298-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
Thứ Tư25-12-2019
ĐẶNG LÊ
S
au khi đăng bài
“Vay 50 triệu
nhưng phải trả hơn 20 tỉ”
được
đăng tải vào ngày 23-12, báo
Pháp Luật TP.HCM
lại tiếp nhận
thêm nhiều trường hợp kêu cứu
của các nạn nhân trong những vụ
đi vay tiền bị chủ nợ khủng bố,
gây áp lực để đòi nợ.
Trốn về quê cũng
không thoát
Anh NLCH (phường Bình Trị
Đông, quận Bình Tân, TP.HCM)
cho biết cuối năm 2017, do cần
vốn kinh doanh nên vợ chồng anh
đã vay của một người tên NPP 400
triệu đồng. Trong hợp đồng ghi lãi
suất do các bên thỏa thuận, còn thời
hạn được quy định cho tới khi một
trong hai bên có nhu cầu thanh lý
hợp đồng và vay với hình thức chỉ
trả lãi hằng tháng.
“Hằng tháng tôi phải trả số tiền lãi
là 66 triệu đồng, nếu trả thiếu thì số
tiền đó được cộng gốc để tính. Cứ
sau một thời gian thì bên bà NPP
lại ký thêm một phụ lục hợp đồng
với nội dung chính là xác định lại
số nợ gốc vay sau những lần cộng
tiền lãi chậm trả trước đó.
Tháng 6 vừa rồi, tôi bị nhómngười
được cho là của bà P. đánh, bắt ép
và ký vào phụ lục hợp đồng vay tiền
với số tiền lên tới hơn 1,9 tỉ đồng,
lãi suất là 3%/tháng” - anh H. nói.
Cạnh đó, cơ sở sản xuất giày dép
của anh H. trên đườngMã Lò, quận
Bình Tân cũng liên tục bị các đối
tượng lạ mặt ném đá vào ban đêm...
Cơ sở làm ăn thì bị đe dọa phải
đóng cửa, trong khi số nợ đã lên tới
tiền tỉ và liên tục bị các đối tượng
hăm dọa nên vợ chồng anh H. đã
phải cùng con nhỏ dọn về quê ở
Ninh Thuận. Tuy nhiên, về quê gia
đình anh H. cũng bị các đối tượng
đòi nợ tìm về đến tận nơi.
Sau khi cơ sở sản xuất của mình
bị tấn công và các thành viên trong
gia đình bị đe dọa, anh H. đã trình
báo tới công an phường. Tuy nhiên,
anh H. cho biết sau đó công an
phường hướng dẫn anh nộp đơn
lên trên Công an quận Bình Tân.
Công an quận sau khi đọc nội
dung đơn đã hướng dẫn anh về công
an phường để được xử lý. Mới đây
anh H. đã phải gửi đơn tới Công
an TP.HCM để trình báo.
Từ vay 350 triệu đến
hợp đồng công chứng
vay 2,7 tỉ
Hốt hoảng phản ánh đến chúng tôi,
chị Nguyễn Thị Thu Hồng (phường
25, quận BìnhThạnh, TP.HCM) cho
biết chị đang bế tắc vì vướng vào
khoản nợ mà đến ngay cả chị cũng
không hiểu cách tính như thế nào.
Cụ thể, chị Hồng cho biết chị vay
tiền của anh CTKQ hai lần với tổng
số tiền là 350 triệu đồng bằng hình
thức chỉ trả lãi cho một chu k vay.
Lần đầu, ngày 6-6-2017 chị vay 50
triệu đồng; lần hai, ngày 26-7-2017
Sau khi đăng tải bài viết
“Vay 50 triệu nhưng phải trả
hơn 20 tỉ”
, chúng tôi nhận được rất nhiều bình luận của
bạn đọc gửi về
.
Đa phần các ý kiến đều bất bình với
kiểu cho vay lãi suất cao và kêu gọi người đi vay cần
tỉnh táo để không bị rơi vào con đường không lối thoát.
Tại mọi người không biết, khi cho vay, ban đầu bọn
chúng rất nhẹ nhàng, ân cần, để conmồi sa lầy rồi thì tụi
nó đòi xử. Người lâm vào cảnh này đa phần đều bị thủ
đoạn của tụi nó đánh lừa -
Tiến Đoàn
Khi đã vay củabọn chúng, người vay không tránhđược
nhiều thủ đoạn nham hiểm của chủ nợ nhằm đẩy con nợ
luônmang thêmnợ, trả lãi cắt cổ để nuôi chúng... -
Lê Na
Ngân hàng Chính sách xã hội nên chú ý đến việc này
và mở rộng đối tượng cho vay. Chính quyền cũng giúp
đỡ xác minh các hộ nghèo, tạo điều kiện để họ vay vốn
làm ăn chính đáng
-
Lê Duy Thuấn
Vay 350 triệu phải đi công chứng
nhận nợ hơn 2,7 tỉ
chị vay 300 triệu đồng.
Với giấymượn tiền 50 triệu đồng,
nếu chậm trả một ngày chị sẽ bị
phạt 5 triệu đồng. Với giấy mượn
tiền 300 triệu đồng, nếu chậm trả
chị sẽ bị phạt 30 triệu đồng/ngày
hoặc phạt 60 triệu đồng/ngày tùy
vào thời gian chậm trả. Do đó, từ
khoản vay 350 triệu đồng trong
vòng khoảng hơn ba tháng, số tiền
chị Hồng bị phạt lên tới 2,4 tỉ đồng,
cộng với tiền gốc là 350 triệu đồng
nữa thì tổng số tiền chị phải trả là
hơn 2,7 tỉ đồng.
“Với số nợ trên, anh Q. ép tôi
phải ra văn phòng công chứng để
công chứng hợp đồng vay 2,7 tỉ
đồng. Ai rơi vào trong trường hợp
của tôi cũng không chấp nhận số
tiền phạt phi lý như vậy. Thế nhưng
trước khi ra công chứng hợp đồng
vay 2,7 tỉ đồng, tôi đã phải chịu áp
lực khủng khiếp từ phía Q. Do bị
uy hiếp tính mạng, con tôi lúc đó
mới hai tuổi nên tôi đành phải đi
công chứng xác nhận số nợ 2,7 tỉ
đồng” - chị Hồng nói.
“Tôi đã gửi đơn kêu cứu đi khắp
các cấp công an, từ công an phường
tới công an quận và Công an TP.
Sau đó, hồ sơ được Công an quận
Bình Thạnh thụ lý và mời những
người liên quan lên làm việc. Hiện
tại tôi vẫn còn bị gây áp lực” - chị
Hồng cho biết.
Mới đây nhất, ngày 20-12, chị
Hồng bị các đối tượng lạ mặt đến
tạt sơn vào nhà. Theo như thông tin
chị Hồng cung cấp thì sự việc đã
được công an quận xuống ghi nhận.•
Chị Hồng đang trình bày vụ việc và nhà chị Nguyễn Thị ThuHồng
(ảnh nhỏ)
bị tạt sơn ngày 20-12. Ảnh: ĐẶNG LÊ
Mới đây nhất, ngày
20-12, chị Hồng bị các
đối tượng lạ mặt đến
tạt sơn vào nhà.
Vay 350 triệu đồng, nếu chậm trả người vay phải chịu số tiền phạt có khi lên tới 60 triệu đồng/ngày,
sau đó đã phải đi công chứng nhận nợ số tiền hơn 2,7 tỉ
đồng.
Chính người đi vay phải tỉnh táo để cứu mình
Tôi làm trong bộ phận truyền thông ở
một công ty. Tôi được biết mới đây tòa
án đưa ra xét xử hai cựu bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn
Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Vừa rồi có nhiều nhà báo
đến liên hệ với chúng tôi công tác và trình thẻ có chữ ký
của một trong hai cựu bộ trưởng TT&TT nói trên.
Cho tôi hỏi những thẻ do cựu bộ trưởng đang bị tòa xét
xử còn giá trị pháp lý nữa không?
Bạn đọc
thuhang…@gmail.com
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư TP.HCM,
 trả lời:
Thẻ nhà báo được cấp cho những người đáp ứng các điều
kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo theo Điều 27
Luật Báo chí.
Luật cũng quy định k hạn cấp thẻ nhà báo là năm năm.
Thời hạn sử dụng thẻ nhà báo được ghi trên thẻ. Trong
trường hợp đặc biệt, việc gia hạn thời hạn sử dụng thẻ nhà
báo do bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định. Bộ TT&TT là
cơ quan cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo.
Bộ TT&TT trực tiếp trao thẻ cho đại diện cơ quan báo
chí ở trung ương và chuyển thẻ nhà báo đến Sở TT&TT
để trao cho cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Các cơ quan báo chí tổ chức trao thẻ nhà báo
cho những người được cấp thẻ, đồng thời phổ biến các
quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, các quy định
về sử dụng thẻ nhà báo, quy định về đạo đức nghề nghiệp
báo chí để nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của người
được cấp thẻ nhà báo.
Như vậy, thẩm quyền cấp thẻ nhà báo đã được pháp luật
quy định là Bộ TT&TT, trong đó bộ trưởng là người đứng
đầu thì có trách nhiệm ký.
Việc ký thẻ nhà báo là ký với tư cách bộ trưởng, tức
người đứng đầu Bộ TT&TT. Người được pháp luật quy
định về thẩm quyền chứ không phải cá nhân người đó
và bộ trưởng có thể là những cá nhân khác nhau được bổ
nhiệm theo luật định.
Do vậy, thẻ nhà báo vẫn còn hiệu lực nếu còn trong thời
hạn cấp thẻ mà không phụ thuộc vào người ký thẻ nhà báo
còn hay không còn giữ chức vụ bộ trưởng Bộ TT&TT. Các
thẻ nhà báo mà các nhà báo đang dùng có chữ ký của một
trong hai cựu bộ trưởng đều đang có hiệu lực.
VÕ HÀ
ghi
Thẻ nhà báo do hai cựu bộ trưởng ký có còn hiệu lực?
Thẻ nhà báo domột trong hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son hoặc TrươngMinh Tuấn ký vẫn còn hiệu lực nếu còn trong thời hạn cấp thẻ.
Cần tuyển
luật sư hợp tác làmviệc tại: D17/43ĐườngĐinh
Đức Thiện, ấp 4, Bình Chánh, TP. HCM.
Liên hệ SĐT:
033.22.11.899
để được tư vấn.
BỐ CÁO THÀNH LẬP
Tên: CÔNG TY LUẬT TNHH THẢOVƯƠNG
GĐKHĐ:
41.02.3231/TP/ĐKHĐ, cấp ngày 28/11/2019.
Trụsở:
Tầng1,B156/2NguyễnThầnHiến,p.18,q.4,TP.HCM.
ĐT:
0907.156.979.
Người đại diện theo pháp luật:
LS. VƯƠNG NGỌC NHƯ THẢO
Lĩnh vực đăng ký hoạt động:
Tư vấn pháp luật;Thamgia tố tụng theo quy
địnhcủaphápluật;Đạidiệnngoàitốtụngđểthựchiệncáccôngviệccóliênquan
đếnpháp luật ;Thựchiệncácdịchvụpháp lýkháctheoquyđịnhcủapháp luật.
Quảng cáo
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook