288-2019 - page 13

13
NGUYỄNQUYÊN
T
rường THPT Nguyễn
Du, quận 10, TP.HCM
vừa tổ chức tọa đàm
“Nghệ thuật khen thưởng
và kỷ luật học sinh” với sự
tham gia của giảng viên một
số trường đại học và các nhà
quản lý một số trường THPT
trên địa bàn TP.
Kỷ luật học trò bằng
trái tim
Nói về kỷ luật học sinh,
ThS Nguyễn Nguyệt Lệ, Phó
Hiệu trưởng Trường THPT
Minh Khai, đã chia sẻ một
câu chuyện mà bà từng xử lý.
Sự việc xảy ra vào giữa học
kỳ 2 năm ngoái. Một nữ sinh
lớp 12 đã đánh cắp điện thoại
của bạn. “Nếu lấy Thông tư
08 và Thông tư 58 ra để xử lý
sự việc thì đúng khung luôn.
Em sẽ bị hạnh kiểm yếu và
phải thành lập một hội đồng
kỷ luật. Thế nhưng em đang
học lớp 12, nếu tôi thực hiện
theo đúng nguyên tắc thì em
sẽ không được tham dự kỳ thi
THPT quốc gia” - bà Lệ nói.
Hoàn cảnh của nữ sinh này
cũng rất đáng thương. Cha
thường công tác xa nhà, em
sống với bà ngoại nên thiếu
sự dạy dỗ, quan tâm từ gia
đình. Sau khi xem xét, bà Lệ
đã phối hợp với giáo viên chủ
nhiệm tổ chức một buổi nói
chuyện thân mật có sự tham
gia của các bên liên quan.
Tại đây, nữ sinh đã nhận lỗi
về hành vi của mình.
“Kỷ luật là phải tỏ thái độ,
phải để học sinh nhận khuyết
điểm. Tuy nhiên, kỷ luật cũng
phải xuất phát từ tình thương
và sự cảm hóa. Vì thế, hôm
đó, sau buổi làm việc tôi đã
ôm em và nói: “Đây là một
bài học cho con. Cô và giáo
viên chủ nhiệm sẽ có tiếng
nói để xin hạnh kiểm cho con
với điều kiện từ tháng 3 đến
tháng 5 con phải thể hiện sự
tiến bộ, không được vi phạm
bất cứ hành vi nào. Cô tin
rằng con sẽ làm được”. Và
sự việc được giải quyết một
cách kín đáo”.
“Trong lễ tri ân trưởng
thành, các học sinh 12 sẽ tự
làm vòng đeo tay màu tím để
tặng cho các thầy cô mà mình
yêu thương. Thật bất ngờ, hôm
đó em chạy đến đeo vào tay
tôi chiếc vòng thân thương ấy.
Và sau đó, tại kỳ thi THPT
quốc gia, em đã đạt số điểm
khá cao. Dịp lễ 20-11 vừa
rồi em cũng về trường thăm
tôi” - bà Lệ nhớ lại.
Liên hệ với sự việc tại
Trường THCS Ngô Quyền,
bà Lệ cho biết việc kỷ luật
như thế do ban giám hiệu
trường quá nguyên tắc, cứng
nhắc. Các nhà quản lý trước
khi ra kết luận hãy cân nhắc
thật kỹ, thậm chí có thể bàn
bạc trong liên tịch, trong hội
đồng sư phạm, lấy ý kiến từ
những nhà tâm lý.
Trong khi đó, thầy Hoàng
Sỹ Đăng, giáo viên Trường
THPT Nguyễn Du, cho hay
giáo dục có nghĩa là làm sao
khiến điều xấu trở thành điều
tốt. Bản chất của kỷ luật là
làm sao để các em nhận ra sai
lầm của mình và không còn
tái phạm. Theo thầy Đăng,
khi khen ngợi ai đó thì việc
khen ngợi nên diễn ra ở chỗ
đông người vì nó sẽ đem lại
nhiều tác dụng tích cực. Còn
khi chê, kỷ luật một ai đó thì
nên diễn ra ở nơi ít người,
kín đáo để tránh ức chế cho
người đó.
Động lực từ lời phê
“Chúc mừng con”
Tại tọa đàm, vấn đề khen
ngợi học sinh ra sao để tạo
động lực cho các em cũng
Cô Phan ThụyMộng Thu, giáo viên Trường THCS LữGia, quận 11, tặng quà cho những học sinh
đạt kết quả cao trong học tập. Ảnh: MT
“Hôm nay, con là một ngôi sao!”
ThầyNguyễnTườngThịnh, giáo viênTrườngTHPTNguyễn
Du, cho rằng trường học nên có nhiều phong trào, nhiều
hoạt động. Bởi đó là cơ hội để học sinh thể hiện, tạo điều
kiện để giáo viên khen ngợi các em. Thầy Thịnh kể:
“Tôi từng dạy một lớp, trong đó có một em học rất yếu
môn lý nên emhaymặc cảmvề bản thân. Điểmkiểmtra của
em bao giờ cũng thấp nhất lớp. Thế nhưng vào một lần khi
nhà trường tổ chức hội thảo với đoàn học sinh nước ngoài,
em lại thể hiện rất tốt. Em tự tin trong giao tiếp tiếng Anh
khiến các bạn trong lớp đều phải trầm trồ. Khi đó tôi đến và
nói với em: “Hôm nay con là một ngôi sao”. Từ đó em thích
thú hơn với việc học”.
Họ đã nói
Đối phó người mượn thẻ BHYT của
người khác đi khám chữa bệnh
Ngày 12-12, hội nghị tổng kết năm năm thực hiện Luật
Bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2019 và xin ý kiến
dự thảo Luật BHYT sửa đổi đã được tổ chức tại Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, năm
năm kể từ ngày Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, chất lượng
khám chữa bệnh BHYT ngày càng cải thiện. Người dân
được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật hiện đại, nhiều thuốc
mới hiệu quả cao.
TS Lê Văn Khảm, Vụ trưởng Vụ BHYT, cho biết sau
năm năm dù số người tham gia BHYT có tăng nhưng tình
trạng lạm dụng dịch vụ y tế, trục lợi BHYT vẫn tiếp tục là
một thách thức. Nhiều bệnh viện áp giá thanh toán dịch vụ
kỹ thuật, thống kê tổng hợp các chi phí sai quy định, thực
hiện dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh không đúng quy
trình chuyên môn.
“Thậm chí có nơi lợi dụng chính sách thông tuyến
tổ chức các hình thức quảng cáo, khuyến mãi để thu
dung nhiều người có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh
để tăng nguồn thu cho bệnh viện. Người bệnh đi khám
chữa bệnh nhiều nơi trong một thời gian ngắn, mượn
thẻ BHYT của người khác đi khám chữa bệnh” - ông
Khảm nói.
HÀ PHƯỢNG
Đề xuất phạt tiền cha dượng đánh
con riêng của vợ
Mới đây cộng đồng mạng đăng tải thông tin em PHN (14
tuổi, học sinh trường THCS trên địa bàn phường Trung Mỹ
Tây, quận 12, TP.HCM) được cho là bị cha dượng hành hạ,
đánh đập dã man, đến nay còn thương tích đầy người.
Cộng đồng mạng còn kêu gọi mọi người chia sẻ, giúp
đỡ em N. đòi lại sự công bằng và quyền trẻ em. Đồng thời
họ mong các cấp chính quyền địa phương, hội phụ nữ, hội
bảo vệ trẻ em vào cuộc giúp đỡ em N.
Cộng đồng mạng còn đăng tải hình ảnh hai khuỷu tay
em N. có nhiều vết bầm tím do bị đánh.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
vào
sáng 12-12, bà
Nguyễn Hồng Vân (Phó Chủ tịch UBND phường Trung
Mỹ Tây, quận 12) cho biết em N. đúng là đang học ở
trường THCS trên địa bàn phường.
“Em N. sống chung với cha dượng từ nhỏ. Hiện em, mẹ
và cha dượng tạm trú ở khu phố 5 của phường. Mẹ em ở
nhà trông con nhỏ, cha dượng làm ở bến xe” - bà Vân nói. 
Theo bà Vân, sau khi thông tin liên quan em N. và cha
dượng đăng tải trên cộng đồng mạng, UBND và Công an
phường Trung Mỹ Tây mời cả hai lên làm việc. Bước đầu
ghi nhận ngày 29-11, cha dượng nhậu xỉn về gây gổ và
đánh mẹ N. Thương mẹ, N. đứng ra bệnh vực và xô xát
với cha dượng. N. bị cha dượng dùng cây lau nhà bằng
nhôm đánh vào tay, chân.
“Công an phường Trung Mỹ Tây đã lập biên bản hành
vi sai phạm của cha dượng em N. Công an phường cũng
đang đề xuất Công an quận 12 xử phạt cha dượng em N.
với số tiền 750.000 đồng về hành vi đánh nhau, đồng thời
yêu cầu làm cam kết không tái phạm” - bà Vân nói thêm.
TRẦN NGỌC
Phải thổi hơi thở
của thời đại vào
Thông tư 08
Chúngtaphảithổihơithởcủa
thời đại vào Thông tư 08. Việc
cảnh cáo trước toàn trường và
đuổi học một năm không còn
phù hợp. Vì khi đuổi học, ai sẽ
là người quản lý trực tiếp, dạy
dỗ em, khi em quay về trường
thì tri thức, kiến thức đã thay
đổi hằng ngày, hằng giờ sao
em bắt kịp.
ThS
NGUYỄN NGUYỆT LỆ,
Phó Hiệu trưởng
Trường THPT Minh Khai
Đời sống xã hội -
ThứSáu13-12-2019
Phạt kín đáo, khen công khai
học sinh
Cần nhiều tình thương để cô giáo có hình thức kỷ luật đặc biệt khiếnmột nữ sinh đánh cắp điện thoại
tuyệt đối không tái phạm, học tốt và yêu quý người đã kỷ luật mình.
được nhiều nhà giáo quan
tâm. Thầy Nguyễn Tường
Thịnh, giáo viên Trường
THPT Nguyễn Du, đã kể lại
một sự việc.
Sáu năm trước, thầy được
phân công chủ nhiệmmột lớp.
Trong lớp có một em học rất
chăm chỉ nhưng bài kiểm tra
15 phút chỉ đạt 5 điểm trong
khi nhiều bạn điểm cao hơn.
Biết embuồn, tôi lại gần động
viên: “Thầy thấy con học hành
siêng năng. Thầy mong con
hãy tiếp tục hành trình đó và
thầy tin rằng điểm kiểm tra
những lần khác của con sẽ
cao hơn”.
Sau đó hai tuần, lớp kiểm
tra một tiết. Lần này lớp chỉ
có bốn em đạt điểm 10 trong
đó có em. Trong bài kiểm tra,
thầy có ghi lời phê: “Chúc
mừng con, con đã làm được”.
“Cuối học kỳ, khi tôi cho
học trò viết một bức thư phản
hồi về công tác giảng dạy, tôi
đã nhận được bức thư của
em. Trong thư em viết, khi
nhận được lời phê với dòng
chữ “Con đã làm được” của
thầy, em như được tiếp thêm
động lực. Em học hành chăm
chỉ hơn. Và thực tế những bài
kiểm tra sau đó emđều không
có điểm nào dưới 8”.
Qua sự việc, thầy Thịnh
nêu quan điểm khen ngợi học
sinh nhiều khi chỉ là những lời
động viên kịp thời cũng tạo
nên động lực lớn cho các em.•
Các nhà quản lý
trước khi ra kết luận
hãy cân nhắc thật kỹ,
thậm chí có thể bàn
bạc trong liên tịch,
trong hội đồng sư
phạm, lấy ý kiến từ
những nhà tâm lý.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook