288-2019 - page 14

14
Một đại hội thoát cảnh “âm thịnh,
dương suy”
Nhiều kỳ SEAGames trước, cảnh “âm thịnh, dương suy” luôn làmnhững nhà thể thao đau đáu bởi
sựmất cân đối trong những buổi tổng kết. SEAGames 30 thì mọi thứ đã khác.
MINHQUANG
X
ứng đáng dẫn đầu trong
số “hot boy” làm nên
hình ảnh “âm thịnh,
dương… tăng” không ai khác
là kình ngư 19 tuổi Nguyễn
Huy Hoàng.
“Hot boy” tuổi 19
với hai kỷ lục SEA
Games và hai lần
vượt chuẩn Olympic
Không chỉ giành được 2
HCV, phá hai kỷ lục SEA
Games các cự ly 400 m và
1.500m tự do, kình ngư người
Tuyên Hóa - Quảng Bình còn
tạo nên kỳ tích chưaVĐVViệt
Nam nào đạt được - vượt hai
chuẩn A Olympic. Như thế,
Huy Hoàng sẽ chính thức
ganh đua với các anh tài
bơi lội thế giới tại Olympic
Tokyo 2020.
Là người “mở hàng” may
mắn cho bơi lội Việt Nam,
Huy Hoàng lần đầu tiên giúp
bơi lội Việt Nam điền tên
vào cự ly 400 m tự do. Chỉ
một ngày sau, VĐV 19 tuổi
tiếp tục phá sâu kỷ lục SEA
Games, thiết lập nên cột mốc
mới 14’58”14. Thành tích giúp
anh trở thành kình ngư Đông
Nam Á đầu tiên chinh phục
quãng đường 1.500 m tự do
nam dưới 15 phút. Thông số
vượt chuẩnAbơi lội Olympic
15’00”99, cự ly 1.500m tự do
nam đưa Nguyễn Huy Hoàng
“bơi” thẳng đến Tokyo mùa
hè năm sau.
Tại đấu trường châu Á,
Huy Hoàng còn khoảng
cách không xa so với đối
thủ lớn người Trung Quốc
Sun Yang, VĐV được mệnh
danh là “siêu kình ngư”. Ở
Asiad 2018, Huy Hoàng
xuất sắc đoạt HCĐ 800 m
tự do, HCB 1.500 m tự do.
Tuy nhiên, để Huy Hoàng
có thể bơi ra khỏi khu vực,
vươn tầm châu lục, bơi lội
Việt Nam cần tránh đầu tư
thiếu hiệu quả như trường
hợp Ánh Viên hai năm qua.
Những cái tên gây ấn
tượng và tiếp tục hứa
hẹn ở SEA Games 31
tại Việt Nam
Cùng san sẻ trọng trách
“nam thịnh” giành HCV với
đàn anh Huy Hoàng, tài năng
16 tuổi Trần Nguyên Hưng
được xem là phát hiện cực
kỳ ấn tượng của bơi lội Việt
Nam năm nay, đồng thời hứa
hẹn rất sáng ở SEA Games
31 - 2021 tại Việt Nam.
Sau màn dạo đầu về đích,
bất ngờ đoạt chức vô địch cự
ly 200 m hỗn hợp nam, kình
ngư người Cần Thơ tiếp tục
bùng nổ ở cự ly 400 m hỗn
hợp nam, nội dung mà trước
đó chiếc HCV đang thuộc sở
hữu của Nguyễn Hữu Kim
Sơn. Không chỉ đoạt chiếc
HCVcá nhân thứ hai, Nguyên
Hưng còn xô đổ luôn kỷ lục
của KimSơn, thiết lập nên cột
mốc mới 4’20”65 cho cự ly
400 m hỗn hợp nam tại đấu
trường Đông Nam Á.
Mặc dù lần đầu tiên được
tham dự đại hội nhưng Trần
Nguyên Hưng (từng đoạt 20
HCV giải bơi Các nhóm tuổi
Đông Nam Á) cùng với đàn
chị ÁnhViên giúp bơi lội Việt
Nam thống trị các cự ly hỗn
hợp cá nhân nam, nữ.
