201-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm3-9-2020
YẾN CHÂU
M
ới đây, TAND TP.HCM đã
xét xử sơ thẩm và tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Cao
Nhân (sinh năm 1993, ngụ Bến
Tre) sáu năm tù về tội cướp tài
sản. Theo cáo trạng, Nhân đã có
hành vi cướp một xe máy. Vụ án
này đặc biệt ở chỗ vật chứng là
xe máy đã bị tráo đổi và người
bị hại cũng bị thay đổi.
VKS hủy bỏ quyết định
khởi tố
Cụ thể, Cơ quan CSĐT Công an
TP.HCM cho rằng sau khi điều tra
lại, có đủ cơ sở để xác định có sự
việc tráo đổi xe máy và thay đổi
người bị hại. Đây là hậu quả của
việc khai báo gian dối, cung cấp
tài liệu sai sự thật do hai người
liên quan đến vụ án thực hiện.
Đó là Lê Thanh Tửng, người
đứng tên trên giấy chứng nhận xe
máy (được xác định là người liên
quan) và Phạm Tuấn Kiệt (người
dắt bị cáo Nhân đi coi xe, được
xác định là người bị hại).
Từ đó, ngày 12-8-2019, Cơ
quan CSĐT Công an TP.HCM
đã khởi tố vụ án khai báo gian
dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự
thật theo Điều 307 BLHS 1999,
sửa đổi, bổ sung năm 2009 (thời
điểm xảy ra sự việc còn áp dụng
BLHS 1999).
Bị cáoNguyễn CaoNhân tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: YẾNCHÂU
Nên mở rộng thêm chủ thể?
BLHS 2015 đã mở rộng chủ thể của tội khai báo gian dối lên sáu loại đối
tượng (người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người
phiên dịch, người dịch thuật và người bào chữa) nhưng vẫn chưa đủ.
Bởi vì thực tế xử lý các vụ án phát sinh nhiều chủ thể có hành vi khai
báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu đã được ngụy tạo, không đúng với sự
thật, ngoài sáu chủ thể nêu trên thực hiện. Chẳng hạn hành vi của hai đối
tượng Tửng và Kiệt trong vụ án trên được xác định là phạm tội rõ nhưng
do vướng quy định nên không thể xử lý. Hậu quả là việc điều tra, truy tố
và xét xử của các cơ quan tố tụng gặp khó khăn, làm kéo dài thời gian giải
quyết vụ án hoặc dẫn đến nhiều tình tiết sai lệch.
Do đó, nên bổ sung các thành phần khác tham gia vụ án như người
liên quan, người bị hại… là chủ thể của loại tội danh này. Thậm chí luật
nên quy định tất cả đối tượng tham gia trong vụ án nếu khai báo gian dối
hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật đều là chủ thể của tội khai báo gian dối.
Một giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM
Theo VKS, quy định của
pháp luật hình sự chưa
thể xử lý hai đối tượng
này về hành vi khai báo
gian dối nên chỉ đề nghị
công an xử phạt
hành chính.
2 người thoát tội dù
khai báo gian dối
Luật quy định có sáu chủ thể nếu khai báo gian dối hoặc cung cấp
tài liệu sai sự thật có thể bị xử hình sự nhưng trong số này không có
người liên quan và người bị hại.
Tuy nhiên, VKSND TP.HCM
cho rằng quyết định khởi tố vụ
án nêu trên của cơ quan điều tra
(CQĐT) là không có căn cứ và
trái pháp luật. Bởi hai nghi can
Lê Thanh Tửng và Phạm Tuấn
Kiệt không phải là chủ thể của
tội phạm này nên hành vi của
họ không cấu thành tội phạm.
Do đó, ngày 30-9-2019, VKSND
TP.HCM ban hành quyết định
hủy bỏ quyết định khởi tố vụ
án của CQĐT.
Tại phiên tòa sơ thẩm, đại
diện VKSND TP.HCM cho rằng
có thể vì mua bán xe không
có giấy tờ nên các đối tượng
tráo đổi vật chứng của vụ án
thì phải bị xử lý. Tuy nhiên,
quy định của pháp luật hình sự
chưa thể xử lý hai đối tượng
này về hành vi khai báo gian
dối nên VKS chỉ đề nghị công
an xử phạt hành chính.
Người liên quan,
người bị hại thoát
Pháp luật hiện hành quy định
các chủ thể nào có thể bị khởi tố
về tội khai báo gian dối hoặc cung
cấp tài liệu sai sự thật?
Luật sư Nguyễn Quốc Cường,
Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng
so với Điều 307 BLHS 1999 thì
BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đã mở rộng chủ thể của tội
phạm này từ ba lên sáu.
Cụ thể, Điều 382 BLHS 2015
quy định: Người làm chứng, người
giám định, người định giá tài sản,
người phiên dịch, người dịch thuật,
người bào chữa mà kết luận, dịch,
khai gian dối hoặc cung cấp những
tài liệu mà mình biết rõ là sai sự
thật thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải
tạo không giam giữ đến một năm
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến
một năm.
Trong khi Điều 307 BLHS 1999
chỉ quy định ba chủ thể là người
làm chứng, người giám định và
người phiên dịch trong vụ án.
Như vậy, theo quy định của cả
BLHS cũ hay BLHS hiện hành
thì việc hai đối tượng Lê Thanh
Tửng và Phạm Tuấn Kiệt trong vụ
án nêu trên đều không phải là chủ
thể của tội này. Họ được xác định
là người liên quan và người bị hại
trong vụ án cướp tài sản nên việc
VKS hủy quyết định khởi tố vụ
án khai báo gian dối là phù hợp.•
Không“xử” cánbộ, công chức tố cáo
khi đanggiải quyết tố cáo
Sắp xử vụ cụ bà 107 tuổi ở Bạc Liêu kiện
con gái
Thông tư 03/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết
về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị
trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức,
viên chức (CBCCVC).
Theo đó, từ ngày 5-9, người giải quyết tố cáo sẽ
chính thức có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo là
CBCCVC.
Bằng thông tư này, Bộ Nội vụ giải thích rõ bảo vệ
vị trí công tác của người tố cáo là CBCCVC là việc
bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị
trí việc làm của cán bộ, công chức; công việc hoặc
nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức
vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết
tố cáo.
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, thông
tư quy định người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người
tố cáo thuộc quyền quản lý.
Nếu người tố cáo không thuộc thẩm quyền quản
lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì
thẩm quyền trên thuộc về cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân được người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
yêu cầu hoặc đề nghị thực hiện biện pháp bảo vệ.
Ngoài ra, tổ chức, đơn vị làm công tác tổ chức
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện biện pháp
bảo vệ vị trí công tác có trách nhiệm chủ trì thực
hiện bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là
CBCCVC.
Biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo
là CBCCVC thực hiện theo quy định tại khoản 1
Điều 57 Luật Tố cáo.
Thông tư quy định không thực hiện việc điều
động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc
làm, phân công công việc khác đối với người tố cáo
là CBCCVC trong thời gian được bảo vệ, trừ một số
trường hợp.
Các trường hợp cụ thể là thực hiện việc định kỳ
chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Chương
V Nghị định 59/2019 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng,
chống tham nhũng; được sự đồng ý của người tố
cáo là CBCCVC; theo yêu cầu bằng văn bản của cơ
quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Đáng chú ý, thông tư nêu rõ: “Không xử lý kỷ
luật người tố cáo là CBCCVC trong thời gian được
bảo vệ, trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm
không liên quan đến lĩnh vực tố cáo”.
HOÀNG YẾN
Ngày 18-9 tới, TAND thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) sẽ xử sơ
thẩm lại vụ cụ Nguyễn Thị Tài, 107 tuổi kiện con gái út. Đây
là vụ kiện từng trải qua nhiều phiên tòa và bị cấp giám đốc
thẩm hủy án.
Theo hồ sơ, cụ Tài và chồng tạo lập được căn nhà 91,5 m
2
tại phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai. Năm 1992, chồng cụ
Tài qua đời không để lại di chúc. Năm 2006, Nhà nước cấp
chủ quyền nhà, đất này cho hộ gia đình cụ Tài.
Trong nhà có con gái út là Hàng Thị Hồng, sau một thời
gian có chồng sống xa quay về ở đến nay. Cụ Tài không hợp
tính với bà Hồng nên khởi kiện yêu cầu tòa tuyên chia 1/3
giá trị căn nhà cho bà Hồng. Cụ sẽ trả bằng tiền cho bà Hồng
ra ngoài tìm nơi ở mới, để cụ ở lại căn nhà cùng đứa con gái
thứ chín mà cụ cho là chăm sóc mình tốt nhất.
Tháng 5-2018, xử sơ thẩm lần thứ nhất, TAND thị xã Giá
Rai tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của cụ Tài nhưng sau
đó TAND tỉnh Bạc Liêu xử phúc thẩm tuyên người con thứ
chín phải nhận 1/3 giá trị căn nhà và ra đi. Cụ Tài được 1/3
giá trị căn nhà, sử dụng chung với con gái út, tức bà Hồng.
Tháng 8-2019, chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM đã
kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này theo hướng hủy cả hai
bản án để xét xử sơ thẩm lại từ đầu. Kháng nghị này sau đó
đã được Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao chấp nhận toàn
bộ.
TRẦN VŨ
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook