3 không thể khỏi hẳn, có khi phải sống chung với
Basedow suốt đời.
Dù vậy, tôi vẫn hạnh phúc và xem TS Nguyễn Thị
Út là người đã tái sinh ra mình. Làm sao tôi quên
được lời yêu cầu đưa tay lên trước mặt, hai cánh tay
song song trong một thời gian, rồi “quát” tôi chạy
đi thử máu và siêu âm cổ “nhanh đi anh” kẻo hết
giờ. Mấy động tác bổ trợ đó đã cứu sống tôi.
Một đời đi khám bệnh, tôi có gặp một vài bác sĩ
đáng ghét. Nhưng thử hỏi số lượng bác sĩ đáng ghét
chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Nên tôi tự hỏi: Tại sao có
kẻ đánh, chửi bác sĩ, điều dưỡng, y tá? Không có
những người mặc áo trắng ấy, chúng ta sẽ ra sao?
Trời đất nào tha những hành vi như vậy?
Còn tôi, tôi vẫn tin vào lời thề Hippocrates!
ĐẶNG NGỌC HÙNG
Đời sống xã hội -
ThứBảy20-6-2020
Cái chết không báo
trước từcác loại khí độc
Nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu, thậm chí tử vong do ngộ độc
hóa chất hoặc khí thải bất ngờ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32
Powered by FlippingBook