Ngoài bốn chiếc HCV kể
trên, nam kình ngư Trần Tấn
Triệu còn góp công vào chiếc
HCV thứ năm môn bơi - vô
địch cự ly 10 km bơi đường
dài, cùng san sẻ trọng trách
“gánh vàng” của nữ VĐV
xuất sắc nhất SEAGames 30
Nguyễn Thị Ánh Viên (giành
tổng cộng 6 HCV).
Ởmôn điền kinh, “hot boy”
19 tuổi TrầnNhật Hoàng cũng
trở thành gương mặt mới đầy
triển vọng của đường chạy 400
m nam, bên cạnh các đồng
đội Trần Đình Sơn, Lương
Văn Thao, đàn anh Dương
Văn Thái (2 HCV cự ly 800
m và 1.500 m nam).
Sau khi vượt qua vạch đích
cự ly chạy 400 m nam đánh
bại Sunthonthuam Phitchaya
(Thái Lan) và kiệt sức sau
thành tích 46”56, Nhật Hoàng
òa khóc nức nở như một đứa
trẻ. Trong nước mắt, VĐV
người Khánh Hòa nói rằng
ngay sau khoảnh khắc chinh
phục chiếc HCV cá nhân,
người đầu tiên anh nghĩ đến
là mẹ: “Tôi chỉ muốn chứng
minh với mẹ rằng tôi đã làm
được”.
HLV của Hoàng chia sẻ
Hoàng ở với mẹ từ năm 11
tuổi sau khi cha mẹ chia tay
nên tình cảm anh đều dành
hết cho mẹ. Cần biết rằng
Trần Nhật Hoàng chưa phải
là tuyển thủ điền kinh quốc
gia nhưng được đặc cách dự
SEAGames 30 với biên chế
đội tuyển trẻ.
Trước đó, ở ngày khởi
tranh môn điền kinh, Nhật
Hoàng cùng với Đình Sơn,
QuáchThị Lan vàNguyễnThị
Hằng giải cơn “khát vàng” ở
nội dung “lạ” 4 x 400 m tiếp
sức nam-nữ phối hợp, lần đầu
tiên được đưa vào tranh tài
ở SEAGames. Đến ngày thi
đấu cuối, Nhật Hoàng cũng
là VĐV “chốt sổ vàng” cho
điền kinh Việt Nam sau khi
cùng Đình Sơn, Quách Công
Lịch và Lương Văn Thao hạ
bệ đội đua Thái Lan, giành
chức vô địch 4 x 400 m tiếp
sức đồng đội nam.•
Con số 115 và tấm lòng của
kình ngư Huy Hoàng
Trên trang Facebook cá nhân, kình ngư Nguyễn Huy
Hoàng cho biết anh sẽ bán đấu giá chiếc HCB bơi đường
dài làm từ thiện.
HuyHoàngviết:“Mái ấmkhuyết tậtHướngPhươngởQuảng
Bình,nơicácsoeurđangnuôidưỡng115bé(hầuhêtbịkhuyêttât,
bạinão,khiêmthị,khiêmthínhvamồcôi).Hiệnt imáiấmđang
thiếuthốnnhiềuvàrấtc nsựchungtaygiúpđỡcủamọingười.
Là người con của Quảng Bình, em thật sự muốn làm một
điều gì đó thật ý nghĩa để ph n nào giúp chomái ấmcó thêm
kinh ph lo cho các bé”.
Với thành t ch 1 giờ 55 phút giúp anh đo t chiếc HCB bơi
đường dài 10 km, Huy Hoàng sẽ tr ch 1.150.000 đ ng tiền
thưởngcánhân, đ ng thời kêugọi cộngđ ngcùngchung tay
san sẻ tình thương gửi đếnmái ấmHướng Phương. 115 cũng
là số trẻemđangđược các soeur nuôi dưỡng, chămsóc t iMái
ấmHướng Phương.
MQ
Thể thao -
ThứSáu 13-12-2019
Sau“mưa” vàng là“bão” tiền thưởng
Chưa bao giờ bóng đá nữ Việt Namnhận được cơn “bão tiền
thưởng” lớn như lần này. Ảnh: NGỌCDUNG
Kết thúc SEA Games 30, các đoàn trở về quê nhà
với những báo công khác nhau. Với những quốc gia có
thứ hạng cao cùng những “cơn mưa vàng” như chủ nhà
Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…
nay phải bắt đầu huy động ngân sách để thực hiện những
“cơn mưa” tiền thưởng.
Với chủ nhà, thành tích 149 HCV, 117 HCB, 105 HCĐ
là một khoản không hề nhỏ với ngân sách nhà nước
Philippines. Ngoài những khoản thưởng từ các doanh
nghiệp, mức khung thưởng từ ngân sách nhà nước được
báo chí Philippines khẳng định là rất đậm. Thậm chí là đã
phải điều chỉnh để “phù hợp” với cơn mưa huy chương.
Như lúc đầu Philippines công bố áp xuống mức thưởng
300.000 peso/HCV (kể cả mỗi HCV đồng đội), 150.000
peso/HCB, 60.000 peso/HCĐ.
Với mức thưởng trên, nhà nước Philippines tốn một
khoản lớn. Cuối cùng, sáng 12-12, bộ phận chịu trách
nhiệm về những khoản thưởng cho SEA Games của
Philippines đã điều chỉnh mức thưởng mỗi HCV còn
250.000 peso, HCB 120.000 peso và HCĐ vẫn giữ 60.000
peso…
Với đoàn Indonesia thì chuẩn chi hơn trong số 40 triệu
USD để thưởng cho đoàn VĐV nước mình đạt thành tích
với 72 HCV, 84 HCB và 111 HCĐ.
Đoàn Thái Lan xếp thứ ba toàn đoàn với 92 HCV, 103
HCB và 105 HCĐ, nhà nước Thái Lan đã mở ngân sách chi
226 triệu baht thưởng cho tất cả huy chương có được.
Báo chí Thái Lan thì cho rằng nhiều VĐV đất nước mình
đổi đời nhờ tiền thưởng khủng từ chính phủ Thái Lan vốn
rất ưu ái cho ngành thể thao.
Trong khi đó, đoàn Malaysia xếp thứ năm toàn đoàn với
55 HCV, 58 HCB và 71 HCĐ, nhà nước Malaysia cũng phải
chi gần 50 triệu USD để thưởng các VĐV đạt thành tích.
Với đoàn thể thao Việt Nam, ban đầu đặt chỉ tiêu là
65 HCV thì kết thúc SEA Games con số đạt được là 98
HCV, 85 HCB và 105 HCV, vượt rất cao chỉ tiêu và đó là
tín hiệu mừng cho thể thao Việt Nam và cho cả các VĐV
đang chờ đợi mức thưởng cho mùa vàng. Bên cạnh đó, với
môn thể thao vua mà cả đội bóng đá nam lẫn nữ đều đoạt
thành tích cao nhất thì ngoài mức thưởng từ Nhà nước
như bao VĐV đoàn thể thao Việt Nam, họ còn được rất
nhiều khoản thưởng từ các doanh nghiệp, các tập đoàn tạo
thành “bão tiền thưởng” trong những ngày qua.
DUY ÂN
Nguyễn Huy Hoàng
đã trở thành kình
ngư Đông Nam Á
đầu tiên chinh phục
quãng đường 1.500
m tự do nam dưới
15 phút.
Huy Hoàng với gươngmặt điển trai tỏa sáng tại SEAGames 30 và hứa hẹn ở những giải đấu lớn hơn.
Ảnh nhỏ:
TrầnNhật Hoàng chiến thắng ởmức đến trước hai VĐV Thái Lan và Philippines.
Ảnh: MINHQUANG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook